0

7 kỹ năng mềm mọi QA tester cần có

Nếu đọc qua danh sách các công việc yêu cầu cho vị trí đảm bảo chất lượng và chuyên gia kiểm thử, bạn sẽ thấy một list dài các yêu cầu về kỹ thuật và kinh nghiệm mong muốn. Các kỹ năng mềm được rút ngắn, nhưng chúng cũng rất quan trọng. Và bạn nên tin rằng bạn sẽ được đánh giá về kỹ năng mềm trong cuộc phỏng vấn, cho dù bạn đang ứng tuyển cho vị trí manual tester hay automation tester.

Trong mô tả công việc, các yêu cầu điển hình thường bao gồm: bằng cấp, số năm kinh nghiệm làm việc, thành thạo với database và môi trường, kỹ năng tạo script, hiểu biết về quy trình QA, .... Nếu trong danh sách có bao gồm kỹ năng mềm, nó thường xuất hiện ở dưới cùng, hoặc theo một thể loại bổ sung khác. Và thậm chí, khi danh sách công việc có đề cập đến "kỹ năng giao tiếp", thì nó cũng được đặt trong bối cảnh một kế hoạch test được viết kỹ lưỡng, hoặc cuộc nói chuyện với developer để họ có thể hiểu.

Tại sao kỹ năng mềm lại quan trọng?

Trong khi các kỹ năng kỹ thuật và khả năng nói chuyện với các kỹ sư là quan trọng, thì kỹ năng mềm cũng như vậy. Những kỹ năng này, thường bị các chuyên gia QA hoặc các nhà tuyển dụng bỏ qua. Chúng có thể nâng một team bình thường lên đẳng cấp, hoặc trái lại, làm cho việc làm việc với các chuyên gia có trình độ và kỹ năng khác trở thành ác mộng.

Vậy đâu là những kỹ năng mềm cần thiết bạn nên phát triển nếu như bạn muốn là 1 QA? Và đâu là những kỹ năng nhà tuyển dụng nên focus?

Dưới đây là danh sách ngắn các kỹ năng hay bị đánh giá thấp và bị bỏ qua trong nghề QA.

1. Biết cách đặt câu hỏi đúng, và khi nào nên hỏi

Trong thế giới của QA, không có 2 dự án nào giống nhau. Vì vậy, bất kể bạn đã làm nó bao nhiêu lần trước đây, bạn cũng nên đặt ra các câu hỏi:

  • Ứng dụng này sẽ được sử dụng như thế nào?
  • Ai là khách hàng cuối?
  • Thời gian sử dụng cao điểm là khi nào?
  • Các cấu hình browser/hardware/OS phổ biến nhất là gì?

Nếu bạn không bắt đầu với những yêu cầu cơ bản này, nỗ lực QA của bạn có thể gây ra nhiều rủi ro cho dự án.

Và nếu bạn phát hiện ra hệ thống bạn đang test được sử dụng cho việc mua sắm trong kỳ nghỉ, thì bạn nên tập trung vào test stress và performance.

Nhưng nếu ứng dụng của bạn xử lý những dữ liệu nhạy cảm, bạn nên thêm test security vào plan.

Nếu hầu hết khách hàng chỉ sử dụng một loại trình duyệt để truy cập ứng dụng, nó sẽ tiết kiệm effort test cho bạn, vì bạn không cần phải test nhiều trình duyệt.

Khả năng đặt câu hỏi đúng giúp bạn biết khi nào câu hỏi của bạn mở - đóng, khi nào cần chú tâm đến chi tiết cụ thể. Đây là những kỹ năng giao tiếp cần thiết cho bất kỳ QA nào, đặc biệt khi bạn muốn thăng cấp làm quản lý hoặc đóng vai trò liên lạc. Khi đó, mọi quyết định của bạn sẽ đều ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm.

2. Biết cách lắng nghe

Chúng ta đều có ý kiến, và chúng ta đều thích nói chuyện. Thậm chí trước khi người khác nói xong, chúng ta thường chen vào đưa ra giải pháp. Những giải pháp đó có thể liên quan và tốt, nhưng chúng sẽ luôn luôn không được chào đón.

Nghe là một kỹ năng. Trong suốt sự nghiệp của tôi, tôi đã được gặp một số người biết lắng nghe, không ngắt lời người khác, và họ thực sự nghe những gì người khác đang chia sẻ. Người đầu tiên tôi gặp là quản lý cấp cao có rất nhiều kinh nghiệm trong phát triển phần mềm. Kỹ năng nghe của anh ấy, kết hợp với sự nhạy bén về kỹ thuật, đã giúp anh ấy có khả năng hiếm có để tìm ra các defect, và xác định các khu vực có độ rủi ro cao chỉ bằng cách lắng nghe các kỹ sư mô tả phương pháp thiết kế và phát triển của họ.

Không cần thiết phải nói, thứ hạng của anh ấy tăng lên nhanh chóng. Tôi đã thuê anh ấy ở ba tổ chức khác nhau tôi đã làm việc trong những năm qua. Và tôi vẫn đánh giá anh ấy là một chuyên gia kiểm thử tốt nhất mà tôi biết.

3. Biết cách focus vào những gì các bên kinh doanh liên quan quan tâm... và quên những phần còn lại

Không một ai thích meeting, và QA meeting là tồi tệ nhất. Tôi hoàn toàn hiểu rằng test manager muốn cập nhật về hiệu quả làm việc và nỗ lực của họ tiến triển tốt như thế nào. Điều đó nói rằng, các bên liên quan kinh doanh không muốn nghe một bài phát biểu rút ra số lượng lỗi tìm được và tỉ lệ phần trăm requirement được bao phủ.

Là một QA manager, bạn cần có khả năng chuyển đổi QA-speak thành các thông tin có liên quan đến việc kinh doanh. Vì vậy, thay vì 30 slide biểu đồ chuyển đổi lỗi, hãy show cho họ 1 slide nói về các rủi ro kinh doanh và thời gian delivery. Bạn không chỉ đưa ra bản báo cáo mà chủ doanh nghiệp hiểu, mà họ sẽ đánh giá cao nỗ lực và thành tích của team bạn nhiều hơn thế.

4. Biết cách chơi đẹp với người khác: Đưa developer đi ăn trưa

Ngay cả với agile và DevOps, nơi các developer, quản trị hệ thống và tester làm việc song song với nhau, nhưng vẫn có những bức tường vô hình ngăn cản giữa các chức năng khác nhau. Cách tốt nhất để giảm thiểu điều này là tăng cường giao tiếp.

Nhiều bài báo đã viết về tầm quan trọng của sự hợp tác nhóm thông qua các cuộc họp face-to-face, các cuộc họp đứng hàng ngày, với các đội remote thì thường sử dụng các cuộc họp video và tin nhắn tức thời để kết nối với nhau. Đây là những ý tưởng tuyệt vời để thúc đẩy việc chia sẻ thông tin và tương tác.

Nhưng kỹ năng giao tiếp giữa các thành viên trong team bạn cũng rất cần thiết để thành công. Một người hòa đồng với những người khác, dễ gần, dễ mời đi ăn trưa hoặc trò chuyện tại khu giải khát, thì sẽ có giá trị hơn so với các quy trình truyền thông tốt nhất. Chỉ cần trò chuyện với developer trong quán cà phê và hỏi họ nghĩ gì khi họ viết một đoạn mã cụ thể có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về ứng dụng, hơn vô số tài liệu và giờ họp.

5. Biết cách đối phó với những kẻ bắt nạt

Trong suốt những năm qua, tôi đã thấy những hành vi bắt nạt đáng ngạc nhiên trong thế giới QA. Tôi đang nói về việc khi các bên kinh doanh liên quan gây áp lực deadline lên đội QA, bằng cách yêu cầu các ứng dụng và chức năng mới hơn, nhanh hơn, tốt hơn. Và thực tế QA thường là cánh cổng cuối cùng trước khi release các tính năng mới như họ thèm muốn.

Khi các bên kinh doanh liên quan không hoàn toàn hiểu ứng dụng bị chậm trễ vì điều gì, họ sẽ đổ lỗi cho các QA manager. Kỹ năng quan trọng ở đây là biết cách giữ vững lập trường và khả năng đàm phán của bạn, thay vì nhượng bộ trước áp lực phải cam kết với deadline không thể đạt được.

Nếu QA không thoải mái khi release chức năng của ứng dụng, có lẽ scope nên được thay đổi, một vài tính năng nên delay cho lần release sau. Điều đó sẽ đảm bảo deadline, và mọi người sẽ vẫn nghĩ rằng QA là một phần thiết yếu cho vòng đời dự án. Vì vậy, học cách đối phó với những kẻ bắt nạt mà không làm giảm chất lượng của ứng dụng là một kỹ năng mà mọi QA manager cần trau dồi.

6. Biết quản lý thời gian hiệu quả

Những ngày sản phẩm sắp được tung ra thị trường, tester thường cảm thấy bản thân họ không thể kiểm soát được các nhiệm vụ cấp bách nhất. Và để cố gắng theo kịp, họ có thể bỏ mặc những task khác, những task vẫn cần được hoàn thành, ví dụ: cập nhật test hồi quy, và xây dựng test scenario.

Ở lại tổ chức và lập kế hoạch trước có thể giúp tiết kiệm hàng tuần thời gian của bạn trong suốt vòng đời kiểm thử. Có nhiều cuốn sách nói về vấn đề này. Hãy chọn một cuốn nếu như bạn đang muốn.

7. Biết tin tưởng phán đoán - và trực giác của bản thân

Cho dù điểm số của bạn ở trường kỹ thuật tốt như thế nào, và bạn học các công nghệ, kỹ thuật mới nhanh như thế nào, thì thỉnh thoảng, không gì có thể thay thế được trực giác của tester - điều đó chỉ đi kèm với kinh nghiệm. Là một người quản lý tuyển dụng, nếu bạn có một ứng viên có đầu óc tò mò, mong muốn tìm hiểu sâu về mọi thứ và cảm nhận trực quan về nguyên nhân cốt lõi của vấn đề, bạn có thể bỏ qua một vài kỹ năng cứng trong hồ sơ cá nhân. Về lâu dài, họ có thể đóng góp cho team nhiều hơn là người có danh sách chứng chỉ kỹ thuật ấn tượng hơn.

Chia sẻ kinh nghiệm

Với chất lượng đang trở thành một phần không thể thiếu trong tất cả các step của vòng đời dự án, cho dù bạn lựa chọn theo hướng hoàn toàn kỹ thuật, thì bạn vẫn cần có những kỹ năng mềm ở trên để có thể trở thành một người làm việc team hiệu quả, và làm tốt trong mọi tổ chức. Các kỹ năng này có thể không rõ ràng như bằng cấp, nhưng nó chắc chắn cần thiết với tất cả các QA tester cũng như người quản lý họ.

Là một nhà tuyển dụng QA, những kỹ năng mềm nào bạn thấy là quan trọng? Là một chuyên gia QA, những kỹ năng nào bạn thường bị thiếu sót? Tôi mong chờ suy nghĩ và kinh nghiệm của bạn.

Tham khảo: https://techbeacon.com/app-dev-testing/7-soft-skills-every-qa-tester-needs


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí