+3

[Bridge to Japan: BrSE Mentorship Recap] 05 thể chế thường gặp khi làm việc với các dự án Nhật.

Bridge to Japan: BrSE Mentorship Recap - Series tập hợp các bài viết recap chất lượng nhất từ các thành viên tham gia chương trình Bridge to Japan: BrSE Mentorship - Chương trình kết nối, trao đổi và cố vấn nghề nghiệp dành riêng cho các kỹ sư cầu nối. Chương trình nằm trong khuôn khổ Bridge to Japan - Chuỗi hoạt động hướng đến Cộng đồng BrSE tại Việt Nam & Nhật Bản, do CMC Japan, thành viên của CMC Global tổ chức và bảo trợ truyền thông từ Viblo.

Mentor: Bùi Quang Thành

Mentee: Thân Thái Thành

Có 5 loại hình thể chế thường gặp khi làm việc với các dự án Nhật.

1. オンサイト - Onsite

Tức là cơ cấu thể chế mà một hoặc một vài kỹ sư sẽ tham gia cùng với team của onsite cụ thể là team của khách hàng. Cùng nhau làm việc trực tiếp tại văn phòng. Các công việc có thể đa dạng từ bao gồm, test, dev, phân tích yêu cầu thiết kế tài liệu. Thường được lựa chọn trong các trường hợp bên khách hàng đã có team phát triển và đang thiếu nhân lực. Hoặc lần đầu tiên làm dự án cùng nhau nên muốn đánh giá thử năng lực của bên team offshore.

2. オンサイト構内チーム

Khách hàng sẽ thuê nguyên một team bao gồm đầy đủ các bộ phận để phát triển một dự án. Team này sẽ làm việc trực tiếp tại văn phòng mà khách hàng chỉ định. Với hình thức này thì khách hàng có thể theo dõi, theo sát và quản lý hầu như toàn bộ mọi vấn đề xảy ra. Tuy nhiên chi phí để cấu thành một thể chế như thế này thường rất là cao. Thích hợp với các dự án lớn, đỏi hỏi độ bảo mật cao.

3. オフショアー ブリッジSE - Offshore BrSE

Team phát triển sẽ ở Việt Nam để phát triển dự án. Một BrSE sẽ onsite ví dụ như ở Nhật đóng vai trò là 窓口 nơi tiếp nhận, truyền đạt xử lý các vấn đề giữa team phát triển và khách hàng. Với vai trò là cầu nối, một BrSE sẽ phải nắm được hết các yêu cầu của dự án hoạc các vấn đề đang xảy ra để có thể báo cáo kịp thời và đưa ra phương án xử lý chính xác. Đây là vị trí rất quan trọng, dự án chạy có trơn tru hay không là nhờ kỹ năng của một BrSE. Đây là một thể chế thường thấy nhất trong các dự án với khách hàng Nhật hiện này. Thể hiện rõ vai trò của một BrSE.

4. オフショアー当社PM - Offshore

Đây cũng là một thể chế thường được lựa chọn trong các dự án với khách hàng Nhật với chi phí rẻ nhưng vẫn đảm bảo chất lương. Với thể chế này thì cả BrSE và team phát triển đều nằm ở VN. Và vai trò của BrSE cũng tương tự như Mô hình thể chế nêu ở mục 3.

5. オフショアーお客様PM

Với thể chế này thì cả BrSE và team phát triển đều ở Việt Nam. Tuy nhiên phát sinh thêm một vị trí nữa là xuất hiện một PM người Nhật sẽ trực tiếp tham gia dự án ở bên Việt Nam. Mọi vấn đề liên quan tới dự án mà phía team VN muốn trao đổi hoặc báo cáo với khách hàng Nhật sẽ do vị trí này đảm nhận. Tuy nhiên BrSE cũng sẽ cùng phối hợp với vị trí PM này để giải quyết các vấn đề nội bộ trong team Việt Nam với nhau.

Trên đây là các thể chế thường thấy trong các dự án.Tuy nhiên tùy công ty và từng dự án mà thể chế sẽ có chút thay đổi, và công việc của một BrSE cũng thay đổi.


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí