Vọc vạch Angular - Tìm hiểu Lifecycle hooks (phần 1)
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 4 năm
Chào mọi người,
Trong quá trình thực hiện project Angular thì mình có tìm hiểu về Lifecycle hooks nên quyết định tạo bài viết này để cùng mọi người thảo luận.
Bài viết được tham khảo từ nguồn (English article): Xem tại đây
Ok, bắt đầu thôi!!!!
Mỗi component hay directive trong Angular đều trải qua 1 thứ được gọi là Lifecycle hooks, gọi nôm na là vòng đời. Con người cũng có vòng đời phát triển như: sinh ra, trưởng thành, già đi và chết.
Vậy trong Angular thì sao? Có những thành phần nào trong cái vòng đời đó, tại sao chúng ta cần dùng và sử dụng trong trường hợp nào???
Mặc định, Angular đã cung cấp sẵn cho ta 8 interface như hình trên, công việc của chúng ta là implement chúng qua một số ví dụ sau đây.
- Sample Project
- Understand lifecycle methods order
- Lifecycle methods With Some Examples
- Summary
- Conclusion
Sample project
Dưới đây là project mẫu về Lifecycle hook, bạn có download về và chạy thử nhé:
git clone https://github.com/bbachi/angular-lifecycle-hooks.git// install dependencies
npm install// start the project
npm start
Đây là app Todo list cho phép thêm, xoá, sửa các công việc. Qua ví dụ đơn giản này bạn sẽ về Lifecycle hooks.
Understand lifecycle methods order
Chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu thứ tự hoạt động của các method này, khi nào và tại sao chúng được dùng.
Ở đây, chúng ta thêm các component header và footer màu xanh vào App components' view. Sau đó, đặt tất cả các method vào trong component footer, trong header chúng ta có 1 nút Toggle Footer dùng để kiểm tra phương thức ngOnDestroy().
Without any input to component
Bắt đầu test với phần footer khi chưa có @Input decorator và nhấn Toggle footer để test phương thức ngOnDestroy().
Kết quả khi không có @Input decorator trong component
With the input to component
Ok. Bây giờ thì test với @Input footerText trong footer component để thấy sự thay đổi về thứ tự vòng đời nhé. Để ý là lần này thằng ngOnChanges() sẽ được gọi trước ngOnInit().
... và kết quả là đây
Biểu đồ tổng quát thứ tự thực hiện các method trong Angular
Ok, phần 1 bài viết chắc tới đây thôi. Cùng đợi tới bài viết kế tiếp nhé.
All rights reserved