Xây dựng High Available cho MySQL Server với HAproxy và Keepalived trên Ubuntu
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 3 năm
Mô hình lab logic :
Trên thực tế, mình chỉ cần dựng 2 máy chủ, với mỗi máy được cài đặt cả 3 dịch vụ haproxy , keepalived và mysql-server.
Và vì haproxy được cài đặt cùng với mysql-server nên để không xảy ra conflict thì chúng ta có 2 cách xử lý như sau :
1 - Giữ nguyên port mặc định của mysql và cho haproxy listen trên một port khác.
2 - Thay đổi port mặc định của mysql.
Ở đây mình sẽ chọn cách thứ 2. Mình sẽ đổi port mặc định của MySQL.
Mô hình thực tế sẽ như thế này :
– MySQL 1
Hostname: mysql1
OS: Ubuntu server 16.04
Service : Keepalived + HAproxy + mysql-server
Private IP: 172.17.3.111
– MySQL 2
Hostname: mysql2
OS: Ubuntu server 16.04
Service : Keepalived + HAproxy + mysql-server
Private IP: 172.17.3.112
Chuẩn bị các server :
Sau khi cài đặt OS thì chúng ta lần lượt cài đặt các dịch vụ cần thiết lên mỗi server.
sudo apt-get keepalived
sudo apt-get install haproxy
sudo apt-get install mysql-server #Đặt pass gì thì nhớ nhé, coi chừng quên !
...
sudo apt-get update
Sau khi cài đặt và update xong xuôi, chúng ta bắt đầu config Replication cho MySQL trước và đồng thời tiến hành custom port listen của MySQL luôn thể. (ai đổi port listen trong cấu hình của Haproxy thì khỏi nhá)
Config Replication MySQL Master - Master
Replication trong MySQL các bạn có thể hiểu nôm na là kỹ thuật tạo một bản sao từ một MySQL server được chỉ định. Trong đó đối tượng được chỉ định có thể là một table , một database hoặc cả một server MySQL. Trong kỹ thuật này, ta sẽ có tối thiểu là 2 server MySQL. Với server gốc được gọi là Master , và bản clone của nó được gọi là Slave. Slave server sẽ luôn cập nhật những thay đổi từ Master. ( Đại khái thì thằng Slave sẽ là 1 tấm gương phản chiếu của thằng Master, Master làm gì thì Slave làm y chang thế. Để hiểu rõ hơn thì các bạn google với từ khóa replication mysql nhá)
Và cụ thể trong bài viết này thì mình sẽ làm mô hình replication Master - Master.
Bước 1 : Config Master 1 - Slave 1
- Trên cả 2 server ta tiến hành edit file
/etc/mysql/mysql.conf.d/mysqld.cnf
. Tìm và comment hoặc xóa dòngbind-address = 127.0.0.1
#bind-address = 127.0.0.1
Lý do làm việc này là vì mặc định thằng mysql chỉ cho login local. Nên bỏ nó đi, hoặc muốn login từ đâu thì chỉ định.
- Cũng trên file
/etc/mysql/mysql.conf.d/mysqld.cnf
Ta cũng tìm dòngport=3306
và thay đổi theo ý thích nhé. Cụ thể ở đây mình sẽ đổi portMySQL 1
thành3307
vàMySQL 2
thành3308
.
port = 3307 #đổi trên MySQL 1
port = 3308 #đổi trên MySQL 2
Xong rồi save lại và thoát ra.
Tiếp tục chỉnh sửa file /etc/mysql/my.cnf
- đây là file config chính của mysql, tất nhiên bạn cũng có thể config bằng file trên, nhưng file kia nhìn có vẻ hơi rối, nhất là với newbie như mình nên thôi mình config file my.cnf
cho chắc ăn )
Trên MySQL1 - Master 1 ( sẽ là Slave 2):
Mở file /etc/mysql/my.cnf
và điền vào như sau :
server-id = 1
log_bin = /var/log/mysql/mysql-bin.log
Save lại và service mysql restart
.
Ý nghĩa của khai báo trên chỉ đơn giản là đặt ID cho server mysql của bạn và khai báo lưu trữ binlog. Cái này liên quan đến cách thức hoạt động của kỹ thuật Replication.
Đơn giản có thể hiểu như thế này . Thằng Master sẽ lưu mọi thay đổi database của nó vào một file binlog và để đó (có thể cấu hình được các thông số như kích thước tối đa, thời gian lưu trên server). Thằng Slave sẽ "đi qua" và lấy binlog từ Master đem về, đọc và ghi vào replaylog. Và cuối cùng nó sẽ đọc replaylog và cập nhật các event trong đó => Replication xong.
Config như trên tuy trông hơi nhà quê nhưng vậy là đủ để hoàn thành Replicate. Ngoài ra còn có thể khai báo thêm các loại log hoặc custom hoạt động của mysql. Bạn nào hiểu biết chuyên sâu hơn thì bổ sung giúp mình cho hoàn thiện và tối ưu hơn
Tiếp theo là tạo một user trên Master1, Slave1 sẽ dùng user này để đi vào master1 và lụm binlog đem về.
mysql1@ubuntu:~$ mysql -u root -p
Password:
mysql> CREATE USER 'Username'@'IP_Slave_Server' IDENTIFIED BY 'password';
Query OK, 0 rows affected (0.00 sec)
Tạo user cho phép truy cập từ Salve server. Username
và password
các bạn thích điền gì thì điền, còn IP_Slave_Server
thì điền IP của thằng Slave vào. Sau khi tạo xong thì cấp quyền Replication
cho nó.
mysql> GRANT REPLICATION SLAVE ON *.* TO 'Username'@'IP_Slave_Server';
Nhớ điền username
và IP_Slave_Server
giống khởi tạo ở trên nhé. Không thì chả biết phân quyền cho thằng nào đâu )
Cuối cùng là thông tin MASTER STATUS
, bạn phải ghi nhớ để khai báo vào Slave server.
mysql> show master status;
+------------------+----------+--------------+------------------+-------------------+
| File | Position | Binlog_Do_DB | Binlog_Ignore_DB | Executed_Gtid_Set |
+------------------+----------+--------------+------------------+-------------------+
| mysql-bin.000005 | 154 | | | |
+------------------+----------+--------------+------------------+-------------------+
1 row in set (0.00 sec)
- Bạn cần chú ý 2 thông tin, File name là
mysql-bin.000005
và Position154
để khai báo trên Slave. 2 thông tin còn lại làBinlog_Do_DB
vàBinlog_Ignore_DB
để chỉ định DB nào được replicate và DB nào không được replicate. Nếu có khai báo ởmy.cnf
thì sẽ hiển thị ra. Các bạn có thể thử. Cuối cùng làExecuted_Gtid_Set
, mình cũng chả biết nó để làm gì nên thôi cứ kệ nó đi đã. Hình như nó thuộc dạng thông tinkhai thì có, không khai thì thôi
á. Ai nắm rõ cái này thì comment bỏ sung giúp mình với nhá.
Vậy là đã hoàn tất các bước chuẩn bị trên Master. Bây giờ chỉ việc khai báo trên Slave là ta đã hoàn thành Master 1 - Slave 1
Trên MySQL 2 -Slave 1 ( sẽ là Master 2) :
Nhớ comment hoặc xóa dòng bind-address = 127.0.0.1
trong /etc/mysql/mysql.conf.d/mysqld.cnf
nhá. Quên làm ở trên thì bây giờ làm.
Mở file /etc/mysql/my.cnf
và điền vào như sau :
server-id = 2
log_bin = /var/log/mysql/mysql-bin.log
Save lại và service mysql restart
.
Chuẩn bị xong thì vào khai báo Slave 1 để nó có thể replicate data từ Master 1
$ mysql -u root -p
Password:
mysql> STOP SLAVE; #Tắt Slave trước khi khai báo
Query OK, 0 rows affected, 1 warning (0.00 sec)
mysql> CHANGE MASTER TO
-> MASTER_HOST='IP_Master_Server', #Khai ip master1 server
-> MASTER_USER='Username', #Username dành cho Slave 1 tạo ở trên
-> MASTER_PASSWORD='password', #Password của nó, tất nhiên rồi @@
-> MASTER_PORT=3307, #Port của Master_Server nhé, vì đã đổi rồi nên là 3307. Nếu chưa đổi thì ko cần khai chỗ này.
-> MASTER_LOG_FILE='mysql-bin.000005', #Thông tin file binlog lụm được từ Master 1 status
-> MASTER_LOG_POS=154; # Thông tin position tương ứng
Query OK, 0 rows affected, 2 warnings (0.01 sec)
mysql> START SLAVE; #Sau khi khai báo xong thì khởi động lại Slave
Query OK, 0 rows affected (0.00 sec)
Sau khi start slave
lại trên Slave 1 thì chúng ta có thể check status của nó
mysql> show slave status \G
*************************** 1. row ***************************
Slave_IO_State: Waiting for master to send event
Master_Host: 172.17.3.111
Master_User: repliuser
Master_Port: 3307
Connect_Retry: 60
Master_Log_File: mysql-bin.000005
Read_Master_Log_Pos: 154
Relay_Log_File: ubuntu-relay-bin.000005
Relay_Log_Pos: 367
Relay_Master_Log_File: mysql-bin.000005
Slave_IO_Running: Yes
Slave_SQL_Running: Yes
Replicate_Do_DB:
Replicate_Ignore_DB:
Replicate_Do_Table:
Replicate_Ignore_Table:
Replicate_Wild_Do_Table:
Replicate_Wild_Ignore_Table:
Last_Errno: 0
Last_Error:
Skip_Counter: 0
Exec_Master_Log_Pos: 154
Relay_Log_Space: 788
Until_Condition: None
Until_Log_File:
Until_Log_Pos: 0
Master_SSL_Allowed: No
Master_SSL_CA_File:
Master_SSL_CA_Path:
Master_SSL_Cert:
Master_SSL_Cipher:
Master_SSL_Key:
Seconds_Behind_Master: 0
Master_SSL_Verify_Server_Cert: No
Last_IO_Errno: 0
Last_IO_Error:
Last_SQL_Errno: 0
Last_SQL_Error:
Replicate_Ignore_Server_Ids:
Master_Server_Id: 1
Master_UUID: b05dfbb5-1463-11e7-8601-000c29042d55
Master_Info_File: /var/lib/mysql/master.info
SQL_Delay: 0
SQL_Remaining_Delay: NULL
Slave_SQL_Running_State: Slave has read all relay log; waiting for more updates
Master_Retry_Count: 86400
Master_Bind:
Last_IO_Error_Timestamp:
Last_SQL_Error_Timestamp:
Master_SSL_Crl:
Master_SSL_Crlpath:
Retrieved_Gtid_Set:
Executed_Gtid_Set:
Auto_Position: 0
Replicate_Rewrite_DB:
Channel_Name:
Master_TLS_Version:
1 row in set (0.00 sec)
Check xem các khai báo mình khai đúng chưa, nếu chưa thì stop slave;
, reset slave;
và khai báo lại nhá. Cuối cùng nhìn cái dòng Slave_SQL_Running_State : Slave has read all relay log; waiting for more updates
là biết nó đang chạy. Nếu không chạy thì nó sẽ nói là ko chạy
Vậy là xong Master 1 - Slave 1
. Tiếp đến làm Slave 2 - Master 2
Bước 2 : Config Master 2 - Slave 2
Các khai báo trong các file /etc/mysql/mysql.conf.d/mysqld.cnf
và /etc/mysql/my.cnf
đã làm ở trên rồi thì không cần làm lại. Bây giờ mình chỉ việc tạo User
và cấp quyền Replication
trên Slave 1
để Master 1
có thể truy cập vào. Vậy là Slave 1
cũng đồng thời sẽ là Master
của thằng Master 1
Trên máy MySQL2 - Slave 1 & Master 2:
Nhìn có vẻ lằng nhằng khó hiểu, nhưng thực tế là làm y chang ở trên, chỉ đổi vai trò của 2 thằng MySQL1 và MySQL2 với nhau thôi.
Tạo Username
và gán quyền Replication
$ mysql -u root -p
Password:
mysql> CREATE USER 'Username'@'IP_Slave_Server' IDENTIFIED BY 'password';
Query OK, 0 rows affected (0.00 sec)
mysql> GRANT REPLICATION SLAVE ON *.* TO 'Username'@'IP_Slave_Server';
Query OK, 0 rows affected (0.00 sec)
Lấy thông tin của Master
mysql> SHOW MASTER STATUS;
+------------------+----------+--------------+------------------+-------------------+
| File | Position | Binlog_Do_DB | Binlog_Ignore_DB | Executed_Gtid_Set |
+------------------+----------+--------------+------------------+-------------------+
| mysql-bin.000001 | 792 | | | |
+------------------+----------+--------------+------------------+-------------------+
1 row in set (0.00 sec)
Trên máy MySQL1 - Master 1 & Slave 2:
Khai báo cho Slave
$ mysql -u root -p
Password:
mysql> STOP SLAVE; #Tắt Slave trước khi khai báo
Query OK, 0 rows affected, 1 warning (0.00 sec)
mysql> CHANGE MASTER TO
-> MASTER_HOST='IP_Master_Server', #Khai ip master2 server
-> MASTER_USER='Username', #Username dành cho Slave 2 tạo ở trên
-> MASTER_PASSWORD='password',
-> MASTER_PORT=3308,
-> MASTER_LOG_FILE='mysql-bin.000005', #Thông tin file binlog lụm được từ Master 2 status
-> MASTER_LOG_POS=154; # Thông tin position tương ứng
Query OK, 0 rows affected, 2 warnings (0.01 sec)
mysql> START SLAVE; #Sau khi khai báo xong thì khởi động lại Slave
Query OK, 0 rows affected (0.00 sec)
Check status của Slave 2.
mysql> show slave status \G;
*************************** 1. row ***************************
Slave_IO_State: Waiting for master to send event
Master_Host: 172.17.3.112
Master_User: repliuser
Master_Port: 3308
Connect_Retry: 60
Master_Log_File: mysql-bin.000001
Read_Master_Log_Pos: 792
Relay_Log_File: ubuntu-relay-bin.000005
Relay_Log_Pos: 320
Relay_Master_Log_File: mysql-bin.000001
Slave_IO_Running: Yes
Slave_SQL_Running: Yes
......
Slave_SQL_Running_State: Slave has read all relay log; waiting for more updates
......
1 row in set (0.01 sec)
Vậy là xong. Kế tiếp test thực tế xem như nào.
Bước 3 : Test Replication Master - Master
Theo như đúng config, thì cả 2 máy Mysql1
và Mysql2
sẽ có thể replicate dữ liệu của nhau. Hay nói theo kiểu dân gian là thằng Mysql1
làm gì thì thằng Mysql2
làm y chang và ngược lại. Bất cứ thay đổi nào ( tạo , thêm , sửa , xóa ....) trên mysql1
đều sẽ được cập nhật lên mysql2
và ngược lại.
Đầu tiên, cùng show databases;
trên cả 2 máy. Mặc định mới cài mysql thì chưa có vẹo gì, cả 2 thằng đều sẽ như này :
mysql> show databases;
+--------------------+
| Database |
+--------------------+
| information_schema |
| mysql |
| performance_schema |
| sys |
+--------------------+
4 rows in set (0.09 sec)
Vào máy Mysql1
thử tạo 1 database
mysql> create database testrepli;
Query OK, 1 row affected (0.00 sec)
và check Processlist
trên máy Mysql1
xem nó đã làm gì nào
mysql> SHOW PROCESSLIST ;
SHOW PROCESSLIST;
+----+-------------+--------------------+------+-------------+------+---------------------------------------------------------------+------------------+
| Id | User | Host | db | Command | Time | State | Info |
+----+-------------+--------------------+------+-------------+------+---------------------------------------------------------------+------------------+
| 1 | system user | | NULL | Connect | 4928 | Slave has read all relay log; waiting for more updates | NULL |
| 2 | system user | | NULL | Connect | 4928 | Waiting for master to send event | NULL |
| 6 | repliuser | 172.17.3.112:43906 | NULL | Binlog Dump | 4909 | Master has sent all binlog to slave; waiting for more updates | NULL |
| 7 | root | localhost | NULL | Query | 0 | starting | SHOW PROCESSLIST |
+----+-------------+--------------------+------+-------------+------+---------------------------------------------------------------+------------------+
4 rows in set (0.00 sec)
Để ý dòng có ID số 6
State nó ghi là Master has sent all binlog to slave; waiting for more updates
. Nó nói đã sent binlog đến thằng slave. Giờ qua slave xem nó có nói xạo mình không.
Vào máy Mysql2
show database thử xem sao
mysql> show databases;
+--------------------+
| Database |
+--------------------+
| information_schema |
| mysql |
| performance_schema |
| sys |
| testrepli |
+--------------------+
5 rows in set (0.00 sec)
Ok, data testrepli
đã xuất hiện ở Mysql2
, thằng Master
kia nó đã không xạo mình =)). Nhưng ở chiều ngược lại thì sao ?? Test tiếp.
Bây giờ trên máy Mysql2
mình sẽ tạo 1 bảng trong database vừa tạo.
mysql> use testrepli
Database changed
mysql> create table TenTuoi(ten varchar(255),tuoi int(10));
Query OK, 0 rows affected (0.04 sec)
Check processlist
mysql> show processlist;
+----+-------------+--------------------+-----------+-------------+-------+---------------------------------------------------------------+------------------+
| Id | User | Host | db | Command | Time | State | Info |
+----+-------------+--------------------+-----------+-------------+-------+---------------------------------------------------------------+------------------+
| 5 | system user | | NULL | Connect | 62749 | Waiting for master to send event | NULL |
| 6 | system user | | NULL | Connect | 161 | Slave has read all relay log; waiting for more updates | NULL |
| 10 | repliuser | 172.17.3.111:59418 | NULL | Binlog Dump | 49052 | Master has sent all binlog to slave; waiting for more updates | NULL |
| 11 | root | localhost | testrepli | Query | 0 | starting | show processlist |
+----+-------------+--------------------+-----------+-------------+-------+---------------------------------------------------------------+------------------+
4 rows in set (0.00 sec)
Nó cũng kêu đã sent cho thằng slave ở process ID=10
. Qua bên kia check coi sao.
Vào máy Mysql1
mysql> show tables in testrepli;
+---------------------+
| Tables_in_testrepli |
+---------------------+
| TenTuoi |
+---------------------+
1 row in set (0.00 sec)
Đã xuất hiện bảng TenTuoi
ở trong database testrepli
. Mình tạo trên mysql2
mà nó update luôn vào mysql1
vậy là đã thành công config Replication Master - Master. Nhưng mới chỉ xong quá trình đồng bộ data.
Giờ ta tạo thêm 1 user cho phép login từ ngoài vào để tý test loadbalancer luôn nhá.
GRANT ALL PRIVILEGES ON *.* TO 'super'@'%' IDENTIFIED BY '12345' WITH GRANT OPTION;
Chỉ cần tạo trên 1 thằng thôi nhá, thằng kia tự đồng bộ về ^^. Kế đến sẽ là xây dựng loadbalancer.
Xây dựng Loadbalancer cho các server MySQL bằng HAproxy:
Ở bài viết trước, mình đã có hướng dẫn dựng một loadbalancer cho các server MySQL rồi. Giờ thì làm theo như vậy thôi. Link bài trước cho các bạn tham khảo https://viblo.asia/hoangminhung/posts/Az45bpeOZxY
Lần lượt trên cả 2 server , mình tiến hành chỉnh sửa file config của HAproxy
sudo nano /etc/haproxy/haproxy.cfg
Mở file lên và điền nội dung vào như sau :
global
maxconn 256
daemon
defaults
log global
retries 2
timeout connect 5000ms
timeout client 50000ms
timeout server 50000ms
listen mysql-cluster
bind 172.17.3.200:3306 #Cái này là Virtual IP , lát sẽ khai báo cùng Keepalived nhé.
mode tcp
balance roundrobin
server mysql1 172.17.3.111:3307 check
server mysql2 172.17.3.112:3308 check
Sau khi xong thì save lại và sudo service haproxy restart
nhé. Tiếp đến sẽ là Keepalived.
Config Keepalived:
Keepalived sẽ được dùng để tạo một Virtual IP để cho user truy cập vào. Qua đó cung cấp tính năng fail-over cho HAproxy. 1 trong 2 thằng có tử ẹo cũng chả sao (lol) Mình đã có 1 bài viết về Keepalived ở link này https://viblo.asia/hoangminhung/posts/jOxKdqWlzdm Các bạn vào xem để hiểu rõ hơn về cách nó hoạt động.
Trước khi định nghĩa Vir_IP, chúng ta phải thực hiện dòng lệnh sau trong /etc/sysctl.conf
. Mở nó lên và thêm vào dòng sau
net.ipv4.ip_nonlocal_bind=1
Save lại và thực thi dòng trên bằng lệnh sau :
sudo sysctl -p
Lần lượt thực hiện việc này trên cả 2 máy chủ nhé. Sau khi xong xuôi, ta tiến hành config keepalived
Trên MySQL1
Mở file config keepalived (chưa có thì tạo mới nhé) sudo nano /etc/keepalived/keepalived.conf
Điền vào nội dung sau :
global_defs {
router_id test1 #khai báo route_id của keepalived
}
vrrp_script chk_haproxy {
script "killall -0 haproxy"
interval 2
weight 2
}
vrrp_instance VI_1 {
virtual_router_id 51
advert_int 1
priority 100
state MASTER
interface ens33 #thông tin tên interface của server, bạn dùng lệnh `ifconfig` để xem và điền cho đúng
virtual_ipaddress {
172.17.3.200 dev ens33 #Khai báo Virtual IP cho interface tương ứng và dùng IP này listen trên HAproxy
}
authentication {
auth_type PASS
auth_pass 123456 #Password này phải khai báo giống nhau giữa các server keepalived
}
track_script {
chk_haproxy
}
}
Save lại và sudo service keepalived start
Trên máy MySQL2
Tương tự như trên nhưng phần khai báo khác 1 tý.
global_defs {
router_id test2
}
vrrp_script chk_haproxy {
script "killall -0 haproxy"
interval 2
weight 2
}
vrrp_instance VI_1 {
virtual_router_id 51
advert_int 1
priority 99 #priority khởi tạo sẽ thấp hơn máy 1
state BACKUP #Trạng thái khởi tạo sẽ là BACKUP
interface ens33
virtual_ipaddress {
172.17.3.200 dev ens33
}
authentication {
auth_type PASS
auth_pass 123456
}
track_script {
chk_haproxy
}
}
Save lại và sudo service keepalived start
Test
Sau khi hoàn thành các bước config, chúng ta sẽ tiến hành test thử xem nó hoạt động thế nào.
Theo như mô hình mình đưa ra thì nó sẽ hoạt động như sau :
1 - User sẽ không truy cập trực tiếp vào MySQL server mà sẽ thông qua một Vir_IP.
2 - Vir_IP sẽ đưa User đi đến Loadbalancer nào đang giữ Vir_IP . Trường hợp Loadbalancer này chết, thì Vir_IP sẽ tự động được chuyển cho Loadbalancer còn lại.
3 - Các loadbalancer sẽ chuyển các request đến MySQL theo thuật toán Roundrobin
.
Dùng một máy khác cài đặt mysql-client
và tiến hành connect vào. Sử dụng user super:12345
mà khi nãy chúng ta đã tạo nhé.
mysql -h 172.17.3.200 -u super -p
Password:
mysql>
Đã connect được. Chúng ta thử xem đang connect vào MySQL 1 hay 2 nhé. Chú ý thông số server_ID
đã khai báo ở trên. ID=1 tương ứng với MySQL1 và ID=2 tương ứng MySQL2.
mysql> show variables like 'server_id';
+---------------+-------+
| Variable_name | Value |
+---------------+-------+
| server_id | 1 |
+---------------+-------+
1 row in set (0.01 sec)
Đang connect vào MySQL 1. Theo như thuật toán Roundrobin
thì request tiếp theo sẽ connect vào MySQL2. Thoát ra và connect lại xem nào.
minhhung@ubuntu:~$ mysql -h 172.17.3.200 -u super -p
Password:
mysql>
mysql> show variables like 'server_id';
+---------------+-------+
| Variable_name | Value |
+---------------+-------+
| server_id | 2 |
+---------------+-------+
1 row in set (0.01 sec)
Ok, đúng là đang connect vào MySQL 2. Vậy là mô hình đã hoạt động .
All rights reserved