+11

BrSE có cần thiết phải master một ngôn ngữ lập trình?

Có rất nhiều bạn hỏi tôi rằng

Anh ơi e chỉ biết tiếng Nhật thì có làm kỹ sư cầu nối được không?

Hay là

Anh ơi e đang là QA và có nhu cầu muốn đi học tiếng Nhật để về làm BrsE, a thấy được không ạ?

Và bất chợt tôi cũng giật mình ngẫm lại câu hỏi này cũng đúng đối với chính bản thân mình. Và cũng may mắn tôi đã được tham gia qua một số dự án với vai trò là BrsE rồi nên cũng xin mạn phép chia sẻ với các bạn một số câu hỏi như sau:

  • Kỹ sư cầu nối thì có nhất thiết phải biết ít nhất một ngôn ngữ lập trình hay không? Có 100% là cần nhé
  • Sự khách biệt giữa một BrsE biết lập trình và một BrsE không biết lập trình là gì? Nhiều lắm, mình trả lời đầy đủ bên dưới nhé
  • Làm sao để trở thành một BrsE giỏi, kỹ năng lập trình có quyết định điều này hay không? @@

1. BrsE nhất thiết phải biết lập trình (ít nhất là một ngôn ngữ nào đó C, C#, java, php...)

Có lẽ vai trò của BrsE trong dự án là không thể phủ nhận được đúng không nào? BrsE là cầu nối giữa khách hàng và team, có khi còn là cầu nối của các PM, PL, TL với khách hàng.

Nếu một bạn BrsE không biết lập trình thì có thể không hiểu đc spec của dự án, hoặc đôi khi có bug cũng không biết phải giải thích như thế nào (dev thì thường chỉ giỏi giải thích bằng code, còn khách hàng thì đôi khi lại không hiểu cái này) thì bạn cần đặt mình ở từng vị trí để đưa ra lời giải thích hợp lý. ^^

Đôi khi BrsE lại là người tiếp nhận yêu cầu của khách hàng để tạo task, log bug cho team làm, nếu bạn ko biết code thì có thể bạn sẽ khó trong việc lựa chọn câu từ để làm sao cho vấn đề dễ hiểu với team.

Hoặc đôi khi khách hàng có một yêu cầu vô lý là sao app này làm được tại sao app của mình lại không làm được, chả lẽ lại trả lời là bọn tôi yếu kém không làm được à? Nhưng nếu bạn biết code thì bạn có thể giải thích với khách hàng là à app này của họ có cái này, logic này, design như này thì làm được còn app mình không có nên không làm được là đương nhiên.

Hoặc đơn giản khi bạn team leader có việc nghỉ đột xuất ( ốm, bỏ việc...) mà trong team có thành viên mới ( internship, maintainer...) thì lúc đó nếu bạn có khả năng code thì bạn sẽ support được họ tiếp cân dự án một cách nhanh chóng hơn, khiến hiệu quả công việc cao hơn.

Hoặc chỉ đơn giản, khi comter chuẩn bị tài liệu cho khách hàng thì bạn có thể là người duyệt tài liệu xem đã đúng kỹ thuật chưa trước khi gửi cho khách hàng.

Vậy để trở thành BrsE cũng không đơn giản phải không nào???

Và một lý do hơi buồn cười nhưng nó cũng là sự thật khi bạn đi làm ở các công ty start-up đó là:

Bạn vừa phải làm coder vừa phải mà BrsE luôn.

2. Sự khác biệt giữa một BrsE biết lập trình và một BrsE không biết lập trình

  • Nếu không biết lập trình thì BrsE đơn thuần chỉ là 1 comtor với quyền hạn lớn hơn mà thôi
  • Nếu không biết lập trình thì đôi khi BrsE còn là rào cản của dự án ( vì giải thích spec với team tốn quá nhiều thời gian, giải thích spec sai, truyền đạt solution của vấn đề từ member tới khách hàng chưa đúng...)
  • BrsE không biết code đơn thuần cần nhiều thời gian để hiểu team và product owner hơn, trong khi một BrsE biết code lại chính là một scum master chuyên nghiệp
  • Con đường sự nghiệp của BrsE biết code lớn hơn
  • Sự liên kết team của BrsE với member tốt hơn ( do có ít hiểu nhầm trong công việc) giúp không khí làm việc luôn không bị căng thẳng quá

3. Trở thành một BrsE giỏi, kỹ năng lập trình có quyết định điều này hay không?

Kỹ năng lập trình không phải là nhân tố bắt buộc nhưng lại là điều kiện cần để bạn có thể trở thành BrsE chuyên nghiệp Ngoài ra thì cơ hội việc làm, onsite nước ngoài lớn hơn.

4. Kết luận

Khái niệm BrsE này ở VN phổ biến là kỹ sư cầu nối cho thị trường Nhật-Trung. Và đây cũng là một ngành nghề có độ hot cực lớn đối với các bạn sinh viện ngoại ngữ. Trên đây chỉ là một số ý kiến cá nhân của mình về nghề BrsE mà thôi nếu có gì sai sót mong các bạn đóng góp để cùng thảo luận nhé.


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí