+2

[Bridge to Japan: BrSE Mentorship Recap] Công việc của BrSE trong các dự án

Bridge to Japan: BrSE Mentorship Recap - Series tập hợp các bài viết recap chất lượng nhất từ các thành viên tham gia chương trình Bridge to Japan: BrSE Mentorship - Chương trình kết nối, trao đổi và cố vấn nghề nghiệp dành riêng cho các kỹ sư cầu nối. Chương trình nằm trong khuôn khổ Bridge to Japan - Chuỗi hoạt động hướng đến Cộng đồng BrSE tại Việt Nam & Nhật Bản, do CMC Japan, thành viên của CMC Global tổ chức và bảo trợ truyền thông từ Viblo.

Mentor: Lương Đình Hoàng

Mentee: Ngô Vũ Xuân Phương

Khi bắt đầu tham gia một dự án mới thì BrSE phải chuẩn bị và làm những tài liệu, công việc gì?

Tùy thuộc vào từng dự án và theo process khác nhau thì sẽ có những hướng đi và công việc khác nhau. Thị trường Nhật thường chia thành 2 công đoạn như sau:

  1. Dự án maintain (kakouteigi) : Đây là giai đoạn làm sau khi dự án đã được chạy, sử dụng mà phía khách hàng muốn add mới một chức năng hoặc sửa lại một phần nào đó theo request của khách hàng. Thì bước đầu tiên là trao đổi những yêu cầu phía khách hàng, tiếp theo đó sẽ là đọc tổng quan về các tài liệu của dự án, có thể làm basic design, detail design hoặc phân chia nhiệm vụ này cho member. Lên schedule và estimate cho phía offshore.

  2. Dự án product (youkenteigi): Với những dự án như vậy khách hàng có thể thuê bên thứ 3 để làm khâu thiết kế, bên còn lại sẽ làm ở giai đoạn coding, hoặc chỉ giao cho một công ty cover cả 2 mảng này. Đầu tiên BA sẽ đi hearing từ khách hàng và lập ra list yêu cầu của khách hàng, lúc này BrSE sẽ tham gia tạo ra basic design, detail design (hoặc nhận transfer), giai đoạn này hơi khó vì yêu cầu tính chính xác và phải confirm cẩn thận với khách hàng trước khi giao cho team nhà. Với những dự án product thì Technical và tiếng Nhật phải thật chắc, để không bị miss tất cả các thông tin và keyword quan trọng của dự án. Sau đó cũng sẽ tiến hành estimate và thực hiện các bước follow, đối ứng QA, QC, review code, testet case giữa khách hàng và team của mình.

Đối với những dự án lớn hàng triệu đô và cần đấu thầu, thì BrSE có thể sẽ care thêm những phần như: Nghiên cứu dự án, tạo proposal, teianshou,... để báo giá và lên kế hoạch về thời gian thực hiện dự án.

Ưu và nhược điểm của những dự án mà BrSE tham gia từ những bước đầu tiên, so với những dự án mà đang thực hiện thì mình join vào là người được transfer/handout?

  • Dự án maintain: Có nhược điểm là khi bắt đầu tham gia thì bắt buộc phải tìm hiểu tự nghiên cứu toàn bộ tài liệu, tự tìm hiểu mọi vấn đề liên quan đến dự án từ khách hàng khách hàng. Vì chỉ có BrSE và khách hàng tự confirm qua lại nên đôi lúc gặp những keyword mới trong tiếng Nhật sẽ khiến bản thân cảm thấy hơi mơ hồ, khó khăn, nên độ khó sẽ tăng lên. Còn ưu điểm là nếu như được dự án đang run nhưng mình được chuyển giao công việc từ BrSE khác thì sẽ dễ hơn việc đi từ đầu và tự tìm hiểu mọi thứ, vì mọi thông tin sẽ có ở trong tài liệu trước đó và chỉ cần nghiên cứu thì sẽ dễ dàng hơn cho BrSE hiện tại.
  • Dự án product thì ngược lại: Ưu điểm là BrSE và khách hàng sẽ đi từ con số 0 lên, nên mình có thể thực hiện từ từ những yêu cầu của khách hàng và có nhiều thời gian để tạo tài liệu, làm quen với nó. Còn nhược điểm khi được transfer/handover của người khác lại thì sẽ có chút trở ngại. Vì dự án đi theo thời gian dài, bản thân BrSE sẽ phải làm quen với cách thức làm việc của team mình, tìm hiểu member, lúc đó công việc có thể bị chững lại hoặc đôi lúc sẽ xảy ra conflict.

Khi gặp vấn đề thì luồng xử lí của một BrSE phải đi theo trình tự như thế nào?

  • Liên quan đến thể chế của từng dự án, phía onsite sẽ bàn bạc với khách hàng, DM, Saler, PM (offshore) và đưa ra thể chế làm việc ngay từ đầu dự án. Bước tiếp theo sẽ làm việc đội offshore và teamlead, QA, QC để thông nhất cách giải quyết. Từ thể chế này, khi xảy ra issue mình phải nắm rõ, tự mình nghiên cứu issue và quyết định xem có giải quyết được vấn đề hay không hay?
  • Trường hợp có: Mình đều phải tự phán đoán và quyết định dự vào kinh nghiệm làm việc, kiến thức của BrSE đó, đầu tiên là sẽ trao đổi với khách hàng về vấn đề phát sinh, đề xuất phương án giải quyết. Ngoài ra còn phải thảo luận với team mình để đưa ra hướng giải quyết vấn đề hợp lí nhất.
  • Trường hợp không: Nếu trước đây chưa từng có kinh nghiệm giải quyết issue, hoặc issue quá lớn thì cần liên lạc với khách hàng, DM, PM để xem xét nguyên nhân phát sinh vấn đề là gì, phương pháp giải quyết ra sao (horensou). Lúc đó sẽ thống nhất cách giải quyết để đưa ra status cho dự án và bản thân những BrSE đó phải là người nắm rõ hết dự án để giải quyết các issue đó một cách nhanh nhất.

Theo em tìm hiểu thì có một số người cho rằng “cứ qua Nhật onsite là trở thành BrSE” anh thấy quan điểm này như thế nào ạ?

Anh nghĩ ý kiến này cũng không hoàn toàn sai, thường các bạn qua Nhật sẽ có thiên hướng trở thành BrSE, hoặc DM, PM,.... vì vị trí này hướng đến vị trí quản lí. Ngược lại có một số Người chỉ thích SE, vì họ chỉ thích làm những công việc cố định, không thích sự thay đổi. Tuy nhiên ở những vị trí này cơ hội phát triển không nhiều vì những công ty IT Nhật sẽ kén chọn SE không biết tiếng Nhật, vị trí này đòi hỏi có ngôn ngữ tốt và khá áp lực nên chủ yếu sẽ là hinhd thức onsite.

Ngoài lề một chút anh muốn chia sẻ thêm rằng, khi đã định hướng và mong muốn trở thành BrSE thì hãy “thực chiến” trước, nó quan trọng hơn là ngồi chờ đễ học đủ kiến thức và tiêu chuẩn trở thành một BrSE. Một khi đã tham gia bất kì dự án nào, ở những vị trí mà có thể hiểu được toàn bộ dự án, luồng di chuyển và process của dự án, thì hãy mạnh dạn thử sức với lĩnh vực BrSE. Chỉ khi mình thực sự làm rồi thì những yêu cầu như technical sẽ dễ dàng để học và tiếp cận hơn, chỉ cần thực hiện, sẽ có con đường mở lối cho chúng ta đi!


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí