7 thói quen xấu mà Graphic Designer cần loại bỏ
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 3 năm
Mỗi Designer đều từng có các dự án thiết kế không đạt yêu cầu. Một số designer cố gắng tiết kiệm thời gian và bỏ quên 1 vài điều đáng ra nên áp dụng ngay vào dự án của họ. Nếu thiết kế của bạn chỉ đạt mức “Trung bình” và khách hàng hài lòng với điều đó, thật dễ dàng để bỏ qua những lỗi đang có và chắc chắn trong tương lai việc này sẽ còn lặp lại. Và sớm thôi, việc tự hài lòng sẽ trở thành một thói quen xấu và cuối cùng bạn sẽ để vuột mất rất nhiều khách hàng lớn hơn. Chúng ta luôn có đủ khả năng để làm tốt hơn và tránh xa những thói quen xấu.
Để có một thiết kế tốt cần phải đi theo từng bước. Nếu một Designer có thói quen xấu bỏ qua bất kỳ một bước nào trong quy trình thiết kế một sản phẩm, người dùng sản phẩm sẽ phải chịu hậu quả nhiều nhất. Thật dễ dàng để tạo ra những thói quen tốt khi thiết kế. Đó là việc lập một kế hoạch rõ ràng, luôn kiểm tra lại trong suốt quá trình thực hiện dự án, chỉnh sửa và đi theo những bước mà đã lập ra từ đầu.
Hiểu rõ về những sai lầm của một Designer hay gặp phải đó là bước đầu tiên trên con đường hoàn thiện bản thân. Sau đó hãy xem bản thân mình có mắc phải 1 trong những thói quen sau đây hay không.
1. Sự nghèo nàn của Typography
Khi sử dụng sai Typography có thể làm cho dự án của bạn đổ bể hết. Một vài quyết định sai lầm như chọn kiểu chữ khó đọc, dùng quá nhiều kiểu chữ hay áp dụng những kiểu chữ không phù hợp với nội dung. Dưới đây là một số cách giúp bạn giải quyết các vấn đề trên:
- Chỉ sử dụng từ 2 đến 3 phông chữ.
- Kết hợp hài hòa giữa kiểu chữ tròn, có cùng chiều cao, hoặc thanh lịch, đơn giản.
- Kết hợp hài hòa giữa kiểu chữ có chân(serif) và không chân(san serif)
- Hãy chắc chắn rằng mọi từ ngữ đều có thể đọc được.
- Sử dụng màu sắc phù hợp với kiểu chữ.
2. Sợ hãi những khoảng trắng
Khi một Designer cố gắng sắp xếp tất cả các thông tin vào những khoảng trống đã được phân bổ sẵn, đôi khi điều này lại khiến cho thiết kế trở nên lộn xộn và gây ảnh hưởng xấu đến toàn bộ thiết kế. Điều quan trọng là dành cho mỗi thành phần trong thiết kế một khoảng trắng phù hợp để không xảy ra sự chồng chéo. Các tiêu đề cần có kích thước lớn hơn và nội dung nhỏ hơn cần nhiều nhiều khoảng trống. Hãy chắc chắn chỉnh sửa nội dung sao cho phù hợp với khoảng không gian được định sẵn. Sử dụng một hệ thống lưới là một cách giúp định dạng thông tin, khoảng trống giữa các thành phần trong thiết kế sẽ đều nhau hơn.
3. Sử dụng Raster thay vì Vector
Sử dụng các đối tượng Raster không có gì là sai nhưng trong hầu hết trường hợp, khi sử dụng các đối tượng đồ họa làm nền hoặc logo thì nên lựa chọn Vector. Đối tượng Raster được tạo thành bởi hàng triệu điểm ảnh như ảnh kỹ thuật số. Khi kích thước hình ảnh thay đổi vì các điểm ảnh càng trở nên rõ hơn khiến cho hình ảnh bị mờ nhạt, thiếu sắc nét. Luôn luôn sử dụng các định dạng Vector trong thiết kế vì nó sẽ không bao giờ mất đi chi tiết, độ sắc nét. Lý do là vì đối tượng Vector được tạo thành từ các đường cong, đường thẳng và các điểm nút trong khi hình ảnh Raster được tạo thành từ các điểm ảnh vuông vắn. Cho dù đó là in ấn, trên điện thoại, trang web, các đối tượng Vector luôn luôn tạo cảm giác giống nhau.
4. Sử dụng quá nhiều màu sắc
Trước khi bắt tay vào thiết kế, việc không lập kế hoạch sử dụng màu sắc nào sẽ dẫn đến vấn đề xấu. Sự thiếu thốn màu sắc khiến cho thiết kế trở nên nhàm chán, hoặc nếu sử dụng quá nhiều màu sắc sẽ làm cho thiết kế trở nên lộn xộn và thiếu chuyên nghiệp. Khi các tông màu trở nên bão hòa sẽ xuất hiện ảo giác chuyển động, khi nhìn vào sẽ khiến cho mắt người xem bị căng thẳng, khó chịu. Cách tốt nhất là để tránh điều này là sử dụng 2 hoặc có thể là 3 màu và sắc độ của màu đó để đạt được hiệu quả tối đa.
5. Quên đi khoảng cách ký tự (Kerning)
Khi một Designer bỏ qua yếu tố Kerning, sẽ có một sự khác biệt rõ rệt giữa một thiết kế có và không có kerning. Nếu một thiết kế chứa nhiều nội dung văn bản thì việc điều chỉnh nhỏ của Kerning sẽ là điều cần thiết. Kerning được định nghĩa là khoảng cách giữa 2 chữ cái. Đôi khi có một số ký tự quá gần hoặc quá xa, việc điều chỉnh kerning mặc định sang một con số nào đó phù hợp sẽ giải quyết được vấn đề này. Đây là một chi tiết nhỏ nhưng tạo lên sự tinh tế cho thiết kế của bạn.
6. Bỏ qua việc rà soát lỗi
Lỗi chính tả luôn luôn là một điểm chết và nó đặc biệt đúng đối với các nhà thiết kế. Thật là không chuyên nghiệp khi gửi một bản thiết kế sai chính tả cho khách hàng. Điều này sẽ không bao giờ mang lại sự tốt đẹp và cái giá phải trả cho việc không rà soát lỗi là rất tốn kém. Nếu một dự án đã được in và có lỗi chính tả, khách hàng sẽ không phải trả tiền nó. Và sẽ rất tốn kém nếu phải in lại. Để tránh điều này thì khi dự án hoàn thành, hãy đọc lại và rà soát lỗi. Sau đó hãy bỏ qua việc đó trong một khoảng thời gian. Quay trở lại, đọc và rà soát lỗi một lần nữa, và nếu cần thiết thì lặp đi lặp lại nhiều lần việc đó đến khi nào chắc chắn không còn lỗi thì thôi.
7. Xem nhẹ việc đóng gói sản phẩm
Khi dự án hoàn thành, sau đó là khoảng thời gian gửi sản phẩm cho khách hàng. Sẽ là không đủ nếu chỉ gửi các văn bản và các tập tin ảnh. Tất cả mọi thứ phải được đóng gói hoàn chỉnh trong đó bao gồm tất cả mọi thứ sử dụng trong dự án. Đó là 1 gói hoàn chính, nếu không làm việc này một cách chính xác, việc này sẽ gây khó dễ cho người nhận được gói đó. Có rất nhiều điều xảy ra như mất, thiếu tập tin hay bản thiết kế bị hỏng v.v…
Các đơn giản để tránh việc này là tất cả các tập tin thiết kế khi đã hoàn thành cần được đóng gói một cách hoàn chỉnh và chính xác. Adobe’s “package” chứa tất cả các định dạng tập tin cần thiết để gửi đi. Ngoài ra chúng ta có thể thực hiện bằng tay bằng cách tạo các thư mục riêng cho phông chữ, các hình ảnh, video hoặc bất cứ một thứ gì khác sử dụng trong dự án. Khi gửi bản thiết kế cuối cùng cho khách hàng sẽ cần kèm theo các thư mục này.
Kết luận
Tất cả chúng ta điều biết rằng những thói quen xấu có thể ảnh hưởng đến toàn bộ sự nghiệp và làm giảm cơ hội tiếp cận các khách hàng trong tương lai. Có thể các thói quen xấu đã bắt đầu khi một designer tiến vào con đường thiết kế. Họ được đào tạo sử dụng các phần mềm thiết kế và có con mắt của một nhà thiết kế. Họ cũng được dạy để tránh xa những thói quen xấu dẫn đến thất bại.
Để phá vỡ những thói quen xấu đang mắc phải, hay quay trở lại với những vấn đề cơ bản và làm theo đúng những gì đã được giảng dạy trong đầu. Sau khi một dự án được hoàn thành, hãy kiểm tra kỹ lưỡng, chú ý từng chi tiết dù là nhỏ nhất. Thực hiện điều chỉnh để đảm bảo sự hoàn hảo của bản thiết kế. Là một nhà thiết kế, hãy giữ đúng và thực hiện theo từng bước một, điều này sẽ khiến các thói quen xấu dần dần bị thay bằng những thói quen tốt đẹp và bạn sẽ nhận ra được hiệu quả mà nó đem lại.
All rights reserved