0

Cách tạo Marketing Backlog đầu tiên

Nếu bạn chỉ mới bắt đầu với Agile Marketing, có thể bạn sẽ cảm thấy lo lắng khi bắt đầu tạo Backlog đầu tiên do đó chúng ta nên bắt đầu với một số bài tập để dần dần đưa ra Backlog cho mình . Dưới đây là 5 bài tập để giúp bạn bắt đầu:

1. 8 Ý tưởng trong 8 Phút

Được sử dụng như một bài tập khởi động. Ý tưởng là để mọi người ghi lại các task về marketing xuất hiện đầu tiên trong đầu họ nhưng dưới dạng một User story cho Marketing backlog. Sử dụng 8 mẩu giấy nhỏ và ý tưởng là viết ra các cam kết hiện tại, các sự kiện sắp tới và các ý tưởng mới, và để có được ít nhất 8 trong số đó một cách nhanh nhất. Mỗi ý tưởng phải được viết bằng dưới dạng User story.

2. Phỏng vấn đội ngũ Điều hành và Bán hàng

Mời đội ngũ điều hành và nhóm bán hàng đến, hỏi họ các câu hỏi sau:

  • Nếu tiếp thị là "vũ khí bí mật" của công ty bạn, bạn mong đợi nó sẽ như thế nào?
  • Điều gì khi thực hiện tiếp thị trong vòng 2-4 tuần tới có thể ảnh hưởng lớn nhất đến khách hàng và công ty của bạn?
  • Tiếp thị có thể ngừng làm gì để dành nhiều thời gian hơn cho những thứ quan trọng hơn?
  • Những xu hướng nào đang xảy ra hoặc có thể xảy ra trong vòng 1-3 năm tới trong ngành của bạn có thể có tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của bạn, tích cực hoặc tiêu cực.
  • Những rào cản nhận thức nào xuất hiện trong quá trình bán hàng của bạn là gì? Bao gồm cả thực tế (hợp lý) và cảm xúc. Có những hiểu lầm nào về công ty của bạn?

Câu trả lời cho những câu hỏi này luôn tạo ra nhiều User story cho Marketing backlog, thường là những điều quan trọng nhất cho vài Sprints tiếp theo.

3. Làm việc với khách hàng

Khuyến khích các nhóm Marketing dành một ngày với một hoặc nhiều khách hàng và ghi lại cách họ thực sự sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Điều gì hiệu quả với họ? Sự thất vọng của họ là gì? Các nhu cầu của họ mà bạn chưa đáp ứng được. Mặc dù những điều thu thập được này chủ yếu là dạng Development User story, nhưng nó cũng có thể chuyển sang Marketing User story. Những tài liệu marketing nào cho thấy cái mà khách hàng thích? Những tài liệu nào thu thập được cho thấy cái họ không thích? Sẽ rất hữu ích nếu nhóm marketing có thể tạo một “Storyboard” về những gì khách hàng trải nghiệm sản phẩm và công ty. Những trải nghiệm của khách hàng của ở cửa hàng của bạn, đối với nhân viên bán hàng là gì? Kinh nghiệm của họ như thế nào khi họ sử dụng sản phẩm của bạn lần đầu tiên? Những gì làm tăng hoặc giảm sự duy trì sử dụng sản phẩm của bạn? Trả lời những câu hỏi này có thể tạo ra nhiều User story hơn cho Marketing backlog.

4. Sáu Chiếc Nón Tư Duy (Six Thinking Hats)

Nếu chưa quen với ‘Sáu chiếc nón tư duy’ thì ở cuối bài sẽ mô tả chi tiết hơn về phương pháp này. Bài tập này được sử dụng để làm sâu sắc hơn sự hiểu biết của một nhóm về một User story của một người dùng cụ thể. Chọn ra một Story thú vị nhất và đủ lớn để coi như là một Epic (lớn hơn User story và được thực hiện trong nhiều hơn một Sprint). Sau đó yêu cầu cả nhóm đi qua từng mũ một lần, nhìn vào sự thật mà chúng ta biết và những gì chúng ta cần biết (mũ trắng), những lợi ích liên quan đến Epic (mũ vàng), những cảnh báo và các vấn đề xung quanh Epic (mũ đen), cách sáng tạo để giải quyết Epic (mũ xanh lá), cảm xúc mà người dùng có thể có về Epic hoặc bất kỳ trực giác nào họ có về câu chuyện (mũ đỏ) và cách họ tổ chức để hoàn thành Epic (mũ xanh da trời), bao gồm bất kỳ nhiệm vụ nào cần phải làm để hoàn thành Epic. Thực hành phương pháp trên có thể làm sâu sắc hơn sự hiểu biết của bạn về một Epic, và giúp phân chia nó thành các User Story nhỏ hơn cho Marketing backlog.

5. Hành trình của Người mua, Personas và Các Điểm Tương tác

Yêu cầu nhóm nghiên cứu có những phác thảo đầu tiên về hành trình điển hình của người mua về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Sau đó yêu cầu họ đặt tên cho những Personas tham gia vào quyết định mua hàng và ai là người có liên quan tới từng bước trong hành trình của người mua. Sau đó đặt câu hỏi, đối với người đó ở bước đó, cách họ tương tác với công ty là gì? Nếu ví dụ, có một bước gọi là nghiên cứu người bán hàng thì họ có tham khảo ý kiến đồng nghiệp, nhìn vào các trang web, nói chuyện với nhân viên bán hàng không? Đối với mỗi điểm tương tác này, những tài liệu tiếp thị / sự kiện / kinh nghiệm nào họ có? Có khoảng cách nào không? Cái nào thành công và có thể làm được tốt hơn không? Đây là một loại đầu tư, mặc dù có thể mất một khoảng thời gian nhưng nó có thể cung cấp một số thông tin chi tiết và một số User story về người sử dụng tiếp thị hữu ích.

Nội dung bổ sung- Sáu Chiếc Nón Tư Duy (Six Thinking Hats)

Khi cần ra quyết định về một vấn đề. Khi nhóm của bạn đang tranh cãi về một chương trình sắp tới. Hãy sử dụng kỹ thuật 6 chiếc mũ tư duy để hướng mọi người cùng tập trung vào vấn đề từ cùng một góc nhìn, để rồi sẽ triệt tiêu hoàn toàn các tranh cãi xuất phát từ các góc nhìn khác nhau.

Ứng dụng của kỹ thuật 6 chiếc mũ tư duy

  • Kích thích suy nghĩ song song
  • Kích thích suy nghĩ toàn diện
  • Tách riêng cá tính (như là bản ngã, các thành kiến …) và chất lượng
  • Đào tạo về sáng tạo, điều phối cuộc họp, quản lý cuộc họp.
  • Tăng năng suất làm việc và trao đổi trong nhóm.
  • Cải tiến sản phẩm và quá trình quản lý dự án.
  • Phát triển tư duy phân tích, và ra quyết định.

Mũ trắng

Cần suy nghĩ tư duy về các thông tin, dữ liệu liên quan đến vấn đề đang cần giải quyết. Một số câu hỏi có thể sử dụng:

  • Ta có những thông tin gì về vấn đề này?
  • Ta cần những thông tin nào liên quan đến vấn đề đang xét?
  • Ta có thiếu mất những thông tin, dữ kiện nào?

Mũ đỏ

Cần đưa ra các cảm giác, cảm xúc, trực giác của mình về vấn đề đang giải quyết. Không cần giải thích gì thêm. Một số câu hỏi có thể sử dụng:

  • Cảm giác của tôi ngay bây giờ là gì?
  • Trực giác mách bảo tôi điều gì về vấn đề này?
  • Tôi thích hay không thích vấn đề này?

Mũ vàng

Cần đưa ra các ý kiến lạc quan, có logic, các phán đoán tư duy sáng tạo, các mặt tích cực của vấn đề, mức độ khả thi của dự án. Một số câu hỏi có thể sử dụng:

  • Những lợi ích khi chúng ta tiến hành dự án là gì?
  • Đâu là mặt tích cực trong vấn đề này?
  • Liệu vấn đề này có khả năng thực hiện hay không?

Mũ đen

Đưa ra các lỗi, các điểm cần lưu ý, các mặt yếu kém của vấn đề hay dự án đang tranh cãi. Tránh được các rủi ro có thể gặp phải, nó ngăn chúng ta làm điều sai. Một số câu hỏi có thể sử dụng:

  • hững rắc rối, nguy hiểm nào có thể xảy đến?
  • hững khó khăn nào có thể phát sinh?
  • hững nguy cơ nào đang còn tiềm ẩn?

Mũ xanh lá cây

Đưa đưa ra các giải pháp, ý tưởng cho vấn đề đang thảo luận. Một số câu hỏi có thể sử dụng:

  • ó những cách nào khác để thực hiện điều này không?
  • húng ta có thể làm gì khác trong trường hợp này không?
  • ác lời giải thích cho vấn đề này là gì?

Mũ xanh da trời

Tổ chức các chiếc nón khác - tổ chức tư duy. Nón xanh da trời sẽ kiểm soát tiến trình tư duy. Vai trò của người đội nón xanh da trời:

  • Xác định trọng tâm và mục đích thảo luận cho nhóm
  • Sắp xếp trình tự cho các chiếc nón trong suốt buổi thảo luận. Người đội nón xanh da trời cần phải bảo đảm nguyên tắc vàng sau: “Tại một thời điểm nhất định, mọi người phải đội mũ cùng màu”.
  • Cuối cùng, tập hợp mọi ý kiến, tóm tắt, kết luận và ra kế hoạch về vấn đề (Chúng ta đã đạt được gì qua buổi thảo luận? Chúng ta có thể bắt đầu hành động chưa? Chúng ta có cần thêm thời gian và thông tin để giải quyết vấn đề này?

Nguồn: http://www.agilemarketing.net/creating-an-initial-marketing-backlog/


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí