+1

SUMO NHẬT BẢN - MÔN VÕ CỦA VĂN HÓA VÀ TÔN GIÁO

Khi nói đến Sumo, ai cũng nghĩ đến các võ sĩ Sumo tầm vóc khổng lồ, nhưng lại nhanh nhẹn tuyệt vời khi bước vào trận đấu. Mỗi khi nhắc đến Sumo là ai trong chúng ta đều nghĩ ngay đến Nhật Bản nơi mà Sumo là là niềm tự hào của thể thao Nhật Bản, là biểu tượng văn hóa tinh thần của người Nhật.

sumo-nhat-ban-52.jpg

Sumo là một môn võ cổ truyền được xếp vào hàng những môn võ có lịch sử lâu đời nhất thế giới.

Và Nhật Bản cũng là nơi duy nhất mà môn Sumo được luyện tập, biểu diễn và thi đấu một cách chuyên nghiệp. Tuy nhiên, để trở thành một võ sĩ Sumo và được bước lên võ đài, thật không phải là điều đơn giản. Ở Nhật Bản có cả một Hiệp hội Sumo, gồm các thành viên được gọi là Oyakata, vốn là võ sĩ trước đây điều hành, đứng ra tổ chức các giải đấu cũng như quản lý các nơi đào tạo Sumo trên toàn đất nước Nhật.

sumo-nhat-ban-53.jpg

Điều này cho thấy Sumo không còn là một giải đấu để mua vui cho các vua chúa ngày xưa mà đã trở thành một bộ môn thể thao chuyên nghiệp tại đất nước phù tang này.

Đôi nét về Sumo

Sumo xuất hiện ở Nhật Bản vào khoảng 1500 trước và gắn liền với Thần đạo (đạo Shinto). Trước đây Sumo là một nghi thức đi kèm với những điệu múa linh thiêng để cầu mùa màng được bội thu và đến ngày nay, trong những trận đấu của các võ sĩ Sumo, một vài nghi lễ vẫn còn được thực hiện trước mỗi trận đấu.

Bước sang thời kì Nara, Sumo bắt đầu được bước sang một trang mới, trở thành một giải đấu được tổ chức hằng năm trong triều đình. Các quy luật và kĩ thuật thi đấu đã được hình thành vào giai đọan này và duy trì cho đến ngày nay.

sumo-nhat-ban-47.jpg

Khi mới xuất hiện, Sumo là một cách giải trí dành cho vua chúa Nhật Bản

Đến năm 1192, khi chiến tranh nổ ra tại Nhật Bản, các võ sĩ Sumo không còn là võ sĩ tự do mà được đưa vào quân đội huấn luyện để phục vụ cho cuốc chiến. Từ đó đã dẫn đến việc ra đời của các trường đào tạo Sumo và có các võ sĩ Sumo chuyên nghiệp hẳn hoi. Đưa Sumo thành môn thể thao chính thống, biểu tượng của Nhật Bản. Hiệp hội Sumo Nhật Bản ngày nay chính là bắt nguồn từ những nhóm võ sĩ Sumo thời kỳ Edo.

sumo-nhat-ban-84.jpg

Có những trẻ em Nhật từ bé đã được đào tạo để trở thành Sumo

Bề dày lịch sử là thế nhưng môn võ Sumo chỉ thật sự chuyên nghiệp, hoạt động bài bản khoảng 300 năm nay. Lúc đầu con số các võ sĩ Sumo rất đông nhưng càng về sau số lượng võ sĩ Sumo chuyên nghiệp đã giảm xuống hằng năm chỉ khoảng 50 người bởi chính quá trình luyện tập gian khổ cũng như cuộc sống nghiêm ngặt để bước vào con đường Sumo.

Trở thành Sumo không phải ai cũng làm được

Võ sĩ Sumo, Samurai luôn được người Nhật Bản coi trọng bởi chính những đức tính của họ nhưng có ai biết con đường trở thành võ sĩ Sumo luôn đầy chông gai, khắc nghiệt mà không phải ai cũng có thể làm được.

Tiêu chuẩn để được chọn vào nơi đào tạo võ sĩ Sumo tại Nhật là thanh thiếu niên ở độ tuổi từ 15 – 23 tuổi, học vấn từ trung học cơ sở trở lên, chiều cao tối thiểu là 1,67 mét và cân nặng tối thiểu là 67 kí. Không những thế, võ sĩ Sumo phải là người xuất thân từ một gia đình nề nếp, gia giáo, phải có sự tiến cử từ những người trong giới Sumo Nhật Bản thì mới được bước chân vào con đường trở thành võ sĩ Sumo.

sumo-nhat-ban-70.jpg

Một buổi tuyển chọn Sumo

Một Sumo sẽ chẳng bao giờ phải lo lắng về tiền bạc cho việc ăn ở, đào tạo, huấn luyện và cả thi đấu bởi tất cả mọi hoạt động này đều được các doanh nghiệp lớn ở Nhật tài trợ cho họ thông qua Hiệp hội Sumo Nhật. Cái các võ sĩ Sumo cần chính là sự kiên trì, bền bĩ quyết tâm theo đuổi ước mơ của mình và cả ý chí để vượt qua quá trình tập luyện gian khổ.

sumo-nhat-ban-68.jpg

Một nơi đào tạo Sumo ở Nhật Bản

Vượt qua vòng loại, tiếp đến là các kỳ kiểm tra về sức khỏe như thị lực, tốc độ, sức bền, sự nhanh nhạy… Những thanh thiếu niên nào không đạt tiêu chuẩn sẽ phải quay về nhà, cất ước mơ trở thành võ sĩ Sumo. Các võ sinh còn lại bước vào quá trình luyện tập, ăn uống cùng nhau dưới sự điều hành bởi một Oyakata trong vòng hai năm để tăng trọng lượng mà một Sumo cần phải có.

sumo-nhat-ban-69.jpg

Sau 2 năm gian khổ, họ sẽ chính thức là một võ sĩ Sumo và bắt đầu sự nghiệp của mình.

Như vậy, Sumo không dành cho tất cả mọi người bởi chỉ những ai hội đủ các điều kiện mới được nhập môn, phải khổ công tập luyện mới có thể trở thành võ sĩ có hạng và được lên võ đài. Và khi đã nhập môn rồi thì coi như chỉ có dấn thân và biết có Sumo.

(tobe continued...)


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí