+3

90 ngày DevOps - Ngày 12 - Nhận thông tin đầu vào sử dụng con trỏ và chương trình hoàn thiện

Nhận thông tin đầu vào sử dụng con trỏ và chương trình hoàn thiện

Hôm qua Ngày 11, chúng ta đã tạo chương trình Go đầu tiên của mình độc lập và các phần nhận thông tin đầu vào của người dùng đã được tạo dưới dạng các biến trong mã với giá trị cho sẵn. Bây giờ chúng ta muốn hỏi người dùng cho đầu vào của họ để cung cấp cho biến giá trị để có thể in ra thông điệp cuối cùng.

Nhận thông tin đầu vào từ người dùng

Trước khi làm điều đó, chúng ta hãy xem xét lại ứng dụng của mình và xem qua các biến mà chúng ta muốn kiểm tra trước khi nhận thông tin đầu vào của người dùng.

Hôm qua, chúng ta đã hoàn thành mã giống như file day11_example4.go, chúng ta đã xác định thủ công các biến và hằng số challenge, daystotal, dayscomplete.

Bây giờ hãy thêm một biến mới có tên là TwitterName, bạn có thể tìm thấy mã mới này tại day12_example1.go và đây sẽ là đầu ra nếu chạy mã này.

Day12_Go1.png

Chúng ta đang ở ngày thứ 12 và chúng ta sẽ cần phải thay đổi số ngày đã hoàn thành mỗi ngày và biên dịch lại mã nếu nó này là mã cứng (hard code), điều này có vẻ không tốt cho lắm

Nhận thông tin đầu vào của người dùng, giá trị có thể là tên và số ngày đã hoàn thành. Để thực hiện việc này, chúng ta có thể sử dụng một hàm khác từ bên trong gói fmt.

Các chức năng khác nhau cho đầu vào và đầu ra được định dạng (I/O) có trong gói fmt

  • In ra tin nhắn
  • Nhận thông tin đầu vào của người dùng
  • Ghi thành tệp

Thay vì chỉ định giá trị của một biến, chúng ta sẽ yêu cầu người dùng nhập thông tin đầu vào của họ.

fmt.Scan(&TwitterName)

Lưu ý việc sử dụng & trước biến. Đây được gọi là một con trỏ mà chúng ta sẽ đề cập trong phần tiếp theo.

Trong mã của chúng ta day12_example2.go, bạn có thể thấy rằng chúng ta yêu cầu người dùng nhập hai biến, TwitterNameDaysCompleted

Bây giờ hãy chạy chương trình và bạn thấy có đầu vào cho cả hai điều trên.

Day12_Go2.png

Được rồi, thật tuyệt, chúng ta đã nhận được thông tin người dùng nhập vào và in một tin nhắn nhưng vẫn còn việc cho biết còn bao nhiêu ngày trong thử thách của mình.

Để thực hiện điều đó, chúng ta sẽ tạo một biến có tên gọi là remainingDays và khai báo giá trị này trong mã của mình là 90, sau đó, thay đổi giá trị này để in ra những ngày còn lại sau khi nhận được thông tin người dùng nhập cho DaysCompleted. Có thể làm điều này với thay đổi biến đơn giản này.

remainingDays = remainingDays - DaysCompleted

Bạn có thể xem chương trình đã hoàn thành tại đây day12_example3.go.

Nếu chạy chương trình này, bạn có thể thấy phép tính đơn giản được thực hiện dựa trên đầu vào của người dùng và giá trị của remainingDays

Day12_Go3.png

Con trỏ là gì? (Biến đặc biệt)

Con trỏ là một biến (đặc biệt) trỏ đến địa chỉ bộ nhớ của một biến khác.

Bạn có thể đọc kỹ hơn tại geeksforgeeks

Hãy đơn giản hóa mã và xem chương trình thay đổi khi có và không có & trước một các lệnh in của chúng ta, nó sẽ in ra địa chỉ bộ nhớ của con trỏ. Tôi đã thêm ví dụ ở đây. Day12_example4.go

Dưới đây là kết quả chạy mã này

Day12_Go4.png

Resources

Hẹn gặp lại vào Ngày 13.

VNTechies Dev Blog 🇻🇳 - Kho tài nguyên về Cloud ☁️ / DevOps 🚀

discord_banner.png

Anh chị em hãy follow/ủng hộ VNTechies để cập nhật những thông tin mới nhất về Cloud và DevOps nhé!

License

CC BY-NC-SA 4.0

Các bài viết là bản tiếng Việt của tài liệu 90DaysOfDevOps của Micheal Cade và có qua sửa đổi, bổ sung. Tất cả đều có license Creative Commons Attribution-NonCommercial-ShareAlike 4.0 International License.

License này chỉ cho phép người khác có thể thực hiện đăng tải lại, chỉnh sửa và xây dựng dựa trên nội dung gốc cho mục đích phi thương mại kèm theo điều kiện ghi công cho tác giả chẳng hạn như: nêu tên tác giả, dẫn link tới tác phẩm gốc hoặc theo yêu cầu riêng của tác giả; Ngoài ra, các bản phân phối, sửa đổi bắt buộc phải gắn cùng license với tác phẩm gốc.


Bài viết này bởi Anh Cloud được cấp phép theo CC BY-NC-SA 4.0

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí