0

12 bước cơ bản để tạo nên Test Summary Report

Trong giai đoạn Testing, một số document và report sẽ được tạo ra, ví dụ như là Test Strategy, Test plan, Testcase, Configuration management plan ... Trong đó Test Summary report là một trong những report như vậy và được tạo sau khi hoàn thành giai đoạn Testing.

Test Summary Report là gì?

Như chúng ta đã biết, Software Testing là một phần quan trọng trong phát triển một sản phẩm phần mềm và còn được coi như "Quality Gate" để đánh giá xem là một ứng dụng có thể vượt qua và được xác nhận là "Can go live" bởi Testing Team hay không Test Summary Report là một tài liệu quan trọng được thực hiện sau khi giai đoạn Testing được hoàn thành. Mục đích chính của report là để diễn giải các chi tiết và các hoạt động của việc thực hiện test cho project tơí các bên liên quan như customer, manager, Client... Hàng ngày chúng ta đã có daily status report gửi tới các bên liên quan nhưng thử nghiệm Test Summary Report cung cấp một báo cáo tổng hợp về việc thực hiện Testing cho đến nay cho dự án. Giả sử rằng nếu các khách hàng người ngồi ở một vị trí từ xa cần phải hiểu được những kết quả và trạng thái của Testing profject đã được thực hiện trong khoảng thời gian, ví dụ - 3 tháng, Test Summary Report sẽ giải quyết được mục đích đó.

** Test Summary Report bao gồm những gì?**

Một Test summary report bao gồm những thông tin sau, tuy nhiên tùy vào từng công ty mà có thể thay đổi

12 bước hướng dẫn để viết một Test Summary Report hiệu quả:

**Step 1: Purpose of the document ** < Miêu tả ngắn ngọn về mục đích chuẩn tài liệu này >.

Ex: Tài liệu này dùng để diến giải chi tiết và các hoạt động của việc thực hiện test cho dự án “ABC”

Step #2: Application Overview

< Giới thiệu tổng quan về project đã test >

Ví dụ : “ABC” là một trang web dựa trên ứng dụng đặt vé tàu hỏa trực tuyến. Người dùng có thể tra cứu số lượng vé còn trống, giờ tàu chạy... và đặt vé tàu hỏa qua web site. Có một số mô-đun như Registration, Booking, Payment và Report được tích hợp để thực hiện mục đích này.

Step #3: Testing Scope

  1. In Scope
  2. Out of Scope
  3. Items not tested

< Phần này giải thích về các chức năng / modules trong phạm vi & nằm ngoài phạm vi testing; Bất cứ mục nào mà không được test do bất kỳ ràng buộc / phụ thuộc / hạn chế nào >

Ví dụ:

a) In Scope

Functional Testing cho các modul sau nằm trong phạm vi Scope of Testing

  • Registration

  • Booking

  • Payment

b) Out of Scope

Performance Testing đã không được test cho ứng dụng này.

c) Items not tested

Các thiết lập giữa hệ thống với bên thứ 3 đã không được test do hạn chế về kỹ thuật. Nó có thể được test trong quá trình thực hiện UAT ((User Acceptance Testing) ), nơi các thiết lập đã sẵn sàng.

Step #4: Metrics

< Metrics sẽ giúp chúng ta thấy được kết quả test, trạng thái của Testcase và defects ... Charts/Graphs nên được đính kèm >

a) Số lương test cases đã viết/ số lượng testcase đã test

b) Số lượng test cases passed/failed

test-summary-report-1.jpg

test-summary-report-2.jpg c) Số lượng defects tìm ra và status, severity của defects

test-summary-report-3.jpg

test-summary-report-4.jpg d) Số lượng defects trên từng module

test-summary-report-5.jpg test-summary-report-6.jpg

Step #5: Types of testing performed

  • Smoke Testing
  • System Integration Testing
  • and Regression Testing

< Mô tả type of testing được thực hiện cho dự án >

Ví dụ : a) Smoke Testing

Dược thực hiện bất cứ khi nào nhận được bản built từ dev ( Được deploy trên môi trường test ) chắc chắn rằng các function cơ bản đã hoạt động tốt và Tester có thể bắt đầu test cho bản build đấy.

b) System Integration Testing

  • Đây là giai đoạn test tòan bộ ứng dụng theo yêu cầu.
  • Critical Business scenarios đã được Test để đảm bảo chức năng quan trọng trong các ứng dụng hoạt động tốt mà không có bất kỳ lỗi nào.

c) Regression Testing

  • Regression testing được thực hiện khi có bản build mới, trong đó có fix bug hoặc những cải tiến mới (nếu có)
  • Regression testing được thực hiện trên toàn bộ ứng dụng và không chỉ là chức năng mới và fix defects
  • Regression testing đảm bảo rằng chức năng hiện có hoạt động tốt sau khi các defects được fix và các cải tiến mới được thêm vào các ứng dụng hiện có.
  • Các Testcases cho các chức năng mới sẽ được thêm vào và thực hiện cùng với các Testcases sẵn có.

Step #6: Test Environment & Tools

< Cung cấp thông tin chi tiết về Test Environment như là Máy chủ, cơ sở dữ liệu, URL Ứng dụng ... hay các tools được sự dụng trong quá trình kiểm thử >

Ví dụ: test-summary-report-7.jpg Step #7: Lessons Learned < Phần này mô tả các issues đã xẩy ra trong quá trình thực hiện test dự án và các giải quyết các issues đó, đưa ra các bài học rút kinh nghiệm cho dự án tiếp theo >

Ví dụ :

test-summary-report-8.jpg

Step #8: Recommendations

< Các đề xuất hay kiến nghị được viết ở phần này >

Ví dụ:

  • Các Q&A thì cần phải được dịch và gửi cho khách hàng kịp thời hơn
  • Các Team leader cần review code trước khi deploy...

Step #9: Best Practices

< Sẽ có rất nhiều hoạt động được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu thử nghiệm trong dự án. Một số trong số đó có thể tiết kiệm thời gian, một số đã chứng minh được hiệu quả làm việc trong dự án. Đây là nơi ghi nhận các hoạt động đó như một cách thông báo tới các bên liên quan ( Manager, customer...) >

Ví dụ:

  • Smoke test cases đã được thực hiện tự động nên tiết kiệm được nhiều thời gian cho quá trình này.

Step #10: Exit Criteria

< Exit Criteria được định nghĩa là một Completion of Testing , bằng cách hoàn thành các điều kiện nhất định như :

  • Tất cả các testcases đã được test
  • Tất cả các Critical defects đều đã được Close ... >

Ví dụ:

a) Tất cả các test cases nên được thực hiện – Yes

b) Tất cả defects có mức độ nghiệm trọng là: Critical, Major, Medium nên được verify và close – Yes.

Step #11: Conclusion/Sign Off

< Đây là nơi mà QA team xác nhận sản phẩm có "Go live" hay không dựa vào các tiêu chí ở phần Exit Criteria >

Ví dụ: Dựa vào tiêu chí ở Exit Criteria, chúng tôi xác nhận sản phẩm đã đủ tiêu chuẩn để bàn giao cho khách hàng.

Step #12: Definitions, Acronyms, and Abbreviations

< Đây là nơi định nghĩa các thuật ngữ viết tắt trong tài liệu này >

Tổng kết

Test Summary Report là một phần chuyền giao quan trọng và nên tập trung vào việc chuẩn bị nó một cách hiệu quả, bởi vì nó sẽ được chia sẻ với manager và customer.

Sau khi thực hiện exhaustive testing, việc đưa ra các kết quả test, số liệu, kiến thức thực tiễn, các bài học được rút ra, kết luận là "Can Go live", v.v. là cực kỳ quan trọng để minh chứng việc thực hiện test và kết quả test.


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí