0

Vai trò và mục tiêu của Tester : cân bằng cả hai để đạt được mục tiêu của bạn

Đã qua rồi cái thời QA từng có nhiều thời gian chờ đợi các bản build được dựng lên sau đó mới bắt đầu thử nghiệm, đưa ra các lỗi tương ứng và ngồi đợi developer sửa chúng. Họ sẽ dành một phần lớn thời gian để viết các bộ Testcase, chỉnh sửa và phân tích chúng sao cho hiệu quả nhất với việc Test.

Thời gian đã thay đổi rất nhiều kéo theo là vai trò cũng thay đổi. Bạn khó có thể hoàn thành tốt công việc nếu chỉ thử nghiệm thủ công khi làm việc tại các công ty IT lớn trên thị trường.

Ngay cả khi ở trong 1 công ty cỡ vừa hoặc nhỏ, bạn cũng cần lưu ý một số kỹ năng đặc biệt ngoài kiểm thử thủ công cơ bản. Đó có thể là Test API, truy xuất cơ sở dữ liệu, xác thực phía máy khách đến những thứ phức tạp hơn như kiểm thử tự động và kiểm thử hiệu năng.

Trong xu thế hiện nay, có thể nhận thấy rằng các thông tin tuyển dụng dành cho những Tester từ 2 đến 4 năm kinh nghiệm cũng liệt kê ra rất nhiều yêu cầu. Dưới đây là một mẫu mô tả công việc cho vai trò của 1 tester có 2 - 4 năm kinh nghiệm :

- có kiến thức tốt về Java 
- bắt buộc kiến thức về Selenium
- Vững vàng trong kiểm thử hiệu năng - Jmeter / Load Runner với sự hiểu biết thấu đáo về điều chỉnh hiệu năng và hệ điều hành.

Danh sách này đã liệt kê ra những kỹ năng cơ bản, nhưng thực tế có thể có nhiều hơn nữa các yêu cầu khác có thể được đưa vào danh sách, ví dụ như kỹ năng lập trình một số ngôn ngữ như Python hoặc Java, PHP..

Vậy chúng ta cần kết luận điều gì ở đây ? Rằng xu thế kiểm thử đang dần chuyển sang mô hình tự động hóa ?

Dù sao chúng ta vẫn cần nhìn nhận các quan điểm như - một người kiểm thử cần có kiến thức cơ bản về ngôn ngữ lập trình và sẵn sàng kiểm thử tự động khi có yêu cầu. Điều đáng buồn đã xảy ra ở nhiều tổ chức là ngay cả vị trí trưởng nhóm QA cũng làm một việc tương tự như một kiểm thử viên bình thường. Điều này không xảy ra ở tất cả mọi nơi, nhưng thực chất việc được thăng tiến lên QA lead không đảm bảo rằng bạn sẽ tìm được đúng những vai trò mà mình đang chờ đợi. Hệ thống phân cấp trong dự án của bạn có thể khiến bạn thực hiện cùng một công việc mà cấp dưới của mình đang làm. Vai trò của QA lead gần như sẽ lu mờ đi.

Chúng ta hãy xem lại tiêu đề của bài viết này " Vai trò của QA và mục tiêu của QA "

Điểm mấu chốt được nêu ở đây là " Vai trò của chúng ta tập trung vào mục tiêu mà chúng ta hướng tới ". Có thể nhiều người sẽ không đồng ý với quan điểm này, vì mỗi ngày trôi qua, với sự gia tăng kinh nghiệm qua từng năm, họ không cảm thấy điều gì mới mẻ trong công việc mà chúng ta đang làm, họ vẫn đang làm cùng một công việc của 3-4 năm về trước. Nếu bạn xem lại các vai trò mà bạn đã thực hiện trong suốt dự án của mình, thì bảng dưới đây có thể mang lại cho bạn cảm giác thú vị và cũng sẽ có cả sự chán nản. Bạn sẽ quan sát thấy rằng bạn gần như không học được gì sau 7-8 năm làm việc :

Chức vụ Số năm đảm nhiệm chức vụ Tổng số năm kinh nghiệm Nhiệm vụ
Junior Associate QA 1 1 Viết Testcase, báo cáo bug, thực hiện Manual Test
Associate QA 1.5 2.5 Review testcase, thực hiện kiểm thử tự động (tùy trường hợp)
Senior Associate QA 1.5 4 Báo cáo tình trạng dự án, thực hiện kiểm thử tự động, kiểm thử hiệu năng (bạn bắt đầu học kể cả khi bạn không nằm trong dự án nào)
Associate Lead QA 2 6 Tạo Test Plan, dự tính tiến độ và dẫn dắt đội kiểm thử (tùy từng trường hợp), phân nhiệm vụ cho các thành viên, báo cáo tình trạng dự án cho khách hàng
Lead QA 2 8 Lên chiến lược Test, quản lý thời gian, tạo các tài khoản và dữ liệu thanh toán
Associate Manager QA 3 11 Bạn sẽ làm mọi thứ qua vai trò QA Lead
Manager QA 3 14 Vai trò gần như không thay đổi nhiều, bắt đầu suy nghĩ nên chuyển giữa BA hoặc QA
Director QA 3 17 Vai trò hầu như không thay đổi gì. Tích lũy được thêm kinh nghiệm quản lý chất lượng tổng thể trong tổ chức

Vì vậy có thể nói rằng khung thời gian từ 5 -7 năm là rất quan trọng trong sự nghiệp QA, bạn phải làm việc dựa trên điểm mạnh, điểm yếu của mình và đi theo con đường phù hợp :

  • nếu bạn không thích code và cũng không hiểu về tự động hóa, nhưng bạn có kỹ năng phân tích và giao tiếp tốt thì hãy chuyển sang vai trò BA sau 5 năm.
  • nếu bạn say mê code thì hãy đi theo con đường tự động hóa, không có lý do gì để ở lại lĩnh vực kiểm thử thủ công cả. Hãy thay đổi công ty đến khi nào bạn tìm được vai trò tuyệt vời nhất.
  • nếu bạn không say mê code nhưng có khả năng tư duy tốt thì hãy tìm hiểu các công nghệ trên thị trường và chuyển sang vị trí Manager Delivery hơn là Manager QA, bạn sẽ học được rất nhiều trong kỹ năng phân phối.

Tóm lại, tất cả mọi người vẫn thường nói chuyển đổi công ty thường xuyên là không nên nhưng sẽ ra sao nếu chúng ta không hài lòng với vai trò của chính mình ? Chúng ta có nên thỏa hiệp với những gì đang xảy ra ? Tiếp tục công việc mà bạn không thích như thế nào ? Và để đến cuối ngày, chính chúng ta lại tự hỏi ta đang làm gì với cuộc sống ?

Các bạn, hãy luôn chắc chắn rằng vai trò của các bạn làm cho bạn đạt được mục tiêu, nếu không bạn chỉ đang đơn thuần tự thỏa hiệp với cuộc sống của chính mình. Nếu bạn không hài lòng về chuyên môn tức là bạn đang hủy hoại cuộc sống của bản thân và bỏ lỡ rất nhiều cơ hội trong sự nghiệp.

Reference : https://www.softwaretestinghelp.com/qa-roles-vs-goals/


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí