Accessibility Testing là gì ? (Phần 1)
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 3 năm
Tóm tắt các phần:
Phần 1: Định nghĩa Accessibility Testing và tại sao phải thực hiện test Accessibility, cách test Accessibility như thế nào.
Phần 2: Các loại khuyết tật
Phần 3: Các công cụ kiểm thử khả năng truy cập.
******************************* **********************************************************************************
1. Accessitbility Testing (Kiểm thử khả năng tiếp cận)
Là một tập con của usability testing, được thực hiện để chắc chắn rằng ứng dụng được kiểm thử hữu dụng với những người khuyết tật (khiếm thị, khiếm thính, người già và nhóm người thiệt thòi trong cuộc sống). Nhóm người gặp thiệt thòi trong cuộc sống sử dụng công nghệ hỗ trợ nhằm giúp đỡ họ vận hành các sản phẩm phần mềm.
- Phần mềm nhận dạng giọng nói : Nó sẽ chuyển đổi từ giọng nói sang văn bản, đóng vai trò như đầu vào máy tính.
- Phần mềm đọc màn hình : Được sử dụng để đọc văn bản được hiển thị trên màn hình
- Phần Mở rộng Màn hình : Dùng để phóng to màn hình và giúp người đọc khiếm thị dễ đọc.
- Special keyboard : Bàn phím với thiết kế đặc biệt khiến người dùng dễ dàng hơn trong việc thao tác bấm phím
- Bàn phím đặc biệt : được thiết kế cho những người gặp khó khăn trong việc đánh máy.
2. Why accessibility Testing?
-
Lý do 1: Tiếp cận thị trường người khuyết tật: Khoảng 20% dân số là những người khuyết tật. Cứ 10 người lại có 1 người khuyết tật nặng. Cứ 2 người lại có 1 người trên 65 tuổi suy giảm các chức năng. Định nghĩa khuyết tật bao gồm mù, điếc, tật nguyền hoặc có bất cứ rối loạn nào trong cơ thể. Một sản phẩm phần mềm có thể phục vụ cho thị trường lớn này nếu nó tạo ra được sự thân thiện với người khuyết tật. Các vấn đề trợ năng trong phần mềm có thể được giải quyết nếu Kiểm thử khả năng tiếp cận trở thành một phần của vòng đời kiểm thử phổ thông nói chung.
-
Lý do 2: Tuân thủ luật pháp về khả năng tiếp cận Các cơ quan chính phủ trên toàn thế giới đã đưa ra các quy phạm pháp luật đòi hỏi các sản phẩm CNTT phải có khả năng tiếp cận được với người tàn tật. Dưới đây là các quy định pháp lý của các chính phủ về luật khả năng tiếp cận: Hoa Kỳ: Đạo luật người Mỹ và các hành vi tiếp cận - 1990 Vương quốc Anh: Đạo luật về Phân biệt hành vi Khuyết tật - 1995 Úc: Đạo luật về Phân biệt hành vi Khuyết tật - 1992 Ireland: Luật Người khuyết tật 2005 Như vậy, kiểm thử tiếp cận rất quan trọng để đảm bảo tuân thủ pháp luật.
-
Lý do 3: Tránh các vụ kiện ngoài ý muốn: Trước đây, các công ty thuộc Fortune 500 đã bị kiện vì sản phẩm của họ không thân thiện với người khuyết tật. Dưới đây là một vài trường hợp nổi bật: Liên đoàn Người khiếm thị Quốc gia (NFB) vs Amazon (2007) Sexton và NFB vs Target (2007) Giải quyết giữa NFB Vs AOL (1999) Điều tốt nhất là tạo ra những sản phẩm hỗ trợ người khuyết tật và tránh các vụ kiện ngoài ý muốn.
Những người khuyết tật nào được hỗ trợ? Ứng dụng phải hỗ trợ được những người khuyết tật như dưới đây:
3. How to do accessibility testing?
Accessibitlity Testing có thể được thực hiện bở 2 cách:
- Thủ công
- Tự động
Những điểm dưới đây cần được kiểm tra cẩn thận cho ứng dụng được sử dụng bởi tất cả người dùng. Bản ghi chú dưới đây sẽ có ích cho việc xác nhận accessibility testing.
- Liệu rằng ứng dụng có hỗ trợ bàn phím tương đương cho tất cả các thao tác chuột và các cửa sổ?
- Liệu hướng dẫn được cung cấp như một phần của tài liệu hướng dẫn sử dụng?
- Nó có dễ hiểu và vận hành ứng dụng bằng cách sử dụng tài liệu?
- Liệu các tab có được sắp xếp 1 cách logic để đảm bảo hoạt động thông suốt?
- Liệu phím tắt có được cung cấp trong bảng điều khiển?
- Liệu ứng dụng có hỗ trợ tất cả các hệ điều hành?
- Liệu thời gian phản hồi của mỗi màn hình hoặc của page có đảm bảo rõ ràng để người dùng cuối biết - được thời gian chờ là bao lâu?
- Liệu tất cả các nhãn dán đã được viết chính xác trong ứng dụng?
- Màu sắc của ứng dụng có linh hoạt với tất cả người dùng?
- Màu sắc và các icon được sử dụng có phù hợp để người dùng cuối dễ hiểu không?
- Ứng dụng có âm thanh thông báo không?
- Người dùng có thể điều chỉnh âm thanh hoặc video?
- Kiểm tra để đảm bảo rằng mã màu không bao giờ được sử dụng như là phương tiện duy nhất để chuyển tải thông tin hoặc chỉ ra hành động
- Người dùng có thể điều chỉnh hoặc vô hiệu hóa màn hình flash, lật xoay và hành động không?
- Kiểm tra để chắc chắn mã màu không phải là phương tiện sử dụng duy nhất để chuyển tải thông tin hoặc chỉ ra hành động
- Nội dung âm thanh và hình ảnh liên quan có được người khuyết tật nghe thấy không? Kiểm tra tất cả các trang đa phương tiện không có biểu tượng loa trên trang web.
- Việc đào tạo có cung cấp cho người dùng khuyết tật khả năng làm quen với các phần mềm hoặc ứng dụng?
< Còn phần 2>
All rights reserved