Xin góp ý website mytutorials.xyz
Chả hiểu sao mình cực ghét alert mặc định của javascript :v . UI thì cần cải thiện, web cũng chưa reponsive. Về SEO thì các thẻ meta cũng ổn. Nhưng do dùng angular nên content chắc BOT không đọc được đâu. Link thì nên bỏ dấu tiếng Việt đi. Nhưng được cái Web tốc độ khá ổn. Mình thì rất quan tâm đến tốc độ Load khi vào web.
Mình build cái web cũng 4 tháng xong. Dùng rails , ổn cả mỗi tốc độ phải nói là cực chậm. Lúc mới gõ address để vào trang thì phải nói là cực chậm mặc dù không truy vấn database nhiều. Đang tính dùng rails trả về API xài Vuejs FE cho rồi.
Còn khi lướt các theo điều hướng link_to của rails thì do có turbolinks nên nhanh là điều dễ hiểu. Mà lại phát sinh 1 số thứ không ưng ý.
Giờ chưa biết cách xử lý sao cho lúc vào web đầu tiên nó nhanh hơn đây. Có sử dụng 1 số option cached rồi mà thấy so với PHP cũng quá chậm luôn chứ đừng nói những cái khác ( Chắc phải post bài trên viblo xin kinh nghiệm.
Nuxtjs Auth luôn trả về false khi thực hiện login, nhưng nếu đặt giá trị user: false thì lại luôn trả về true ?? :D ??
Ở hình của bạn mình không thấy biên loggedIn đâu hết? Mình chưa xài qua Nuxtjs framework nhưng về cơ bản nó cũng là bên front-end. Mà mình từng làm việc angular với api nên có góp ý cho bạn là khi bạn Post login. Nếu thành công nó đã trả về cho bạn 1 object data , trong này có token và user info rồi. Sao bạn không lưu nó lại ở local storage trình duyệt hay cookie luôn. Sau này dựa vào đó để kiểm tra đã login hay chưa.
Khi làm việc với mấy cái liên quan đến JS này nó có khái niệm bất động bộ. Có thể do nó load dữ liệu nhưng ở trạng thái bất đồng bộ. 1 lời hứa sẽ trả về data sau này. Nên khi gặp request lên thì nó không dừng lại chờ request trả về mà chạy các câu lệnh phía sau trước. Sau này request xong có reponse về nó mới trả về kết quả sau. Do đó nếu bạn dùng dữ liệu của request reponse để dùng if return thì nó không hoạt động là cái chắc. Nó sẽ luôn return về cái giá trị cuối cùng trong hàm của bạn.
Cơ hội của web giá rẻ
Lý do là bởi những CMS dạng như wordpress hay joomla. Đi kèm đó là cộng động các nhà phát triển thứ 3 các mã nguồn trên đã giúp người sử dụng tận miệng với kho theme, plugin, addon ( Chức năng) khổng lồ mà hầu như đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của người dùng hiện tại. Như WP cần thêm chức năng gì cứ search để cài là có hết. Chỉ trong vài 3 click. Như kiểu chả cần biết gì về css và html luôn ấy vẫn có được cái website đẹp tuyệt vời chỉ cần ít ngày làm quen.
Coder hay dev bây giờ chỉ có chỗ đứng khi làm các dự án mang tính "theo ý" của khách hàng. Cũng như họ có nhu cầu mở rộng sau này nên cần thuê người để kiểm soát được việc đó.
Khi nào thì tạo branch khi nào tạo remote
Bạn chỉ có thể push lên remote của repository mà bạn có quyền sở hữu thôi nhé. Có lẽ bạn đã có sự nhầm lẫn gì đó giữa remote và branch chăng?
Remote là bạn dùng để tạo kết nối với repository ( Kho ). Bạn chỉ tạo remote khi cần kết nối với repository (kho) mới mà thôi. Mình khuyên mỗi repository ( Kho) như thế chỉ tạo 1 remote là đủ.
Mình lấy ví dụ như này là TH cần phải tạo thêm remote.
(1) Nhóm bạn có 1 repository gốc dùng để chứa code master hoặc develop ban đầu dùng cho tất cả thành viên. ( Đây cũng là nơi code đã được review, hoàn chỉnh thì meger vào đây) => Lúc này, bạn sẽ phải tạo 1 remote để có thể kết nối với repository này. Giả sử mình đặt tên remote là group. Lý do là để pull được code mới về khi code của nhóm có sự thay đổi( Thành viên nào đó đã hoàn thành chức năng gì đó và được meger).
Đó là cách làm việc nhóm, phải xử lý khi có sự thay đổi. Phải rebase và fix conflict cần thiết thì mới ra cái code master. Chứ không là xung đột tan nát hết.
Trong khi đó, bạn cũng sẽ có 1 repository cá nhân ở gitbub để làm việc. Bạn sẽ tạo 1 remote (Thường tên là origin ) để kết nối từ repository local với repository github này của bạn.
Vậy bây giờ. Bạn sẽ chỉ cần thao tác thông qua 2 remote mà thôi. ( group và origin )
Bạn có thể tạo nhiều branch trên local ( máy tính ) và khi bạn push lên môi trường internet rồi (Cụ thể ở đây là repository của github thì nó được gọi là branch remote thôi). Còn khi nào cần tạo branch thì thông thường làm 1 chức năng hoặc 1 nhiệm vụ thì mình tạo một branch mới. Và chỉ nên dùng 1 remote origin này là đủ rồi để kết nối với repository cá nhân của bạn. Bạn có thể push branch local lên thoải mái thông qua dòng lệnh git push origin [tên branch].
Sau đó, từ repository cá nhân của bạn. Mới tạo 1 request pull đến repository gốc kia của nhóm để yêu cầu được meger vào. Giả sử code của bạn tốt, người trưởng nhóm giữ quyền quản lý repository chấp nhận meger cho bạn. Thì lúc này, các thành viên khác trong nhóm thấy sự thay đổi, phải pull code mới về thông qua remote đã tạo kết nối với nhóm để rebase nếu xảy ra conflict.
Mình trình bày ở trên là cách làm việc ở công ty. Các bạn cũng nên áp dụng từ đầu. Còn nếu làm nhóm thì chỉ cần 1 repository thôi cũng được.( Như bạn trình bày ở trên thì mình nghĩ các bạn đang sử dụng chung 1 repository). Mỗi cá nhân sẽ làm theo từng branch. Nhưng có điều phải set quyền repository cho tất cả thành viên đồng sở hữu thì mới được. Và cũng nên thống nhất giao quyền được meger cho 1 người thôi. Và đặc biệt là trước khi bấm meger cần kiểm tra xem có conflict hay không.
Tổ chức
Chưa có tổ chức nào.