-1

7 nguyên tắc thiết kế cho IoT

  • Ngày nay, IoT đang trở thành một xu hướng cho sự phát triển của xã hội thông minh, nơi mà mọi vật có thể kết nối Internet và giao tiếp với nhau. Cuộc sống hằng ngày của chúng ta ngày càng tràn ngập những đồ vật thông minh, nó xuất hiện trong nhà, trong môi trường làm việc và tại các thành phố cũng như theo chúng ta đi khắp nơi (đồng hồ thông minh, quần áo thông minh ...). Để có những cái nhìn ban đầu về IoT, trong bài viết này, mình xin chia sẻ 7 nguyên tắc thiết kế cho IoT.

Nguyên tắc thứ 1: Tập trung vào giá trị

Trong thể giới của IoT, việc nghiên cứu người dùng và thiết kế dịch vụ là 2 thành phần tối quan trọng. Trong khi có nhiều người luôn mong muốn được thử nghiệm những công nghệ mới thì cũng có một số đông lại miễn cưỡng với công nghệ mới và luôn thận trọng khi sử dụng, do cảm thấy không tin tưởng. Để giải pháp IoT trở nên phổ biến rộng rãi, chúng ta cần phải khai thác sâu vào nhu cầu của người dùng để tìm ra đâu là vấn đề thực sự đáng để giải quyết và giá trị đích thực của giải pháp. Chúng ta cũng cần phải tìm hiểu những gì có thể là rào cản trong việc áp dụng công nghệ mới nói chung và giải pháp của chúng ta nói riêng.

Nguyên tắc thứ 2: Tạo ra cái nhìn toàn diện

Các giải pháp IoT thường bao gồm nhiều thiết bị với các đặc điểm khác nhau về mặt vật lý cũng như điểm tiếp cận. Giải pháp cũng có thể được cung cấp với sự hợp tác của nhiều nhà cung cấp dịch vụ khác nhau. Chúng ta cần phải có một cái nhìn toàn diện trên toàn bộ hệ thống, xác định vai trò của mỗi thiết bị và dịch vụ, mô hình hóa khái niệm về cách người dùng hiểu và nhận thức về hệ thống. Toàn bộ hệ thống cần phải làm việc một cách trơn tru với nhau để tạo ra một trải nghiệm tốt nhất.

Nguyên tắc thứ 3: Đặt an toàn lên hàng đầu

Vì các giải pháp IoT được ứng dụng trực tiếp trong thực tế nên hậu quả xảy ra có thể cực kỳ nghiêm trọng; vì vậy, xây dựng sự tin tưởng nên là một trong những ưu tiên hàng đầu trong thiết kế của chúng ta. Niềm tin được xây dựng từ từ và dễ bị mất đi, do đó chúng ta phải thực sự đảm bảo rằng mọi sự tương tác với sản phẩm / dịch vụ được tạo dựng bằng sự tin tưởng hơn là phá vỡ nó. Điều này có ý nghĩa gì trong thực tế? Trước hết, nó có nghĩa là hiểu được các tình huống lỗi liên quan đến bối cảnh sử dụng, phần cứng, phần mềm và mạng, cũng như tương tác của người dùng để cố gắng ngăn chặn chúng. Thứ hai, xem xét bảo mật dữ liệu và sự riêng tư là yếu tố chính trong thiết kế của chúng ta. Điều quan trọng là người dùng cản thấy rắng dữ liệu cá nhân của họ được an toàn; nhà riêng, môi trường làm việc và đồ vật hàng ngày không thể bị tấn công và những người thân yêu của họ không bị nguy hiểm. Thứ ba, đảm bảo chất lượng rất quan trọng và không chỉ nên tập trung và việc kiểm tra phần mềm mà còn về kiểm tra hệ thống đầu cuối, kiểm tra trong bối cảnh thực tế.

Nguyên tắc thứ 4: Quan tâm đến bối cảnh

Các giải pháp IoT tồn tại giữa thế giới vật lý và kỹ thuật số. Các mệnh lệnh được đưa ra thông qua các giao diện kỹ thuật số có thể tác động trực tiếp tới thế giới thực, nhưng khác với các mệnh lệnh này, các hành động xảy ra trong thế giới thực không thể hoàn toàn được hoàn tác. Trong bối cảnh thực tế, rất nhiều điều bất ngờ có thể xảy ra và đồng thời người dùng phải cảm thấy được an toàn và kiếm soát được mọi tình huống.

Nguyên tắc thứ 5: Xây dựng một thương hiệu mạnh

Do bối cảnh thế giới thực của các giải pháp IoT, bất kể chúng ta thiết kế cẩn thận đến đâu và cố gắng xây dựng sự tin tưởng thì một vấn đề bất ngờ có thể xảy ra tại một số thời điểm sẽ khiến cho giải pháp của chúng ta thất bại. Trong tình huống này, điều vô cùng quan trọng là chúng ta phải xây dựng được một thương hiệu mạnh và thực sự gây ấn tượng với người dùng, Khi họ cảm thấy kết nối với thương hiệu của chúng ta, họ sẽ sẵn sàng bỏ qua những lỗi hệ thống và tiếp tục sử dụng giải pháp. Trong khi thiết kế thương hiệu chúng ta cần ghi nhớ rằng: sự tin tưởng là yếu tố chủ chốt của thương hiệu, là một trong những giá trị thương hiệu cốt lõi.

Nguyên tắc thứ 6: Đưa ra nguyên mẫu sớm và thường xuyên

Thông thường, vòng đời của phần cứng và phần mềm luôn có sự chênh lệch, nhưng vì giải pháp IoT thành công cần của hai yếu tố phần cứng và phần mềm nên vòng đời của chúng cần được cân bằng. Các giải pháp của IoT rất khó nâng cấp, bởi vì một khi đối tượng kết nối được đặt ở đâu đó, nó không dễ dàng được thay thế bằng một phiên bản mới hơn, đặc biệt là khi người dùng phải trả tiền cho việc nâng cấp và thậm chí là phần mềm bên trong đối tượng kết nối có thể khó cập nhật vì lý do bảo mật và riêng tư. Do những yếu tố này và tránh phải nâng cấp những phần cứng tốn kém, điều quan trọng là phải có được giải pháp đúng đắn ngay từ khi bắt đầu.

Nguyên tắc thứ 7: Sử dụng dữ liệu có trách nhiệm

Các giải pháp IoT có thể dễ dàng tạo ra hàng tấn dữ liệu. Tuy nhiên, ý tưởng không phải là tích trữ càng nhiều dữ liệu càng tốt, mà thay vào đó là xác định các điểm dữ liệu cần thiết để làm cho giải pháp trở nên hữu ích. Tuy nhiên, lượng dữ liệu có thể rất lớn, do đó chúng ta phải hiểu được khả năng của khoa học dữ liệu và cách để hiểu được dữ liệu. Khoa học dữ liệu cung cấp rất nhiều thông tin để giảm tải thời gian, năng lượng sử dụng... Nó có thể được sử dụng để tự động hóa các quyết định phụ thuộc vào bối cảnh lặp đi lặp lại. Hiểu được dữ liệu sẵn có và cách sử dụng nó để giúp người dùng là yếu tố chính trong việc thiết kế các giải pháp IoT thành công.


All Rights Reserved

Viblo
Let's register a Viblo Account to get more interesting posts.