Vòng lặp OODA là gì? Sự khác nhau giữa quy trình PDCA và OODA
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 5 năm
Vòng lặp OODA là một phương pháp đưa ra quyết định nhằm tạo ra kết quả cho những vấn đề, tình huống cụ thể được chiến lược gia quân sự người Mỹ sáng tạo ra.
Có thể đối với nhiều người thì đây là lần đầu tiên nghe thấy cái tên "Vòng lặp OODA" nhưng trong số các quy trình hay được so sánh với vòng lặp OODA thì "Quy trình PDCA" có khá nhiều người biết đến.
Chính vì vậy, trong bài viết lần này, tôi sẽ giới thiệu khái quát, hiệu quả của vòng lặp OODA, cách thức áp dụng thực tiễn và sự khác nhau với quy trình PDCA.
Vòng lặp OODA là gì?
Vòng lặp OODA là phương pháp đưa ra quyết định được tạo ra bởi John Boyd, một phi công và là chiến lược gia quân sự người Mỹ. Đây là phương pháp đưa ra quyết định và hành động nhanh chóng cho dù tình trạng khó dự đoán được tính hình tiếp theo sẽ diễn ra như nào.
Chu trình của vòng lặp OODA trải qua 4 bước đó là "Quan sát" (Observe), "Định hướng" (Orient), "Quyết định" (Decide), "Hành động" (Action)
Quan sát (Observe) - Step 1 trong vòng lặp OODA
"Quan sát" - step 1 trong vòng lặp OODA không chỉ đơn giản mang nghĩa là nhìn mà đúng hơn thì có lẽ là "thu thập thông tin". Ở bước quan sát này, chúng ta sẽ tổng hợp các sự kiện thực tại đang xảy ra chẳng hạn như cảm xúc của bản thân, tình thế bản thân đang bị đặt vào, hành động của đối phương, tình thế của đối phương, môi trường, xu hướng thị trường...
Một số ví dụ cho dễ hình dung
- Ví dụ 1: Tôi đang đói. Gần đây có quán ăn nổi tiếng và giờ là 14h.
- Ví dụ 2: Người yêu nói "Em đang đang bực mình đây, đừng có mà làm phiền em". Những lúc bực mình là thường những lúc người yêu không khoẻ.
- Ví dụ 3: Món gà rán mới mở bán hôm nay bán được 100 chiếc. Món mới tháng trước trung bình một ngày bán được 300 chiếc.
Định hướng (Orient) - Step 2 trong vòng lặp OODA
Định hướng được coi là step quan trọng nhất trong các step của vòng lặp OODA. Ở step này chúng ta dẽ thực hiện tổng hợp, phân tích các dữ liệu đã có được ở step quan sát, kinh nghiệm bản thân, đặc trưng văn hoá hay đặc trưng chủ thể... và từ đó sẽ xây dựng các định hướng. Lý do định hướng được cho là step quan trọng nhất bởi tuỳ thuộc vào định hướng này mà hành động cuối cùng sẽ khác nhau rất nhiều.
Vậy thì, khi xây dựng định hướng, chúng ta cần phải chú ý nhưng point nào?
Trong vòng lặp OODA, point để phán đoán định hướng thành công hay không đó là "Quan tâm đến điểm sau của phán đoán lần trước, hay điểm sai trong phán đoán của người khác". Vòng lặp OODA không phải là chỉ cần áp dụng 1 lượt là đã thành công giống như quy trình PDCA, mà cần phải vận hành nhiều lần mới có thể đến gần được với việc đạt được mục tiêu. Bởi việc chú ý đến những điểm sai trong lần phán đoán trước ở giai đoạn định hướng mỗi lần và thực hiện hành động tiếp theo dựa trên định mới chính là tiền đề cho việc đạt được mục tiêu.
Ví dụ cụ thể:
- Ví dụ 1: Quán thịt chiên xù nổi tiếng gần đây hôm nay chắc chắn có mở hàng.
- Ví dụ 2: Hôm nay người yêu cũng không được khoẻ.
- Ví dụ 3: Tên quán có thể là không được để ý lắm.
Quyết định (Decide) - Step 3 trong vòng lặp OODA
Ở step 3 này sẽ quyết định làm cái gì cho giai đoạn cuối cùng - Hành động (Action). Ở step này sẽ quyết định là làm gì, nhưng nếu chỉ định hướng ở giai đoạn trước thì chỉ mới quyết định được hướng hành động, vì vậy chúng ta cần đưa ra nhiều phương án hành động có thể nghĩ được. Vì thế, chúng ta sẽ chia quy trình để quyết định hiệu quả làm 3 giai đoạn.
1. Xác định xem muốn kết quả như thế nào
Trước hết cần xác định xem bản thân hay tổ chức muốn kết quả như thế nào.
2. Liệt kê các phương án có thể nghĩ được
Đưa ra được càng nhiều các tố các hành động có thể nghĩ được đối với kết quả mong muốn ở trên.
3. Dựa theo định hướng để chọn phương án cho là hiệu quả nhất
Đối chiếu "Kết quả mong muốn của bản thân" và "Phương án chọn cho hành động" rồi quyết định phương án hành động nghĩ là hiệu quả nhất.
Dựa theo 3 giai đoạn trên, chúng ta có thể quyết định một cách dễ dàng.
Ví dụ cụ thể:
-
Ví dụ 1: Bây giờ tôi muốn ăn ngon cho no cái bụng hơn là chỉ ăn no nên tôi sẽ đi đến quán thịt chiên xù chứ không đến combini.
(Kết quả mong muốn = Ăn ngon cho no)
-
Ví dụ 2: Mặc dù lo lắng nhưng tôi không thích lại bị cáu nên chỉ âm thầm liên lạc.
(Kết quả mong muốn = Ghét bị cáu)
-Ví dụ 3: Tôi tự tin là món ngon, tự tin là nếu khách hàng ăn 1 lần sẽ ăn lại những lần tiếp theo. Vậy nên tôi sẽ thử thay đổi màu sắc và nội dung trên vỏ gói bọc.
(Kết quả mong muốn = Muốn khách hàng ăn một lần)
Hành động (Act) - Step 4 trong vòng lặp OODA
Step cuối cùng của vòng lặp OODA chính là "Hành động" (ACT). Thực hiện hành động đã quyết định ở step "Quyết định".
Sau khi step hành động kết thúc thì sẽ bắt đầu vòng lặp OODA lần 2. Ở step "Quan sát" tình hình có thể sẽ thay đổi do bước hành động trước đó, nhưng cũng có thể không thay đổi. Tuy nhiên dù tình hình có thay đổi hay không thay đổi thì nó cũng sẽ là thông tin, yếu tố để xây dựng định hướng tiếp theo. Chính vì vậy, việc quan trọng khi kết thúc vòng lặp OODA lần đầu và bắt đầu vòng lặp OODA lần 2 đó chính là không buồn không vui trước kết quả. Cho dù suôn sẻ hay không thì nó cũng chỉ là thông tin để vận hành vòng lặp OODA tiếp theo, thay đổi cảm xúc để vận hành vòng lặp OODA lần 2. Đó chính là điểm mấu chốt trong step cuối cùng này.
Ví dụ cụ thể:
- Ví dụ 1: Đi đến cửa hàng thịt chiên xù.
- Ví dụ 2: Gửi tin nhắn Line, lặng lẽ chờ.
- Ví dụ 3: Đổi vỏ bọc và câu giới thiệu trên đó.
Sự khác nhau giữa vòng lặp OODA và quy trình PDCA
Như ở đầu bài viết tôi cũng có nói, trong số các quy trình thường được so sánh với vòng lặp OODA, có quy trình PDCA. Tôi hay bắt gặp các nội dung thảo luận kiểu như "Giữa 2 mô hình này thì các nào tốt hơn?", nhưng vốn dĩ vòng lắp OODA và quy trình PDCA không phải là mô hình nên được so sánh với nhau. Tại sao lại như vậy? Bởi mục đích được tạo ra của 2 mô hình này khác nhau rất nhiều, vì vậy cần phân biệt được cách dùng theo đúng như mục đích đó.
Có nhiều người biết đến quy trình PDCA nhưng có lẽ ít người biết được nó được tạo ra với mục đích gì. Quy trình PDCA là mô hình được tạo ra nhằm nâng cao năng suất ở các nhà máy, công trường. Tức là, nó được cho là phù hợp để đánh giá cải thiện đối với các vấn đề như "tốn ít công số ở từng giai đoạn, phát huy năng suất cao", vấn đề về tốc độ sản xuất hay hiệu quả sản xuất ở các nhà máy. Vì vậy, quy trình PDCA là mô hình tối ưu cho việc cải thiện nghiệp vụ nhưng đối với những hoạt động hay công việc không có quy trình, giai đoạn rõ ràng thì quy trình này không được hiệu quả lắm.
Ngược lại, vòng lặp OODA là mô hình để quyết định hành động như tôi trình bày ở trên. Mục đích là để phán đoán tốt nhất trong hoàn cảnh không rõ ràng, thường xuyên thay đổi và hành động tức thời. Vì vậy vòng lặp OODA không phải là cải thiện nghiệp vụ, công việc giống như quy trình PDCA mà là mô hình hiệu quả đối với các vấn đề không có quy trình rõ ràng chẳng hạn như "Khởi nghiệp thành công" hay "Phát triển hoạt động mới"...
Tóm lại một chút thì quy trình PDCA hiệu quả để suy nghĩ cho câu trả lời "How" chẳng hạn như cải thiện nghiệp vụ, OODA hiệu quả để suy nghĩ cho câu trả lời "What" chẳng hạn như khởi nghiệp hay phát triển lĩnh vực mới..
Kết luận
Trên đây tôi đã giới thiệ cho các bạn cơ bản về định nghĩa vòng lặp OODA là gì, sự khác nhau với PDCA là gì, vòng lặp OODAC vận hành như nào.
Vòng lặp OODA hiện nay bắt đầu được áp dụng ở nhiều lĩnh vực, hoạt động. Trong lĩnh vực khởi nghiệp, kinh doanh mới,"Lean start up" - Phương pháp vận dụng vòng lặp OODA được phát triển và chú ý rất nhiều.
Các bạn cũng vậy, nếu bây giờ bạn đang lo lắng không biết nên làm thế nào thì hãy thử vận hành vòng lặp OODA một lần xem sao.
All rights reserved