+5

Android AIDL

Lần trước mình có viết 1 bài giới thiệu tổng quan về process trong Android. Bạn nào muốn có thể tham khảo tại đây. Vì vậy chủ đề bài viết của mình bữa này cũng liên quan đến process. 😃).

OK. Các bạn đã bao giờ có (tạo) 2 apps có cùng logic hay có các giá trị giống nhau trong cùng 1 database chưa ? Nói 1 cách dễ hiểu hơn là bạn muốn truyền data giữa 2 apps với nhau. Vậy thì phải làm thế nào bây giờ ??. 😃) Rất may cho Android developers là Android có cung cấp 1 cách để share data giữa các apps hay nói chính xác hơn là giữa các processes. Với AIDL thì công việc này chưa bao giờ dễ dàng hơn thế 🤣 (Đấy là mấy pro nói thế chứ mình thì không thấy như vậy). Now Let's started

Tổng quan

AIDL (Android Interface Definition Language) được sử dụng khi ta muốn thực hiện IPC(interprocess communication) tức là truyền thông liên tiến trình. Tuy nhiên AIDL chỉ thích hợp cho các trường hợp cần xử lí multithreading, còn không thì chúng ta có thể sử dụng Messenger.

Nguyên lí hoạt động

  • AIDL làm việc giống như là thành phần trung gian giữa client vá server application
  • AIDL sẽ cho phép tạo 1 interface để cả client và service có thể giao tiếp thông qua nó
  • Client app sẽ tạo 1 vài actions cụ thể và truyền data/request tới server app để xử lí. Sau đó server sẽ trả về kết quả thích hợp cho client
  • Có thể truyền primitive type data hoặc custom object giữa các app với nhau
  • Với custom object thì ta phải phân rã nó thành các thành phần dữ liệu nguyên thủy để system có thể đọc và sau đó AIDL sẽ marshalling lại object đó

Cách sử dụng

OK. Giờ sẽ là thực hành 😃). Như đã nói ở nguyên lí hoạt động trên, thì chúng ta phải có ít nhất là 2 app đóng vai trò là server và client để giao tiếp với nhau. Trước hết hãy cùng tạo server app trước nhé 😃)

Tạo server app

  • Tạo 1 project như bình thường. Có thể lấy tên là MyServer chẳng hạn 😃)
  • Tạo empty activity làm launching activity
  • Tạo file .aidl trong src directory. Với ví dụ này sẽ là IAdd.aidl

  • Sau đó ta có thể thêm các method vào trong AIDL interfacce như ví dụ trong hình

  • Tiếp đến ta tạo 1 file java kế thừa Service class và giá trị trả về trong onBind() phải implement AIDL interface vừa được tạo để override lại các method trong nó. Trong vd này mình lấy tên là AdditionService (Khi buil project thì android sẽ tự sinh ra Stub class trong gen directory)

  • Cuối cùng ta cũng không quên là phải khai báo AdditionService trong AndroidManifest.xml và thêm thuộc tính exported=true cho service để nó có thể dk public cho client, đồng thời khai bao intent-filter cho service

Ok vậy là phần server đã xong 😂😂

Tạo client app

  • Tương tự như server app ta cũng tạo 1 project như bình thường
  • Sau đó ta copy .aidl file trong server app đã tạo trước đó vào src directory của client
  • Trong MainActivity của client ta sẽ phải bind đến service của server thông qua ServiceConnection để lấy được IBinder trong service và gọi các method thông qua interface này.

Ok vậy client cũng đã xong. Nhưng đó chỉ là cách mà chúng ta thực hiện đối với các dữ liệu đơn giản hay primitive data. Vậy đối với các object mà user custom thì sao ? 🤣🤣 Có vẻ khó dần đều rồi đấy 😃)

Truyền custom object

Để truyên được custom object giữa client và server thì ta thay đổi 1 vài thứ ở cả client và server.

Với server app

  • Tạo model class như bình thường nhưng phải implement Parcelable và override lại các hàm trong nó. Trong ví dụ này sẽ là Person.java

  • Tạo 1 file .aidl có cùng tên với tên của model class => person.aidl và cũng đặt trong src directory
  • Trong person.aidl chỉ thêm đúng 1 dòng như hình bên dưới

  • Cuối cùng ta phải import class Person trong IAdd interface và thêm các method cần thiểt cho client request.

Với client app

  • Copy model class (Person.java) vào client
  • Copy person.aidl vào thư mục giống hệt như của server app
  • Cũng import Person.java vào IAdd.aidl của client app giống như của server
  • Giờ thì chúng ta có thể gọi bất cứ method nào mà IAdd interface cung cấp từ bên phía client từ IBinder đã lấy được trước đó trong MainActivity

Phù 😂😂😂 Cũng khá đơn giản phải không nào ? :v

Kết luận

Nói dài vậy chứ nhưng theo mình thì các bạn có thể kết luận thành vài điểm chính sau đây:

  1. AIDL hoạt động như 1 thành phần trung gian giữa client app và server app
  2. Ta có thể truyền simple data (primitive data) hoặc custom object (phải implement Parcelable) thông qua AIDL
  3. Các file .aidl của server và client có nội dung giống hệt nhau và được đặt trong src directory và có cùng đường đẫn
  4. Giá trị trả về trong onBind() của service phải implement các method có trong AIDL interface
  5. Client sẽ bind lấy service và gọi được các method mà AIDL interface cung cấp => That done! Happy coding 😃

Tài liệu tham khảo


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí