Cách suy nghĩ "Master 3 lĩnh vực" để có thể trở thành nhân lực super rare
This post hasn't been updated for 5 years
Thỉnh thoảng, khi mà công việc không được trôi chảy, hoặc khi mà bản thân bị lu mờ bên trong tổ chức, thì có lúc sẽ thoáng xuất hiện trong đầu suy nghĩ : "Liệu vai trò của bản thân mình có thật sự đang cần thiết không ?". Ai trong chúng ta đều ít nhất một lần từng nghi ngờ về giá trị của bản thân mình.
Ở một lĩnh vực nào đó, tuy bản thân ta không phải là number-one đi nữa, nhưng nếu có thể tạo ra được giá trị mà chỉ duy nhất chúng ta mới có thể tạo ra được, thì qua đó chúng ta có thể trở thành only-one, vẫn có thể cống hiến được đối với xã hội. Và nếu lấy đó làm điểm mạnh thì, bản thân có thể hoàn toàn tự tin về điều đó được.
Vậy, làm thế nào để có thể trở thành only-one ? Làm thế nào để có thể đạt được những giá trị mà những người khác không tạo ra được ?
Chúng ta hãy thử cùng suy nghĩ về phương pháp để có thể trở thành the-only-one.
"Hãy trở thành người đứng đầu ở 3 lĩnh vực trong số 100 người."
Đó là lời khuyên của ông Kazuhiro Fujiwara, hiệu trưởng trường trung học Ichijo của thành phố Nara, đã từng làm việc với cương vị phụ trách Tuyển dụng cho một số doanh nghiệp mới. Vốn xuất thân là một business man, nhưng sau đó trở thành hiệu trưởng của một trường trung học công lập, sự thay đổi này thật sự là một bước đi độc đáo trong cuộc sống của mình, ông Fujiwara chia sẻ. Theo ông, để có thể trở thành nguồn nhân lực quý hiếm, chúng ta cần phải đạt được tính quý hiếm của 1 trong 100 trong ba lĩnh vực. Ông giải thích như sau :
Nếu bạn nhân kỹ năng của 1 trong 100 người với 3, thì đó sẽ là một phần trăm × một phần trăm × một phần trăm = một phần triệu. Điều này có nghĩa là " đạt được độ quý hiếm một phần triệu". Độ hiếm này tương ứng với level đạt được huy chương Olympic. Tuy nhiên, nếu bạn cố gắng trở thành độ hiếm một phần triệu chỉ trong một lĩnh vực, bạn phải thắng được 999.999 người. Việc này thật sự là khó, có khả năng rất cao bạn sẽ có một cái kết thiệt thòi, hoặc bị lạc đường giữa chừng. Tuy nhiên, việc trở thành 1 trong 100 trong 3 lĩnh vực, thì là hoàn toàn có thể thực hiện được.
Vậy, làm thế nào để đạt được độ quý hiếm của 1 trong 100 ? Theo ông Fujiwara, chúng ta cần thực hiện "quy tắc 10.000 giờ". Đây vốn là quy tắc được trình bày bởi Malcolm Gladwell, vốn là phóng viên tạp chí và là tác giả bán chạy nhất của Washington Post. Cụ thể là để đạt được độ quý hiếm của 1 trong 100 ở một lĩnh vực nào đó, bạn cần phải nỗ lực trong lĩnh vực đó 10.000 giờ.
Quy tắc 10.000 giờ được Gladwell giới thiệu trong quyển sách của mình "Outliers: The Story of Success" , là quy tắc được đưa ra dựa trên kết quả nghiên cứu cho thấy nhiều người thành công trong các lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn như nhà soạn nhack, kỳ thủ chơi cờ ... đều đã được đào tạo và nỗ lực trong lĩnh vực này trong 10.000 giờ đào tạo.
Nếu mỗi ngày dành cho nó 6 giờ, thì cần khoảng 5 năm để đạt được khoảng thời gian 10.000 giờ. Nếu chúng ta có thể nỗ lực 10.000 giờ trong một lĩnh vực, và thực hiện việc đó trong 3 lĩnh vực khác nhau, thì chúng ta sẽ đạt được giá trị 1 trên 100 người, ngang với độ quý hiếm của level huy chương Olympic.
(Nhân tiện, theo Fujiwara tính toán về xác suất để nhận được giải thưởng Nobel, cần phải đạt được độ quý hiếm một phần mười triệu. Tức là số người cần vượt qua là 9.999.999. Rõ ràng đây thật sự là một việc cực kỳ khó khăn, và sẽ thật sự là một vinh dự nếu đạt được.)
Giá trị của chúng ta nắm giữ có kích thước giống như một hình tam giác.
Theo ông Fujiwara, 3 lĩnh vực mà chúng ta nên nỗ lực, phấn đấu không phải là thế nào cũng được, mà cần phải tách biệt với nhau ra.
Việc này có ý nghĩa tương tự với việc để phát sinh ra một ý tưởng, bởi vì :
"Ý tưởng đơn thuần chỉ là sự kết hợp mới của các yếu tố hiện có"
Đây là câu nói của James W. Young, là một huyền thoại trong ngành quảng cáo ở Mĩ. Những ý tưởng khiến tất cả mọi người đều ngạc nhiên, lại được sinh ra từ sự kết hợp của những điều bình thường mà không ai có thể nghĩ ra.
Ví dụ, bên trong máy tính của Apple đã có các kiểu chữ đẹp, và trở thành một hot topic một thời. Đây vốn đơn thuần chỉ là sự kết hợp của các kỹ thuật thiết kế thư pháp và máy tính cá nhân. Kết nối các lĩnh vực hoàn toàn khác nhau, từ đó sẽ đưa ra góc nhìn mới, dẫn đến có thể phát sinh ra các ý tưởng mới.
Giá trị của chúng ta cũng giống như những ý tưởng độc đáo, sẽ tăng nếu chúng ta là độc nhất chưa từng có cho đến lúc này. Do đó, nếu 3 lĩnh vực của ta càng tách biệt với nhau, thì càng có thể nhìn ra được những điều mà chưa ai có thể thấy được, và nhờ đó dần dần sẽ dẫn chúng ta đi lên con đường trở thành the-only-one.
Khi 3 đỉnh hình tam giác của ta càng cách xa nhau, thì phần diện tích trải ra được sẽ càng lớn lên. Quay lại trường hợp của ông Fujiwara, 3 lĩnh vực ông đã chọn là "bán hàng và thuyết trình" × "quản lý tuyển dụng" × "hiệu trưởng của một trường công lập". Kết nối các lĩnh vực khác nhau sẽ càng có thêm các quan điểm, góc nhìn mới và có thể hình thành các ý tưởng một cách linh hoạt.
*** Hiện tại bạn đang nỗ lực với bao nhiêu lĩnh vực? Nếu bạn đã chiến đấu trong một lĩnh vực, và muốn tăng thêm giá trị cho bản thân, tại sao không thử một lĩnh vực mới ?
All Rights Reserved