Beginning with Raspberry Pi
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 3 năm
Trong phạm vi bài viết này tôi trình bày tổng quan về Raspberry Pi dành cho người mới để bạn có cái nhìn tổng quan nhất, sau đó bạn có thể tự bắt đầu với việc tìm hiểu Raspberry Pi (RP):
- Raspberry pi là gì?
- Các bước cần thiết để bắt đầu với Raspberry Pi: cài đặt, tìm hiểu giới hạn, RP có thể làm được những gì?
Raspberry pi là gì?
Ban đầu Raspberry Pi là một card được cắm trên bo mạch máy tính được phát triển ở Anh. Sau đó RP được phát triển thành một bo mạch hoàn chỉnh nhưng đơn giản, chức năng như một máy tính mini dùng để giảng dạy trong môn khoa học máy tính ở các trường trung học. Thiết bị này được phát triển từ năm 2012 bởi hãng Raspberry Pi Foundation, một tổ chức phi lợi nhuận. Mục tiêu ban đầu của thiết bị này là giúp mọi người có thể dễ dàng tuỳ biến và sử dụng được trong những công việc khác nhau.
Các phiên bản cho đến nay:
- Model A
- Model A+
- Model B
- Model B+
- Model B RP2
Raspberry Pi có đầy đủ các thiết bị cần thiết. Vậy trong Raspberry Pi có gì?
Cực đơn giản, khi mở Rasperry Pi ra bạn có thể nhìn thấy
- cổng HDMI cho video, âm thanh
- 2 cổng USB: điểm đặc biệt là cổng USB 2.0 nên có thể cắm thêm bàn phím, chuột, bộ thu GPS... do đó mà có thể mở rộng phạm vi ứng dụng. Vì RP chạy Linux nên hầu hết thiết bị chỉ cần cắm và chạy (Plug-n-Play) mà không cần cài driver phức tạp.
- 1 đầu đọc thẻ nhớ SD từ >= 4G (hệ điều hành cài ở đây)
- cổng Ethernet: đã test và tốc độ khá chậm
- model B thì có wifi nhé
- jack 3.5 mm cho headphone
- Chip, Ram: 700mHz, tương đương với Motorola đời 2008, có thể chạy Linux, nhân GPU đủ để chơi game MiniCraft , và xem video full HD.
- jack nguồn: nguồn RP khá đơn giản, micro USB 5V, tối thiểu 700mA: cực tiện lợi vì có thể tận dụng xạc smartphone. Điểm này cực tiện lợi và làm tôi ngạc nhiên về lượng tiêu thụ của RP. Tuy nhiên RP không có pin, bắt buộc phải cắm nguồn liên tục nên hơi bất lợi
- bộ đèn LED
Chỉ có thế thôi, bạn có thể bắt đầu tưởng tượng ra những thứ có thể với ngần này thiết bị rồi đấy!
Cụ thể kiến thức cơ bản về phần cứng của RP bạn có thể tìm thấy ở trang này https://www.raspberrypi.org/
Cài đặt Raspberry
Bài học đầu tiên với RP là cài đặt. Mục tiêu:
- Cài đặt 1 hệ điều hành lên RP
- Sau khi cài đặt có thể truy cập vào RP thông qua hệ hành này.
Các hệ điều hành có thể chạy trên Raspberry Pi cho đến nay:
- Raspbian ( hệ điều hành chính thức của Raspberry Pi) dựa trên nền tảng Debian
- Ubuntu MATE : là phiên bản Ubuntu chính thức cho RP, cung cấp giao diện đồ hoạ, có Ubuntu apt install package, Ubuntu Center. Ubuntu Mate cơ bản có đầy đủ tính năng editor text, trình xem ảnh, system monitor...
- Snappy Ubuntu: bản Ubuntu OS nhẹ cho RP, theo đó các ứng dụng chạy nhanh hơn và hỗ trợ các gói install, uninstall khác với Ubuntu Mate. Bản 15.04 có thể cài trên thẻ nhớ 4GB
- Pidora: nghe giống Fedora , chuẩn Pidora là bản mix của Fedora cho RP.
Ngoài ra còn nhiều OS khác cho RP như Linutop, SARPi, Arch Linux ARM, Gentoo Linux, FreeBsd, Kali Linux... Ở trang sau có nhiều thông tin về các OS, và cách cài đặt chúng http://www.hongkiat.com/blog/pi-operating-systems/
Để cài đặt hệ điều hành cho RP cần chuẩn bị:
- Xác định phiên bản mà bạn sẽ cài đặt, có thể bắt đầu với Raspbian
- 1 thẻ nhớ SD, min 4GB
- RP
- Ở trang này có hướng dẫn rất cụ thể về cài đặt 1 Raspbian bằng video và có hướng dẫn tiếng Việt đầy đủ nên tôi không trình bày chi tiết phần này nữa. Trích đường dẫn để các bạn tiện theo dõi https://www.youtube.com/watch?v=kejob1857pE
Bước đầu tiên là cài đặt RP khá đơn giản, format thẻ nhớ, tải bộ cài vào thẻ và đưa vào khe thẻ, tôi mất khoảng 30 phút cho việc cài đặt. Hệ điều hành cài xong trông khá thú vị như thế này:
Sơ lược những thứ có thể quẩy với Raspberry
Với phần cứng này bạn có thể thấy giới hạn của RP là không dành cho các task vụ lớn, trừ phi bạn kết nối chúng với nhau. RP phù hợp với cả lập trình phần cứng và phần mềm, chính xác nó giống một máy tính thu nhỏ.
- RP chạy Linux và hỗ trợ commandline nên bạn có thể sử dụng nó để quản trị RP
- Lập trình nhúng: cho phép lập trình điều khiển cổng vào, ra cho RP, từ đó kết nối được với thiết bị bên ngoài để điều khiển hoặc giải quyết 1 bài toán thực tế. Các ngôn ngữ được sử dụng trong lập trình RP cho đến nay gồm Python, C, C++, Java, Scratch, Ruby, JavaScript, Html5, Perl, Elang. Phổ biến nhất và nhanh nhất có lẽ là Python. Hiện nay các dự án DIY cho RP rất nhiều, và thú vị cực, nó giải quyết bài toán từ cực nhỏ cho đến lớn. Lập trình RP kết nối lập trình trừu tượng và thế giới thực, qua đó mà làm cho lập trình sinh động và trực quan hơn.
Một số ví dụ về lập trình nhúng trên RP
- kết nối với tivi ( biến tivi thường thành smart tivi, khá vui nếu cái tivi 17inch đời 2000 của nhà bạn có thể kết nối internet, xem HBO, youtube ầm ầm )
- remote qua máy tính
- nhận dạng hình ảnh qua camera (phát hiện có người về nhà và phát nhạc chào mừng )
- máy pha cafe di động ( http://raspberrypi.vn/tin-tuc/nhung-ung-dung-tuyet-voi-tu-raspberry-pi-248.pi)
- RP Glasses
- biến RP thành máy chơi game cầm tay ... Có nhiều project hay ho ở trang sau http://www.cnet.com/how-to/25-fun-things-to-do-with-a-raspberry-pi/ http://www.itpro.co.uk/mobile/21862/raspberry-pi-top-20-projects-to-try-yourself
Với Raspberry Pi bạn có thể nghịch ngợm đủ thứ, nếu đam mê DIY, mình nghĩ bạn nên sắm một con, giá không quá chat, khoảng 35$ cho model B. Nó không thay thế hoàn toàn hệ thống máy tính mà đủ khả năng để đảm nhiệm một task vụ nhỏ, phù hợp với bạn nào thích khám phá.
Reference
https://learn.sparkfun.com/tutorials/tags/raspberry-pi http://raspberrypi.vn/ https://www.raspberrypi.org/picademy/
Have fun! yah!
All rights reserved