+1

10 xu hướng kiểm thử phần mềm cần quan tâm năm 2019

Trong bài viết này, mình sẽ tìm hiểu và chia sẻ với các bạn các xu hướng kiểm thử phần mềm hàng đầu dự đoán sẽ lên ngôi trong năm 2019.

10 software testing trend in 2019

1. Chuyển đổi kỹ thuật với phương pháp Agile


Chuyển đổi kỹ thuật với phương pháp Agile

Các doanh nghiệp đang trải qua quá trình chuyển đổi kỹ thuật kể từ khi dữ liệu trở nên có giá trị. Sự bổ sung mới nhất cho xu hướng này là việc áp dụng phương pháp Agile để thích nghi với những sự chuyển đổi kỹ thuật. Phương pháp Agile giúp điều chỉnh các sáng kiến chuyển đổi kỹ thuật với nhu cầu kinh doanh một cách linh hoạt và hiệu quả.
Nhóm Agile xác định các thách thức kinh doanh, mục tiêu và các trường hợp sử dụng. Trong cách tiếp cận Agile, các tính năng mới được phân phối tăng dần độ khó và phức tạp theo từng sprint. Vì chuyển đổi kỹ thuật là một quá trình đang diễn ra liên tục, Agile giúp cung cấp kết quả có giá trị thường xuyên cho doanh nghiệp thay vì chờ đợi trong một thời gian dài.

2. Machine learning trong kiểm thử phần mềm


Machine learning in testing

Machine learning mang lại những thay đổi mang tính cách mạng trong tiến trình và quy trình làm việc. Trong kiểm thử, machine learning có thể được sử dụng cho:

  • Test suite optimization- Tối ưu hóa bộ kiểm thử: Để xác định các trường hợp kiểm thử dư thừa hay các trường hợp kiểm thử duy nhất.

  • Predictive analytics- Phân tích dự đoán: Để dự đoán các tham số chính của quy trình kiểm thử phần mềm trên cơ sở lịch sử dữ liệu.

  • Log analytics- Phân tích log: Để xác định các trường hợp kiểm thử cần được thực hiện kiểm thử tự động.

  • Traceability- Truy xuất nguồn gốc dữ liệu để phân tích bao quát nhất, hỗ trợ cho những mảng khác ví dụ như kinh doanh, cải thiện quay trình, phân tích người dùng,...

  • Defect analytics- Phân tích lỗi: Để xác định các khu vực có rủi ro cao của ứng dụng từ đó ưu tiên và tập trung cho các trường hợp cần kiểm thử hồi quy.

3. Gia tăng kiểm thử thông qua DevOps


DevOps

"Dev" là một thuật ngữ dùng chung cho tất cả các nhà phát triển phần mềm trong khi "Ops" bao gồm các kỹ sư hệ thống, quản trị hệ thống, nhân viên operation, kỹ sư phát hành, DBA, kỹ sư mạng, chuyên gia bảo mật, và nhiều công việc phụ khác. Khi kết hợp, DevOps xóa đi khoảng cách giữa Development (phát triển) và Ops bằng cách giảm đi sự không chắc chắn của việc phát hành và thay đổi. Nó cũng làm giảm thiểu rủi ro liên quan đến các giai đoạn khác nhau của việc quản lý phát hành, bao gồm: Build (xây dựng), (Deploy) triển khai, Test (kiểm thử), và Continuous Improvement (cải tiến liên tục).
Trong DevOps, kiểm thử bắt đầu khi bắt đầu chu kỳ phát triển phần mềm. Điều này cho phép người kiểm thử thực hiện kiểm thử liên tục và giám sát liên tục để xác thực rằng các nhà phát triển đã xây dựng ứng dụng phù hợp. Các chức năng và hiệu suất của ứng dụng được kiểm tra liên tục cùng với sự phát triển.
Nhóm kiểm thử thiết kế test design, tự động hóa kiểm thử và phát triển trường hợp kiểm thử với DevOps để không chỉ xác minh các thay đổi mã mà còn đảm bảo rằng các thay đổi không phá vỡ sản phẩm.

4. Big data testing


Big data testing

Big Data là thuật ngữ dùng để chỉ một tập hợp dữ liệu rất lớn và rất phức tạp đến nỗi những công cụ, ứng dụng xử lí dữ liệu truyền thống không thể nào đảm đương được. Tuy nhiên, Big Data lại chứa trong mình rất nhiều thông tin quý giá mà nếu trích xuất thành công, nó sẽ giúp rất nhiều cho việc kinh doanh, nghiên cứu khoa học, dự đoán các dịch bệnh sắp phát sinh và thậm chí là cả việc xác định điều kiện giao thông theo thời gian thực. Chính vì thế, những dữ liệu này phải được thu thập, tổ chức, lưu trữ, tìm kiếm, chia sẻ theo một cách khác so với bình thường.
Big data là khối lượng dữ liệu cao được tạo ra với tốc độ cao. Trong kiểm thử big data, người kiểm tra phải xác minh rằng hàng chục terabyte dữ liệu được xử lý thành công bằng cách sử dụng các phương pháp và công cụ kiểm thử dữ liệu lớn. Loại kiểm thử này tập trung vào kiểm thử hiệu năng( performance testing) và kiểm thử chức năng (functional testing).
Chất lượng dữ liệu cũng là một yếu tố quan trọng trong kiểm thử big data. Chất lượng dữ liệu được xác minh trước khi bắt đầu kiểm thử. Chất lượng dữ liệu được kiểm tra trên cơ sở các đặc điểm khác nhau như tính phù hợp, độ chính xác, tính nhất quán, tính hợp lệ, sự trùng lặp, tính đầy đủ của dữ liệu, v.v.

5. Kiểm thử IoT

IoT( Internet of Things): Kiểm thử IoT là một loại kiểm thử để kiểm tra các thiết bị IoT. Ngày nay nhu cầu cung cấp dịch vụ tốt hơn và nhanh hơn ngày càng tăng. Người dùng có một nhu cầu rất lớn để truy cập, tạo, sử dụng và chia sẻ dữ liệu từ bất kỳ thiết bị nào.
Kiểm thử cho các thiết bị IoT xoay quanh các vấn đề về Security, Analytics, Device, Networks, Processors, Operating Systems, Platforms và Standards.
Có nhiều thiết bị được kết nối hơn bao giờ hết khi công nghệ IoT (Internet of Things) đang đạt được sức hút. Kiểm thử IoT được tiến hành để kiểm thử các thiết bị dựa trên công nghệ IoT. Các loại kiểm thử khác nhau cho các hệ thống IoT như sau:

IoT testing

  • Usability Testing( Kiểm thử khả năng sử dụng):
    Có rất nhiều thiết bị có hình dạng và các yếu tố hình thức khác nhau được sử dụng bởi người dùng. Hơn nữa, nhận thức cũng thay đổi từ người dùng này sang người dùng khác. Đó là lý do tại sao kiểm thử khả năng sử dụng của hệ thống là rất quan trọng trong kiểm thử IoT.

  • Compatibility Testing:( Kiểm thử tính tương thích):
    Có rất nhiều thiết bị có thể được kết nối qua hệ thống IoT. Các thiết bị này có cấu hình phần mềm và phần cứng đa dạng. Do đó, sự kết hợp có thể là rất lớn. Do đó, việc kiểm trthử tính tương thích trong hệ thống IoT là rất quan trọng.

  • Reliability and Scalability Testing( Kiểm tthử độ tin cậy và khả năng mở rộng):
    Độ tin cậy và khả năng mở rộng rất quan trọng để nâng cao khả năng kiểm thử IoT bao gồm mô phỏng các cảm biến bằng cách sử dụng các công cụ ảo và công nghệ.

  • Data Integrity Testing( Kiểm thử tính toàn vẹn dữ liệu):
    Điều quan trọng là kiểm tra tính toàn vẹn dữ liệu trong kiểm thử IOT vì nó liên quan đến lượng dữ liệu lớn và ứng dụng của nó liệu có toàn vẹn sau mỗi lần tích hợp dữ liệu.

  • Security testing( Kiểm thử bảo mật):
    Trong môi trường IoOT, có nhiều người dùng đang truy cập một lượng lớn dữ liệu. Do đó, điều quan trọng là xác thực người dùng thông qua xác thực, có kiểm soát quyền riêng tư dữ liệu như một phần của kiểm tra bảo mật.

  • Performance Testing( Kiểm thử hiệu năng):
    Kiểm thử hiệu năng rất quan trọng để tạo ra cách tiếp cận chiến lược để phát triển và thực hiện kế hoạch kiểm tra I0T.

6. Performance Engineering


Performance Engineering

Performance Engineering- Kỹ thuật hiệu năng sẽ thay thế Performance Testing- Kiểm thử hiệu năng vào năm 2019. Thay vì thực hiện các kịch bản kiểm thử hiệu năng, trọng tâm sẽ là phân tích cách tất cả các yếu tố của hệ thống làm việc cùng nhau. Các yếu tố khác nhau của hệ thống bao gồm hiệu suất, bảo mật, khả năng sử dụng, phần cứng, phần mềm, cấu hình, giá trị doanh nghiệp và khách hàng.
Performance Engineering là tất cả về việc tổng hợp và lặp đi lặp lại dựa trên yếu tố có giá trị quan trọng nhất để tạo ra một sản phẩm đảm bảo chất lượng tốt nhất. Performance Engineering sẽ giúp đạt được các yếu tố vượt qua mong đợi của khách hàng vào năm 2019.

7. Kiểm thử tự động


Kiểm thử tự động

Kiểm thử tự động giúp nhóm kiểm thử tập trung thời gian và nỗ lực của họ vào việc tạo các trường hợp kiểm thử thay vì quản lý các yêu cầu kiểm thử. Kiểm thử tự động giúp theo dõi và quản lý tất cả các nhu cầu kiểm thử, các loại kiểm thử cần thiết cùng với phạm vi kiểm thử. Kiểm thử tự động giúp đảm bảo một sản phẩm phần mềm chất lượng cao sẽ được phát hành.

Các công cụ kiểm thử tự động được sử dụng để kiểm soát việc thực hiện các lần kiểm thử rồi so sánh kết quả thực tế với kết quả mong đợi. Chủ yếu là kiểm thử hồi quy đòi hỏi các hành động lặp đi lặp lại cần được kiểm thử tự động. Các công cụ kiểm thử tự động được sử dụng cho cả kiểm thử chức năng và phi chức năng.

8. Kết hợp kiểm thử thủ công và kiểm thử tự động


Kết hợp kiểm thử thủ công và Kiểm thử tự động

Ngày càng có nhiều chuyên gia đảm bảo chất lượng đang sử dụng kết hợp các phương pháp kiểm thử thủ công và tự động để khai thác lợi ích của cả hai cũng như khắc phục những thiếu sót tương ứng của 2 phương pháp này.
Kiểm thử thủ công vẫn đang thống trị lĩnh vực kiểm thử. Mặc dù kiểm thử tự động mang lại hiệu quả cao trong quá trình kiểm thử, vẫn có một số lĩnh vực nhất định như khả năng sử dụng và thiết kế đòi hỏi những yêu cầu đến kiểm thử thủ công.
Việc đảm đương cả 2 kỹ năng kiểm thử thủ công và kiểm thử tự động là một lợi thế vô cùng lớn của một chuyên gia kiểm thử phần mềm. Đó là 2 kỹ năng giúp hoàn thiện năng lực kiểm thử, đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc kiểm thử phần mềm. Vì vậy ngoài manual testing, hãy trang bị cho bản thân kỹ năng sử dụng một vài công cụ kiểm thử tự động thì còn gì tuyệt vời hơn. 😃

9. Rút ngắn chu kỳ phát triển



Những thay đổi nhanh chóng về công nghệ, nền tảng và thiết bị đang gây áp lực lên các nhóm phát triển phần mềm nhằm cung cấp các sản phẩm hoàn chỉnh một cách nhanh hơn và thường xuyên hơn. Kiểm thử cần phải được tích hợp với sự phát triển để tạo điều kiện bàn giao sản phẩm tốt nhất. Các tổ chức phần mềm sẵn sàng đầu tư nhiều hơn vào việc cải thiện quy trình phát triển và bàn giao, phân phối sản phẩm của họ bằng cách sử dụng bộ công cụ phù hợp. Nhu cầu về các công cụ quản lý kiểm thử sẽ tăng lên để phù hợp với việc rút ngắn chu kỳ chuyển đổi và bàn giao phần phối sản phẩm phần mềm đến người dùng cuối.

10. Tích hợp các công cụ quản lý kiểm thử


Giải pháp tích hợp

Với việc rút ngắn chu kỳ chuyển đổi và phát triển, cần có sự tích hợp nhiều yếu tố khác nhau của sự phát triển sản phẩm. Để tạo điều kiện cho kiểm thử và phân tích thông minh, dữ liệu được thu thập từ các nguồn khác nhau như hệ thống quản lý yêu cầu, hệ thống kiểm soát thay đổi, hệ thống quản lý tác vụ và môi trường kiểm thử. Điều này ngụ ý rằng cần có các công cụ tích hợp giúp quản lý yêu cầu, quản lý tác vụ, theo dõi lỗi và quản lý kiểm thử. Công cụ tích hợp hoạt động như một kho lưu trữ dữ liệu của các module khác nhau có thể được chia sẻ và sử dụng chung trong nhóm phát triển và kiểm thử phần mềm.

Kết luận

Để bắt kịp với sự phát triển, các chuyên gia QA, cần phải cập nhật các xu hướng kiểm thử mới nhất. Cách duy nhất để miễn nhiễm với sự gián đoạn trong ngành công nghiệp phần mềm là chuẩn bị cho tương lai. Các xu hướng phần mềm được đề cập ở trên sẽ giúp người kiểm thử đầu tư thời gian và công sức để có được các kỹ năng và công cụ cần thiết, hữu ích trong công việc kiểm thử năm 2019 và sau đó nữa.

Tham khảo


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí