[Bridge to Japan: BrSE Mentorship Recap] Tổng quan về nghề BrSE
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 2 năm
Bridge to Japan: BrSE Mentorship Recap - Series tập hợp các bài viết recap chất lượng nhất từ các thành viên tham gia chương trình Bridge to Japan: BrSE Mentorship - Chương trình kết nối, trao đổi và cố vấn nghề nghiệp dành riêng cho các kỹ sư cầu nối. Chương trình nằm trong khuôn khổ Bridge to Japan - Chuỗi hoạt động hướng đến Cộng đồng BrSE tại Việt Nam & Nhật Bản, do CMC Japan, thành viên của CMC Global tổ chức và bảo trợ truyền thông từ Viblo.
Mentor: Lương Đình Hoàng
Mentee: Ngô Vũ Xuân Phương
Xin chào tất cả mọi người! Em là Phương (sinh năm 1999, nữ) hiện đang làm Tester/Comtor ở một công ty product nhỏ của Nhật tại Đà Nẵng. Em rất vui và may mắn khi mình là một trong những thành viên được chọn để tham gia vào chuỗi những buổi mentoring do CMC Global tổ chức. Hôm qua là buổi đầu tiên em gặp anh Hoàng nên hai anh em cũng chào hỏi làm quen nhau, chia sẻ về hành trình đến với nghề BrSE và một số câu hỏi cơ bản như sau ạ:
Phần I: Giải đáp thắc mắc
Câu 1: Tổng quan về nghề BrSE
BrSE (viết tắt của Bridge Software Engineer) đây là một chức danh được sinh ra trong các công ty IT, khi các công ty offshoring - họ sẽ đóng vai trò trung gian thuê nhân lực từ nước khác có để làm ra sản phẩm cho công ty khách hàng. Kỹ sư cầu nối (BrSE) là người làm nhiệm vụ kết nối “team nhà” với khách hàng, đảm bảo hai bên thông hiểu nhau và việc hợp tác được suôn sẻ, thuận lợi.
Câu 2: Ưu điểm và nhược điểm khi chuyển từ Tester qua BrSE khi không biết code là gì?
- Ưu điểm: * Có tính kiên nhẫn, cầu toàn trong mọi vấn đề, biết cơ bản về các ngôn ngữ định dạng văn bản và biết test * Có tinh thần teamwork tốt và khả năng đối ứng nhanh
- Nhược điểm: Vì chưa biết code nên sẽ cần tốn thêm thời gian để học thêm và review được một số ngôn ngữ lập trình, đây cũng là mấu chốt quan trọng để có thể làm được nghề này hay không.
Câu 3: Theo anh những tố chất, kỹ năng nào phù hợp để trở thành một BrSE trong tương lai?
- Điều kiện cần: Tiếng Nhật và biết các ngôn ngữ lập trình
- Điều kiền đủ:
- Tư duy logic về code, review code để biết mình gửi gì cho khách hàng, dự án đang ở giai đoạn nào
- BA, phân tích nghiệp vụ để có thể hiểu rõ về dự án và tranfer nghiệp vụ cho team phát triển, để không tốn nhiều thời gian của team test
- PM, nắm được luồng của dự án và phân chia estimate phù hợp với tiến độ của dự án
- Test, tuy không quan trọng lắm nhưng sau khi nhận sản phẩm từ team test, thì chính bản thân mình sẽ phải test một lần nữa rồi mới gửi đến tay khách hàng.
Câu 4: Anh nghĩ con gái hay con trai phù hợp với tính chất về công việc BrSE hơn ạ?
BrSE là một nghề đòi hỏi nhiều kĩ năng, và chịu được áp lực lớn về tiến độ thời gian, áp lực từ phía khách hàng và cũng từ chính “team nhà”. Vì là người đứng mũi chịu sào nên thường Nam sẽ là người phù hợp với công việc này hơn là Nữ.
Câu 5: Tư duy logic và Mindset của bản thân ảnh hưởng như thế nào đến công việc BrSE?
Trường hợp thiếu một trong hai cái đó có ảnh hưởng lớn đến tính chất công việc hay không ạ?
- Tư duy logic là điều không thể thiếu khi làm công việc này nếu logic sai thì sẽ kéo theo Mindset của bản thân cũng sai theo và ngược lại. Vì vậy mindset bản thân và mindset của team phải chung thì công việc sẽ smooth hơn và sẽ nhanh đến địch hơn. Luôn luôn phải có thái độ cầu tiến, hướng đến mindset chung của cả team.
- Thiếu một trong hai sẽ là vấn đề lớn ảnh hưởng xấu đến dự án, vì khi đó mình sẽ có hướng đi khác các thành viên còn lại trong team, khác mindset nên sẽ dễ conflict và làm ảnh hưởng đến kết quả công việc
Phần II: Chia sẻ
Về Mentor
Anh Hoàng từng là một người có xuất phát điểm muộn hơn người khác, vì thời trẻ anh từng là người sống chưa có định hướng rõ ràng về tương lai, mơ hồ. Nhưng sau những biến cố đó anh đã may mắn có cơ duyên được tham gia vào khóa đào tạo trở thành BrSE tại Nhật. Đó là bước ngoặt, tuy mạo hiểm nhưng lại mang cho anh những thành quả như ngày hôm nay. Sau khi qua Nhật anh đã bị cuốn vào cuộc sống hối hả tại Nhật, cũng như bao bạn trẻ khác, sau thời gian học tập buổi sáng, thì tối đến anh lại làm thêm nhiều công việc để trang trải cuộc sống và cố gắng tìm nhiều cơ hội gặp gỡ bạn bè người Nhật để trau dồi thêm về kĩ năng ngôn ngữ. Qua những chia sẻ của anh mình càng thấy khâm phục và ngưỡng mộ anh, để có một con đường trải ra như hiện tại, thì anh đã phải vượt qua bao nhiêu khó khăn, chỉ khi chăm chỉ thì cơ hội sẽ đến với chính bản thân mình.
Về Mentee
Em may mắn hơn anh Hoàng là khi bắt đầu đi học và có suy nghĩ chín chắn hơn thì chị gái là người định hướng tương lai cho em. Nhưng khó khăn vẫn chưa dừng lại đó vì em là người học trái ngành, từ dân ngoại ngữ em bắt đầu biết và xin đi thực tập tại các công ty IT từ khi thực tập. Tuy nhiên ra trường thì kinh nghiệm về IT vẫn còn mập mờ, lại rơi vào thời điểm dịch đang cao trào. Thời điểm đó em phải rải CV đến 50 công ty (hoặc hơn) thì mới có một vài công ty nhận em vào vị trí hiện tại. Mới ra trường kinh nghiệm chưa có nhiều, tiếng Nhật cũng chưa có gì đáng để tự hào, nhưng nhờ những chia sẻ của anh Hoàng em càng phải cố gắng hơn nữa trong con đường sự nghiệp của bản thân. Nhờ có chương trình này em mới biết thêm một chút về nghề BrSE và sẽ cố gắng để trở thành một BrSE trong tương lai.
All rights reserved