0

Chỉ tiêu chất lượng của một Tester: 22 sức mạnh cốt lõi để trở thành một Good Tester - P2

Ở phần 1, tôi đã giới thiệu với các bạn 10 sức mạnh cốt lõi để trở thành một good Tester. Ở phần này, tôi sẽ tiếp tục giới thiệu với các bạn 12 sức mạnh cốt lõi tiếp theo:

11. Khả năng giao tiếp tuyệt vời:

Truyền đạt những thông tin cần thiết một cách hiệu quả là phẩm chất thiết yếu cơ bản của một Tester.

Tester thường được yêu cầu làm việc với những bên liên quan khác nhau trên toàn cầu ở những giai đoạn khác nhau của SDLC. Vì vậy, điều cần thiết là diễn tả chính xác các thông tin một cách rõ ràng và không có bất kỳ sự nhầm lẫn nào.

Chúng ta thấy rằng khi một defect đến từ cuộc sống và quay lại tấn công đội QA, tất cả mọi người bắt đầu đổ lỗi cho đội QA: "Tại sao defect đơn giản như vậy lại không tìm thấy khi test?". Thông thường, lỗi tương tự đã được báo trước đó, nhưng nhóm không đủ ưu tiên để fix nó một cách nghiêm túc.

Vậy vấn đề là của ai? QA lỗi trong việc phê bình hoặc diễn giải, và dự đoán ảnh hưởng của defect đến các bên? và không hiệu quả trong việc truyền đạt mức độ nghiêm trọng của vấn đề và thuyết phục nhóm?

Vì vậy, cùng với giao tiếp, khả năng diễn đạt và thuyết phục team đồng ý với quan điểm của mình là kỹ năng cực kỳ quan trọng với tester.

Khi tôi nói Tester cần giao tiếp tốt, anh ấy/cô ấy không nhất thiết phải là người Anh, nhưng anh ấy/cô ấy ít nhất cần phải có khả năng diễn giải và truyền đạt rõ ràng những gì anh ấy/cô ấy cảm thấy, bằng lời nói hoặc bằng văn bản.

Nếu một người không thể làm rõ ràng nội dung một cách dễ hiểu, thì toàn bộ mục đích của testing hoặc xác định những lỗi nghiêm trọng và sau đó truyền đạt lại rằng nó là nghiêm trọng sẽ bị thất bại.

Giao tiếp có thể đơn giản là giải thích các defect, viết các step xảy ra nó và giải thích cho team về vùng ảnh hưởng mà nhóm test đang bị mắc kẹt không thể tiến hành. Cùng một thời điểm, người Tester cần phải nhận thức được rằng giao tiếp kém và không hiệu quả sẽ dẫn đến rất nhiều nhầm lẫn và chất lượng kém.

Thông thường, Deveoper không thích trưng bày những lỗi nghiêm trọng trong code, vì vậy vấn đề ở đây là khả năng truyền đạt và thuyết phục dev của Tester rằng: vẫn có một bug trong code của bạn. Trong khi truyền đạt những defect cho đội phát triển, không nên thể hiện khiến dev cảm thấy rằng: "Tôi đã tìm thấy một defect trong công việc của bạn hoặc bạn đã làm sai", nó sẽ dẫn đến vấn đề bản ngã trong team. Vì vậy yêu cầu phải giao tiếp tốt.

Do đó, truyền đạt bất kỳ tiêu cực một cách khách quan để không cá nhân nào cảm thấy khó chịu là khá quan trọng. Tester phải luôn quan tâm đến dự án khi truyền đạt bất cứ vấn đề gì mà không làm nổi bật sai lầm của một cá nhân.

Trong trường hợp này, chúng ta có thể mở rộng thêm một chút định nghĩa về kỹ năng giao tiếp cho tester như kỹ năng viết, nơi tester định nghĩa rõ ràng mọi thứ, như Readme, User guide, test summary report, ....

12. Thể hiện suy nghĩ/quan điểm:

Nói chuyện trong nhóm và làm cho người khác lắng nghe bạn nói là một đặc tính quan trọng khác của Tester.

Đó có thể là một buổi review meeting hoặc thuyết trình kỹ thuật, hoặc đơn gản chỉ là buổi tụ họp để trình bày quyết định cho Tester, để gọi họ làm việc cuối tuần hoặc trình bày schedule của dự án.

Trong các cuộc họp đó, Tester có thể đứng lên, trình bày những quan điểm của mình một cách rõ ràng, khiến cho người khác lắng nghe họ nói, từ đó đảm bảo được rằng họ thực sự hiểu những gì cần được test, những gì là thách thức, hậu quả là gì nếu không được test kỹ, và sẽ có thể ảnh hưởng nếu đảo lộn các quyết định.

13. Làm việc chăm chỉ

Để trở thành Tester, thực sự cần phải "làm việc chăm chỉ".

Sẽ mất nhiều thời gian và effort để hiểu sâu về dự án. Rất khó để trở thành một good tester trừ khi bạn làm việc một cách chăm chỉ.

14. Kỹ năng giải quyết vấn đề xuất sắc:

Tester không phải chỉ cần xác định các defect, còn tất cả các vấn đề khác sẽ ném cho đội Developer. Mà là khá quan trọng khi Tester giúp team giải quyết vấn đề, hoặc ít nhất là đề xuất các giải pháp cho các vấn đề đó.

Khi một QA có kỹ năng giải quyết vấn đề, các bên liên quan và mọi người khác trong team sẽ muốn tìm kiếm họ với tầm quan trọng, và sẽ liên hệ với họ để lấy đề xuất của họ trong trường hợp có bất kỳ vấn đề hoặc issue nào.

Vì vậy, nếu một QA bắt đầu phân tích những vấn đề và làm việc với team để giải quyết những vấn đề đó, thì vai trò QA trong dự án sẽ trở nên quan trọng và cũng thú vị hơn.

15. Học tập liên tục

Một QA cần là một "người học liên tục" và nên tự cập nhật bằng cách học liên tục các công nghệ mới và diễn biến trên toàn cầu, cái mà sẽ giúp họ thực hiện vai trò Tester tốt hơn và nổi bật trong team.

Bất kể đi con đường nào, vẫn nên tập trung vào việc học.

Hãy học test chức năng, phi chức năng, tự động, học một ngôn ngữ code, machine learning, test tự động dựa trên AI, micro-service testing, ... và học bất kỳ cái gì theo cách của Tester.

Việc học tập giúp họ sáng tạo hơn, đổi mới hơn, và giúp có nhiều ý tưởng và giải pháp trong việc giải quyết vấn đề và thực hiện. Càng sở hữu nhiều kiến thức, càng giúp họ đưa ra những quyết định chính xác.

Không chỉ học tập những công nghệ và kỹ thuật hoặc quy trình mới, Tester cần học tập từ những sai lầm trước đó của bản thân và của những người khác. Học tập liên tục từ người khác, học từ mọi thứ nhìn thấy là phẩm chất tốt nhất của Tester.

Những người đang trong chế độ học luôn suy nghĩ và tự đặt câu hỏi: hôm nay anh ấy đã học được gì từ những việc xảy ra. Và cuối cùng, việc học từ thực tế là những điều quan trọng trong cuộc sống.

16. Cởi mở để thay đổi và linh hoạt:

"Cởi mở để thay đổi và linh hoạt" là một đặc tính quan trọng khác của một tester.

Chúng ta đều biết thay đổi là chắc chắn và luôn luôn tốt. Tester cần cởi mở và chấp nhận những thay đổi trong phạm vi, thiết kế (một vài lần), kiến trúc, công cụ, công nghệ và những thứ khác.

Bất cứ điều gì có thể thay đổi, Tester nên chấp nhận những thay đổi đó, thích nghi nhanh với sự thay đổi và thực hiện test một cách trung thực không có khiếu nại.

Tester nên đủ linh hoạt để chấp nhận những ý kiến từ các bên liên quan trên môi trường làm việc của họ, có thể đưa ra những suggest để cải thiện, tự động bao phủ, defect metrics, báo cáo kết quả test, hosting triage hoặc những thứ khác. Họ nên có tư duy cởi mở để chào đón bất kỳ sự thay đổi hoặc suggest và học tập cải thiện liên tục.

Tester nên cởi mở để làm việc với đội phát triển với sự kiên nhẫn trong việc giúp họ tái hiện các defect, thêm các mô tả về defect, logs, screenshot khi report bug.

17. Good team player

Tester phải là một "Good team player"

Anh ấy nên làm việc chặt chẽ với team, học từ họ và sẵn sàng giúp đỡ người khác học hỏi từ bản thân. Tester cần làm việc với nhau trong một team để xác định những vấn đề trong sản phẩm, trưng bày chúng cho team theo cách tốt nhất và giúp chúng được resolve nhanh nhất.

Tester cần đại diện cho toàn team khi một defect hoặc mistake được tìm ra và hỗ trợ những Tester khác trong tất cả các giai đoạn. Là một tester, bất kỳ vấn đề hoặc issue nào cũng nên được chịu trách nhiệm bởi toàn team thay vì đổ lỗi cho một người. Như chúng ta biết, một cá nhân có thể đạt được nhiều hơn khi làm việc trong một nhóm hơn là làm việc độc lập.

Vì vậy, vai trò của team player là giúp tester đạt được chất lượng tốt hơn khi là một team.

18. Duy trì độ chính xác

Duy trì "sự kỹ lưỡng, chính xác và rõ ràng" trong mọi việc là một đặc tính quan trọng của tester.

Trừ khi họ đã sở hữu đặc tính này, tổng chất lượng của sản phẩm không thể được đảm bảo và bất kỳ công việc nào cũng không thể kết thúc việc thử nghiệm. Chú ý đến từng chi tiết và không bỏ bê bất kỳ việc gì là khá quan trọng. Nó giống như một kỳ thi ở trường, và chúng ta không biết trước câu hỏi nào sẽ đến và từ đâu đến.

Tương tự, chúng ta không biết lỗi phần mềm sẽ đến từ phần nào nếu chúng ta không test.

19. Văn hóa hợp tác

"Văn hóa hợp tác" là từ khóa thông dụng của DevOps.

Với sự ra đời của DevOps, sự hợp tác với tất cả các bên liên quan, đặc biệt là tester là hết sức quan trọng để theo kịp thông tin và các bản cập nhật. Hợp tác giúp tester giữ mình ở cùng vị trí với các bên liên quan trong chương trình.

Sự hợp tác cũng giúp ưu tiên của các hoạt động test và test scenario dựa trên các tương tác, các cuộc thảo luận mà tester sẽ có với các bên liên quan khác, và giúp giảm chi phí test, từ đó nâng cao chất lượng.

20. Người nghe tích cực

Tiêu chí quan trọng khác cho bất kỳ ai để trở thành một good tester là trở thành "người nghe tích cực".

Là một tester, cần phải lắng nghe cẩn thận và giải thích chính xác những gì nghe thấy cho người khác. Họ cần thu tập nhiều ý kiến và kiến thức về sản phẩm, và cách nó được sử dụng trong thời gian thực đơn giản bằng cách lắng nghe từ người khác.

Tester cần hiểu vấn đề thực tế của khách hàng, cái ẩn ý mà một khách hàng có thể cảm thấy khó khăn để chuyển đổi chúng thành yêu cầu dự án và ghi lại chúng. Vì vậy, Tester nên đọc được ý tưởng của khách hàng và hiểu nó bằng cách lắng nghe họ.

21. Hiểu rõ trách nhiệm

Khi có một bản phát hành quan trọng và nếu đội test đã được yêu cầu đi làm vào cuối tuần để thực hiện vòng thử nghiệm cuối cùng, và mọi người đã đồng ý. Theo đó, cồng việc được phân bổ cho họ.

Hãy thử tưởng tượng bất ngờ có người trong số những người đã đồng ý delay công việc, hoặc không thông báo rằng họ không thể đến??? Hãy nghĩ đến ảnh hưởng của tình huống này. Schedule cùng với chất lượng là một câu hỏi lớn.

Vì vậy, là một tester cần có sự rõ ràng về "trách nhiệm với công việc và sự kịp thời" và cần hiểu sự phụ thuộc vào chúng. Họ cần lưu ý rằng công việc của họ là ở cuối bản release và kéo dài nó sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ schedule dự án.

22. Khách hàng là trung tâm:

Cuối cùng nhưng ưu tiên hành động trước, là "sự cam kết mà người kiểm tra nên có với khách hàng và lợi ích của họ".

Điều này là rất quan trọng cho tester để giữ khách hàng và tập trung vào họ trong toàn bộ hành trình phân phối phần mềm. "Trải nghiệm khách hàng" và "Sự hài lòng của khách hàng" nên là tư duy chính luôn luôn xuất hiện trong tâm trí tester.

Trong tình huống phải thực hiện bất kỳ thỏa hiệp nào do không thể tránh khỏi, thì trách nhiệm của tester là liên hệ với khách hàng, thông báo cho họ rõ ràng và đồng ý với thỏa hiệp đang xảy ra.

Tester cần biết những gì làm cho khách hàng vui mừng và những gì khiến họ bực mình. Họ cần hiểu rõ ràng mục tiêu business của mình là gì và tập trung để đạt được chúng.

KẾT LUẬN

Trên đây là tất cả những phẩm chất cần có của một tester để có thể trở thành một good tester. Cảm ơn các bạn đã đọc và quan tâm. Chúc các bạn sớm trở thành một good tester như mong muốn.

Link tham khảo: https://www.softwaretestinghelp.com/quality-quotient-of-tester/


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí