Vòng đời của Activity trong ứng dụng Android
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 8 năm
Hôm nay mình xin giới thiệu với các bạn về vòng đời của 1 Activity trong ứng dụng Android. Nắm vững được điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ ràng hơn về 1 ứng dụng Android và giúp ích rất nhiều trong quá trình phát triển ứng dụng sau này.
Các Activity trong hệ thống được quản lý như 1 ngăn xếp activity (activity stack). Khi 1 activity mới bắt đầu nó được đặt lên đầu của ngăn xếp và trở thành Running Activity (activity đang chạy), đồng thời activity trước đó sẽ nằm ngay phía dưới trong ngăn xếp đó, và sẽ không trở nên visible (nhìn thấy) cho đến khi activity ở trên thoát ra khỏi ngăn xếp.
1 Activity gồm 4 trạng thái chính:
-
Nếu activity ở phía trên của màn hình (hay ở trên cùng của ngăn xếp), thì nó đang ở trạng thái active (hoạt động) / running (đang chạy). Ví dụ khi ta cần gọi điện thì activity bấm số đó đang ở trạng thái active.
-
Nếu activity không thể tương tác nhưng vẫn nhìn thấy ( khi mà bị che bởi 1 activity khác nhưng người dùng vẫn có thể nhìn thấy nó ở phía sau ) thì activity này đang ở trạng thái paused (tạm dừng). Khi ở trạng thái này activity có thể bị xóa bỏ bởi hệ thống khi thiết bị thiếu bộ nhớ. Ví dụ khi có 1 activity khác dạng dialog hiện lên chỉ che đi 1 phần của activity hiện tại thì activity vào trạng thái paused.
-
Nếu activity hoàn toàn bị che khuất bởi activity khác thì nó đang ở trạng thái stopped (đã dừng). Activity này vẫn giữ được tất cả trạng thái và thông tin, nhưng không còn hiển thị với người dùng và thường xuyên bị xóa bỏ bởi hệ thống khi thiếu bộ nhớ. Ví dụ khi ta tắt màn hình thì khi đó activity vào trạng thái stopped.
-
Nếu activity ở trạng thái paused (tạm dừng) hay stopped (đã dừng), hệ thống có thể xóa bỏ activity đó khỏi bộ nhớ bằng cách yêu cầu nó tự kết thúc hoặc xóa bỏ tiến trình của nó. Khi acitivty đó hiển thị lại với người dùng thì sẽ được khởi tạo lại và khôi phục lại trạng thái trước đó.
Hình ảnh sau đây minh họa cho vòng đời của 1 Activity cùng với các trạng thái của nó:
Có 3 vòng lặp chính mà bạn cần nắm rõ:
-
Entire lifetime: xảy ra giữa onCreate() và onDestroy(). 1 activity sẽ cài đặt các trạng thái trong onCreate() và giải phóng toàn bộ tài nguyên trong onDestroy(). Ví dụ có 1 luồng chạy ngầm tải dữ liệu từ trên mạng, ta có thể tạo luồng tại onCreate() và kết thúc luồng tại onDestroy().
-
Visible lifetime: xảy ra giữa onStart() và onStop(). Trong giai đoạn này, người dùng có thể nhìn thấy activity trên màn hình, tuy nhiên nó không ở trên đầu ngăn xếp và không thể tương tác với người dùng. Giữa 2 phương thức này người dùng có thể lưu trữ được tài nguyên cần thiết hiển thị lên activity cho người dùng. Ví dụ ta cần quan sát thay đổi ảnh hưởng tới giao diện, thì ta có thể đặt Broadcast Receiver tại onStart() và loại bỏ tại onStop().
-
Foreground lifetime: xảy ra giữa onResume() và onPause(). Trong giai đoạn này activity ở trên đầu ngăn xếp và có thể tương tác với người dùng.
Như vậy mình đã giới thiệu qua vòng đời của 1 activity, hy vọng các bạn có thể hiểu và nắm vững được những kiến thức này. Chúc các bạn thành công!
Nguồn: https://developer.android.com/reference/android/app/Activity.html
All rights reserved