+1

DevOps: Breaking the Development-Operations barrier

DevOps là gì

DevOps (kết hợp của cụm từ tiếng Anh "software DEVelopment" và "information technology OPerationS") là một tập hợp các thủ tục tự động hóa quy trình giữa phát triển phần mềm và đội ngũ IT, để có thể build, test và release sản phẩm nhanh và đảm bảo chất lượng. DevOps ra đời nhằm xây dựng một văn hóa hợp tác giữa các nhóm, khả năng giải quyết các vấn đề quan trọng nhanh hơn và quản lý tốt hơn các vấn đề phát sinh ngoài kế hoạch. Về bản chất, DevOps là một nét văn hóa doanh nghiệp. Đó là một sự kết nối chặt chẽ giữa phát triển (Dev) và vận hành (Ops), kéo 2 giai đoạn này lại gần nhau hơn. Giúp tối ưu hóa chu trình phát triển phần mềm, giao tiếp nhanh, bàn giao liên tục, tự động hóa và đạt hiệu quả cao, giúp các nhóm phát triển và hoạt động nhóm hiệu quả hơn, mang lại giá trị cao hơn cho doanh nghiệp và khách hàng.

Khi nói về lợi thế mà DevOps mang lại, Hamesh Chawla, một kỹ sư ở Zephyr cho biết: "DevOps đã giúp chúng tôi release rất thường xuyên, giúp chúng tôi có lợi thế về thời gian đưa ra thị trường. Bây giờ chúng tôi có thể thực hiện bàn giao sản phẩm hàng ngày thay vì 6 tháng và sửa lỗi cho khách hàng trong một vài giờ".

Đặc điểm của DevOps

  • Hợp tác và tin cậy

Văn hóa là yếu tố thành công hàng đầu trong mô hình DevOps. DevOps tạo nên một nét văn hóa sẻ chia trách nhiệm, rõ ràng và phản hồi nhanh hơn, đó là cơ sở tạo nên hiệu suất cao trong công việc cho mỗi team DevOps.

  • Release nhanh và làm việc thông minh

Tốc độ là tất cả, với mô hình DevOps việc bàn giao sản phẩm được tính theo giờ, theo phút do đó Tốc độ là đặc trưng của mô hình này, để có được tốc độ thì đi cùng với đó cần làm việc một cách thông minh và khả năng teamwork cao giữa các bộ phận liên quan, việc sử dụng các tool tự động, các quy trình xử lý tự động là điều kiện cần trong mọi dự án làm việc với mô hình này, DevOps không có chỗ cho Manual test, Automation Test là bắt buộc trong mô hình này.

  • Giải quyết nhanh

Việc feedback qua lại giữa các member trong team càng nhanh thì team hoạt động sẽ càng tốc độ, với tính chất giao tiếp cởi mở và liên kết liền mạch giữa Dev và Ops cho phép các nhóm DevOps giảm thiểu thời gian chết và giải quyết các vấn đề nhanh hơn bao giờ hết. Khi có vấn đề nghiêm trọng xảy ra mà không được giải quyết nhanh chóng, khách hàng sẽ đánh giá thấp chất lượng dự án, nếu không có được sự giao tiếp cởi mở giữa các bộ phận ngay từ đầu, sẽ dẫn tới căng thẳng và thất vọng giữa các đội, DevOps khắc phục vấn đề này do đó việc khắc phục sự cố và release sản phẩm sẽ nhanh hơn.

  • Quản lý tốt hơn các vấn đề phát sinh ngoài ý muốn

Các vấn đề phát sinh ngoài plan của dự án là một thực tế mà mọi dự án phải đối mặt và khi xảy ra sẽ ảnh hưởng tới tiến độ, năng suất của dự án, trong mô hình hoạt động DevOps, với quy trình được thiết lập và độ ưu tiên rõ ràng, cùng với tầm nhìn và sự chủ động, các nhóm Dev và Ops có thể quản lý tốt hơn các vấn đề phát sinh cùng vời đó vẫn tiếp tục tập trung vào công việc chính ban đầu theo đúng kế hoạch, các nhóm có khả năng dự đoán tốt hơn và chia sẻ các vấn đề phát sinh với nhau.

Xu hướng trong tương lai

Trong 5 năm gần đây DevOps ngày càng nhận được sự quan tâm từ các tổ chức, doanh nghiệp và Google dự đoán rằng DevOps sẽ tiếp tục là xu hướng trong 5 năm tiếp theo.

Từ xu hướng của DevOps có thể nhận thấy xu hướng Automation Test theo đó cũng chắc chắn là xu hướng Test trong tương lai để có thể để đảm bảo được chất lượng với thời gian bàn giao sản phẩm chỉ tính theo giờ từ các dự án triển khai DevOps, các Tester tương lai nếu muốn tham gia vào DevOps chắc chắn cần trang bị những kĩ năng và kiến thức về Automation Test là điều không thể thiếu. Một môi trường làm việc và một quy trình nhanh, gọn, chất lượng đang mở ra đầy thách thức và cũng đầy tiềm năng trong tương lai.

Tài liệu tham khảo:

https://www.atlassian.com/devops


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí