+5

Cài đặt Vuex trong project sử dụng VueJs

Xin chào các bạn, đến tháng lại lên. Hôm nay mình cùng các bạn sẽ thực hiện tìm hiểu về cách dùng và cấu trúc một project sử dụng vuex. Trên các website có khá nhiều bài viết về vuex rồi nên mình sẽ không đi sâu vào chi tiết các khái niệm của vuex nữa. Nếu bạn chưa đọc qua về vuex thì các bạn có thể tham khảo một số bài viết

https://viblo.asia/p/vue-x-va-nhung-thu-co-ban-nhat-bJzKmMGXK9N

https://viblo.asia/p/cung-nhau-hoc-vuex-phan-1-3P0lPkWbZox

Bài viết này mình sẽ kết hợp vuex với một project có thể phát triển thực tế.

Sử dụng vuex để quản lý state

Ứng dụng Vue được xây dựng trên các component, hoạt động của component được gói gọn trong 3 thành phần state, actionview. 3 thành phần sẽ tác động qua lại lẫn nhau theo một flow khép kín

Khép kín vì view sẽ được hiển thị phụ thuộc vào state, khi state thay đổi thì view cũng sẽ thay đổi theo. Nhưng để state thay đổi được thì phải thông qua action, action được kích hoạt trong quá trình người dùng thao tác với view.

Nhưng đây là trong một component, việc quản lý state không có gì khó khăn. Vấn đề là trong khi làm dự án sẽ có trường hợp component con cần phải thay đổi state của component cha hay việc làm cho view ở các component có thể sử dụng chung một state. Trường hợp đơn giản là hiển thị loading để ở component cha, thì để các component con sẽ phải thay đổi state của component cha, việc này sẽ rất phức tạp nếu các component phân cấp sâu.

Vuex ra đời nhằm mục đích lưu trữ và quản lý tập trung state. Các component có thể truy xuất, thay đổi state mà không cần quan tâm đến state nằm ở component nào, vì giờ đây state đã được tập trung và không nằm rải rác trong các component nữa.

Cơ chế hoạt động

Vuex gồm 3 thành phần chính là state, actionsmutations. Ngoài ra còn một thành phần nữa không bắt buộc là getters Nhìn hình ta có thể thấy Vue Component sẽ gọi đến Actions thông qua Dispatch(bạn để ý các mũi tên), Action hoạt động bất đồng bộ nên sẽ được sử dụng để thực hiện các tác vụ như gọi api để lấy dữ liệu từ server..., sau khi lấy được dữ liệu Actions sẽ gọi đến Mutations thông qua commit, và tại đây mới thực sự thực hiện việc thay đổi state, sau khi state được thay đổi bởi Mutations thì view sẽ được render lại.

Kết hợp vuex trong project vue

Để có thể sử dụng được vuex thì tất nhiên project laravel của bạn đã phải kết hợp với vue trước rồi. Bạn có thể tham khảo bài viết trước đó của mình để hiểu hơn nhé Link bài viết:https://viblo.asia/p/ket-hop-vue-admin-template-voi-laravel-djeZ18MoKWz Linhk github: https://github.com/ththth0303/laravel-vue-coreui/tree/develop Mình sẽ sử dụng projec vuejs ở link trên để kết hợp thêm vuex. Project sẽ có cấu trúc thư mục như sau

Giả xử ta làm chức năng hiển thị danh sách user Khi sử dụng vuex ta sẽ thêm thư mục store, ngoài ra thêm thư mục api để làm nhiệm vụ fetch data từ server. Bên trong sẽ có file index.js là store state và mọi thứ liên quan đến vuex, với nội dung

import Vue from "vue";
import Vuex from "vuex";

Vue.use(Vuex);

import user from "./modules/user";

export default new Vuex.Store({
    modules:{
        user,
    },
})

trong thư mục modules sẽ chứa các module của các đối tượng, ta đang làm với đối tượng user nên sẽ có mudule user, file user.js

import {
    callApiFetch,
    callApiAdd,
    callApiEdit,
    callApiDelete,
    callApiShow
} from '../../api/user'

const FETCH = 'fetch_users'

const state = {
    users: []
}

const actions = {
    async getUsers({ commit }) {
        let response = await callApiFetch()
            
        return commit(FETCH, { users: response.data })
    }
}

const mutations = {
    [FETCH](state, { users }) {
        
        return state.users = users;
    }
}

const storeUser = {
    state,
    actions,
    mutations
}
export default storeUser

file sẽ khai báo các thành phần của một module vuex, module chỉ có 1 action là getUsers để fetch user từ server thông qua api, sau đó sẽ commit mutation để thực hiện đưa dữ liệu fetch được vào state

file api/user.js sẽ thực hiện gửi request đến server

export function callApiFetch(params = {}) {
    return axios.get('/user', params)
        .then(response => response)
        .catch(error => error)
}

tiếp tục ta sẽ tạo view cho việc hiển thị danh sách user, tạo file views/user/index.vue

<template>
    <div>
        <b-card :header="'User List'">
            <b-table :items="items" :fields="fields">
            </b-table>
        </b-card>
    </div>
    
</template>
<script>
    export default {
        name: 'userList',

        beforeCreate() {
            this.$store.dispatch('getUsers');
        },

        data() {
            return {
                fields: [
                    {key: 'id', sortable: true},
                    {key: 'name'},
                    {key: 'email'},
                ],
            }
        },

        computed: {
            items() {
                return this.$store.state.user.users
            },
        },
    }
</script>

Ngay sau khi component được khởi tạo, ta sẽ tiến hành get user bằng cách gọi đến action getUsers thông qua dispatch . Dữ liệu sau đó sẽ được lấy thông qua computed

Tạo route cho view user, file route/index.js

import Vue from 'vue'
import Router from 'vue-router'

// Containers
import Full from '../containers/Full'

// Views
import Dashboard from '../views/Dashboard'
import User from '../views/user/index'

Vue.use(Router)

export default new Router({
  mode: 'hash',
  linkActiveClass: 'open active',
  scrollBehavior: () => ({ y: 0 }),
  routes: [
    {
      path: '/',
      redirect: '/dashboard',
      name: 'Home',
      component: Full,
      children: [
        {
          path: 'dashboard',
          name: 'Dashboard',
          component: Dashboard,
        },
        {
          name: 'User',
          path: '/user',
          component: {
            render(c) {
              return c('router-view')
            }
          },
          children: [
            {
              path: '',
              name: 'User list',
              component: User
            },
            {
              path: 'add',
              name: 'Add User',
              component: User
            },
            {
              path: 'edit/:id',
              name: 'Update User',
              component: User
            }
          ]
        },

      ]
    }
  ]
})

Tiếp theo là cần tạo api, tạo controller UserController

php artinsan make:controller Api/UserController

Sau đó thêm nội dung

<?php

namespace App\Http\Controllers\Api;

use Illuminate\Http\Request;
use App\Http\Controllers\Controller;
use App\User;

class UserController extends Controller
{
    public function __construct(User $user) {
        $this->user = $user;
    }

    /**
     * Display a listing of the resource.
     *
     * @return \Illuminate\Http\Response
     */
    public function index()
    {
        $user = $this->user->all();

        return response()->json($user);
    }
}

giờ ta đã có api, nhưng dữ liệu chưa có nên ta tạo tạm để test đã nhé, sử dụng laravel tinker

php artisan tinker

sau đó gõ

factory(App\User::class, 10)->create();

Thế là đã có 10 user để test rồi

Tạo routes cho api, file routes/api.php

Route::group(['namespace' => 'Api'], function(){
    Route::resource('user', 'UserController');
});

Hoàn tất ta sẽ được màn hình list user

Kết

Sử dụng vuex với người bắt đầu sẽ gây cảm giác rườm rà và khó nhớ, nhưng khi làm quen rồi sẽ thấy nó giúp bạn kiểm soát project dễ dàng hơn. Và sự phức tạp ban đầu nó mang lại hoàn toàn đáng với những gì nó làm được. Bạn có thể tham khảo link github mình làm ở trên để rõ hơn https://github.com/ththth0303/laravel-vue-coreui/tree/vuex

Link tham khảo

https://vuex.vuejs.org/

https://github.com/vuejs/vuex/tree/dev/examples/shopping-cart


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí