+1

Cách tổ chức một team test

Team organization là một trong những nhiệm vụ phức tạp nhất trong Test management. Testers đóng vai trò khá trọng yếu trong bất kì dự phán phần mềm nào. Một đặc điểm quan trọng của tất cả các nhà quản lý test thành công là tổ chức và và quản lý testers đạt hiểu quả cao, cung cấp giá trị kinh doanh cho tổ chức.

1. Project team là gì ?

Project team là một nhóm người làm việc cùng nhau đê đạt được mục tiêu tổng thể của dự án. Test manager là người xây dựng một đội ngũ hiệu quả và dẫn dắt họ tới thành công.

2. Yếu tố để tạo ra một đội ngũ hiệu quả cao

Để xây dựng một đội ngủ hiệu quả cao thì cần những yếu tố sau:

  • Hợp tác mạnh mẽ: Hợp tác là một hành động cùng làm việc với người khác để hoàn thành công việc. Một đội ngũ tài năng tìm ra cách để giải quyết các vấn đề liên quan đến cá nhân và hoàn thành công việc. Họ sẵn sàng hỗ trợ lẫn nhau trong công việc.
  • Cam kết: Trong một đội ngũ mạnh, tất cả thành viên đều cam kết với các mục tiêu chung của dự án. Họ quan tâm và chịu trách nhiệm về công việc của họ và công việc của nhóm nghiên cứu.
  • Giao tiếp hiệu quả: Một yếu tố quan trọng là giao tiếp. Các thành viên trong nhóm lên tiếng và thể hiển ý tưởng của mình rõ ràng, trung thực, hợp lý để họ có thể hiểu nhau.
  • Chia sẻ: Mỗi thành viên đều có điểm mạnh và điểm yếu của riêng mình. Trong một đội ngũ tốt, các thành viên sẵn sàng chia sẻ thông tin, kiến thức và kinh nghiệm để rèn luyện lẫn nhau.

3. Làm thế nào để xây dựng và quản lý một đội ngũ hiệu quả

Để xây dựng và quản lý một đội ngũ hiệu quả, bạn nên làm theo 3 bước như sau:

Bước 1: Xây dựng kế hoạch nguồn nhân lực

Lập hê hoạch nguồn nhân lực là một quá trình xác định nhu cầu nguồn nhân lực hiện tại và tương lại cho một tổ chức. Mục dịch là đảm bảo sự phù hợp tốt nhất giữa các thành viên trong nhóm và các dự án và tránh tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực hoặc nhân lực dự phòng. Bước này được chia làm 3 giai đoạn sau:

1. Dự đoán nhu cầu

Test Manager dự báo các yêu cầu về nguồn nhân lực tổng thể phù hợp với các kế hoạch dự án khác nhau.

Bạn có thể có câu hỏi " Test Manager sẽ ghi lại vị trí nhóm và vai trò của họ như thế nào? "

Thành phần nhóm và kích thước dựa trên đặc điểm và chức năng của dự án đó. Nếu bạn hiểu loại nhóm nào bạn cần, bạn sẽ biết cách rút ngắn vị trí nhóm và vai trò của họ.

Cấu trúc nhóm kiểm thử: Thông thường , một nhóm kiểm thử bao gồm các thành viên sau:

Designation Responsibilities
Test Manager Quản lý toàn bộ dự án và định hướng dự án
Tester Xây dựng bộ test case, Tạo test suites, thực thi test, ghi kết quả và báo cáo lỗi
Developer in Test Tạo chương trình để test, tạo test automation scripts
Test Administrator xây dựng và đảm bảo môi trường test và Hỗ trợ nhóm sử dụng môi trường thử nghiệm để thực hiện kiểm tra
SQA Members Chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng

Theo kế hoạch trên, cần ít nhất 5 thành viên cho nhóm dự án của bạn. Mỗi thành viên sẽ có vai trò khác nhau trong dự án và họ phải có năng lực tương ứng với vài trò được giao. Nếu dự án phức tạp và lớn, các nhóm dự án sẽ phát triển về quy mô, nhiều người có thể có một vai trò và hoàn thành trách nhiệm của họ.

2. Đánh giá năng lực

Năng lực của thành viên là một điểm quan trọng mà bạn nên cân nhắc trong kế hoạch. Bạn phải chọn người phù hợp với công việc.

Ví dụ: Giả sử bạn chỉ định một thành viên dev đi thực hiện công việc test. Nhiệm vụ là thực thi các trường hợp kiểm tra và báo cáo lỗi trên tool quản lý. Nhiệm vụ này phải hoàn thành sau một tuần. Nhưng kết quả là:

Bạn đã giao sai nhiệm vụ cho anh ta. Thành viên đó là lập trình viên, kỹ năng của anh ý là thực hiện viết code chứ không phải thực hiện kiểm thử. Kết hợp thành viên với kỹ năng không phù hợp sẽ khiến task thất bại và trì hoãn dự án

Để tránh sai lầm này. trước khi chỉ định nhiệm vụ ,phải xem xét nhiều yếu tố:

  • Các kĩ năng cần thiết của thành viên để hoàn thành nhiệm vụ khác nhau
  • Các kĩ năng và khả năng của thành viên phải phù hợp với mục tiêu dự án. Nếu những người hiện tại thiếu kĩ năng cần thiết, phải lập kế hoạch để năng cao kĩ năng của họ.

3. Lập kế hoạch kỹ năng

  • Xác định khoảng trống: Trong một số trường hợp, có khoảng trống giữa năng lực của thành viên và nhu cầu kỹ năng của dự án. Trách nhiệm của test manager là xác định những kỹ năng mà các thành viên thiếu để tạo ra một kế hoạch đào tạo thích hợp cho họ.
  • Đào tạo: Kế hoạch đào tạo cần được thiết lập và áp dụng ngay sau khi xác định khoảng trống
  • Đánh giá: Các chương trình đào tạo được giám sát và đánh giá thường xuyên để đảm bảo chúng có hiệu quả. Chương trình này có thể được thay đổi nếu cần.

Bước 2: Xây dựng project team

Sau khi hoàn thành kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, đã đến lúc xây dựng nhóm dự án của bạn. Có 4 mục quan trọng để giúp xây dựng một đội ngũ hiệu quả.

1. Nhiệm vụ

  • Điều đầu tiên mà test manager phải làm là chia sẻ nhiệm vụ của nhóm với các thành viên khác. Một nhiệm vụ đưa ra thì đòi hỏi các thành viên trong nhóm phải suy nghĩ, thảo luân và đi đến sự đồng thuận.

2. Trách nhiệm Điều gì sẽ xảy ra nếu các thành viên trong nhóm không biết vai trò của họ là gì và họ nên làm gì trong dự án?

Đây là điều rất quan trọng trong môi trường nhóm mà các thành viên phải biết được trách nhiệm của mỗi người trong số họ.

3. Quy tắc Các quy tắc của nhóm là các nguyên tắc về cách thức họ sẽ làm việc cùng nhau. Các nhóm dự án không cần nhiều quy tắc để làm việc cùng nhau tốt, nhưng mọi người trong nhóm phải đồng ý với các quy tắc và chia sẻ trách nhiệm để đảm bảo rằng họ tuân thủ.

4. Động lực Một nhóm làm việc mà không có động lực trông giống như một cơ thể không có linh hồn. Nếu thành viên trong nhóm luôn được động viên, nó sẽ cải thiện chất lượng và năng suất dự án của bạn. Bạn sẽ tạo ra một môi trường làm việc tốt.

Bước 3: Quản lý Project team

Quản lý một nhóm là một nhiệm vụ rất khó khăn cho Test Manager. Bạn sẽ đối phó với các tính cách và phong cách làm việc khác nhau. Mục tiêu chính của một người quản lý tốt là tập trung mọi người, đảm bảo mọi người giao tiếp và giữ cho dự án đúng hướng. Có 3 cách để quản lý một nhóm:

  • Đặt mục tiêu nhóm: Test manager phải cho mục tiêu làm việc của các thành viên. Bạn nên xác định mục tiêu nhóm mà tất cả thành viên nên biết và đồng ý.

  • Quan sát: Theo dõi hiệu suất thành viên nhóm, hiểu những gì họ đang làm và kết quả công việc của họ.

  • Quản trị xung đột: Trong một nhóm dự án, nơi những người có cá tính và phong cách làm việc khác nhau làm việc cùng nhau, xung đột nhất định sẽ xảy ra. Mọi người có quan điểm khác nhau và những khác biệt đó có thể dẫn tới xung đột. Vai trò của Test Manager là xử lý xung đột đó.

Tài liệu tham khảo: https://www.guru99.com/how-to-organize-a-test-team.html


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí