+1

Tự học phần mềm kiến trúc để tự kiến thiết căn phòng của mình

Hầu hết các bạn sinh viên vào năm 2 đều bắt đầu đi học 2D và 3D, nhưng vấn đề là các bạn chọn học cái gì trước? Vấn đề này có phải tùy thuộc vào sở thích của mỗi người?... Nhiều câu hỏi đặt ra mà hiếm có người nào có thể hướng dẫn cận kẽ về tại sao phải chọn phần mềm này mà không chọn phần mềm khác. Bài viết này sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quan về các phần mềm đồ họa phục vụ thiết kế kiến trúc. Vì cũng chỉ là người mới bắt đầu nên mình cũng đi theo hướng tìm hiểu sơ bộ đến tổng ngoài rùi tìm 1 công cụ bản thân thấy dễ tiếp cận nhất để bắt đầu ( mình không phải một người trong ngành kiến trúc hay kiến trúc sư, tuy nhiên cũng thử tìm hiểu 1 góc nhìn mới xem sao )

Trước hết, chúng ta sẽ đề cập đến quy trình thiết kế của kiến trúc sư bởi các phần mềm suy cho cùng cũng chỉ là công cụ để phục vụ cho KTS thể hiện ý tưởng

Với quy trình này thì trước khi máy vi tính xuất hiện, KTS phải thể hiện ý tưởng đến hoàn thiện bản vẽ hoàn toàn bằng tay

Sau khi máy vi tính xuất hiện, thì phần trình bày ý tưởng do máy vi tính đảm nhiệm

Ưu điểm:

  • Hình vẽ được trao chuốt và giống với thực tế hơn so với vẽ bằng tay.
  • Thời gian thể hiện các baûn vẽ đồ án cũng nhanh hơn vẽ tay.
  • Việc hình dung không gian 3D cũng trở nên dễ dàng hơn.

Nhược điểm:

  • Công cụ máy tính chỉ có thể hổ trợ cho người thiết kế trong công việc sáng tác ,không thể thay thế việc phác thảo ý tưởng bằng tay. Nếu lạm dụng việc thể hiện đồ án bằng máy vi tính , người thiết kế dễ bị chết ý khi sáng tác.

Với phần thể hiện ý tưởng bằng máy vi tính, thông thường KTS sẽ có 2 loại bản vẽ cần lưu ý

Vector: Xem hình ảnh là đồ thị của một hàm số f(x) nào đó. Dựa vào nguyên lý này, ta có hình ảnh ở dạng vector. Đây là dạng ảnh cuối cùng được tạo lập bởi các phần mềm họ ACAD.

Raster: Xem hình ảnh là tập hợp của các điểm (điểm có một kích thước nhất định và chứa đựng các thông tin về vị trí, màu sắc gọi là pixel). Dựa vào nguyên lý này, ta sẽ có hình ảnh ở dạng Raster. Đây là dạng ảnh cuối cùng được tạo lập bởi các phần mềm 3D max, 3D viz, photoshop,…

Với cách phân chia này, chúng ta có thể sắp xếp các phần mềm đồ họa hiện nay vào bảng sau:

Và quy trình thiết kế tương ứng với các phần mềm như sau:

Như vậy, để thể hiện ý tưởng thiết kế bằng máy vi tính thì KTS cần qua 4 bước. Trong đó có 3 bước có liên quan đến phần mềm máy tính:

  • BẢN VẼ KỸ THUẬT 2D
  • BẢN VẼ 3D
  • BỐ CỤ BẢN VẼ (LAYOUT)

Sau đây, chúng tôi xin trình bày các phần mềm tương ứng với từng bước trên

1.BẢN VẼ KỸ THUẬT 2D

1.1. Autodesk Autocad

Phiên bản mới nhất: Autodesk autocad 2015

Áp dụng: Thực hiện các bản vẽ kí thuật 2D

Ưu điểm:

  • Autocad là phần mềm cơ bản trong việc thể hiện kĩ thuật của kiến trúc, nó thay thế cho thời kì vẽ tay và vẫn là phần mềm được sử dụng nhiều nhất trong lĩnh vực kiến trúc về thể hiện bản vẽ 2D.
  • Đối với sv kiến trúc đều được học cơ bản trong trường và việc tự học phần mềm này là rất dễ dàng, bởi có rất nhiều tài liệu trên mạng để các bạn tự tìm kiếm và cộng động autoCAD rất đông đảo để bạn có thể học hỏi.
  • Không cần phần cứng mạnh.

Nhược điểm:

  • Chính vì ra đời lâu nên cách làm việc của nó khá là thuật toán- bạn nhập lệnh- chọn đối tượng- thực thi lệnh và kết thúc lệnh. Không trực quan và gây khó khăn cho người sử dụng.
  • Sự liên kết giữa các hình chiếu (mặt đứng, mặt bằng và mặt cắt) gần như không có. Nghĩa là khi bạn thay đổi thông số 1 đối tượng thì bạn sẽ phải chỉnh sửa lần lượt đối tượng đó ở các hình chiếu khác nhau, ít nhất là 3-4 lần.

1.2. Autodesk Revit

Phiên bản mới nhất: Autodesk Revit 2015

Áp dụng: Triển khai 2D và dựng hình 3D (tuy nhiên, khả năng Render còn nhiều hạn chế nên hiếm người sử dụng Revit để Render)

Ưu điểm:

  • Đây là phần mềm toàn điện rất tuyệt vời cho KTS và hiệu quả cho việc làm theo nhóm!
  • Không giống như cách vẽ thủ công như vẽ tay của autoCAD gần như là từng line, với Revit quản lý đối tượng theo chức năng của nó, ví dụ như tường sàn dầm cửa mái ,,, chính vì vậy, việc sửa chữa thay thế hay hiệu chỉnh nó rất hiệu quả, rất ít lỗi xẩy ra và kiểm soát bản vẽ tốt.

Nhược điểm:

  • Revit thích hợp với KTS hơn là với sinh viên. Revit hiểu công trình là 1 cách hệ thống, giống như đang xây dựng và người sử dụng cần có kiến thức về kĩ thuật thi công đối tượng đang dựng. Ví dụ: để vẽ 1 cái cầu thang, bạn cần hiểu tất cả các chi tiết CẤU TẠO cầu thang...
  • Bạn cần khá nhiều thời gian để năm bắt nó trước khi tạo được 1 bản vẽ hoàn chỉnh.
  • Đòi hỏi cấu hình mạnh về card đồ họa cũng như RAM.

2. BẢN VẼ 3D

2.1. 3Ds max

Phiên bản mới nhất: Autodesk 3ds max 2015

Áp dụng: Diễn họa 3D và Làm phim

Ưu điểm:

  • Ra đời rất lâu và là ông lớn trong làng diễn họa 3D không chỉ cho kiến trúc mà cho rất nhiều ngành khác nên cộng đồng 3Ds max khá lớn nên dễ dàng học hỏi từ người khác.
  • Để tạo ra một bức ảnh render 3D đẹp thì 3Ds max nằm trong top với lợi thế về phần mềm ổn định, được hỗ trợ bởi nhiều ứng dụng ngoài và thư viện đồ sộ.

Nhược điểm:

  • 3ds max thực sự khó học và cần nhiều thời gian để học nó.
  • Đòi hỏi cấu hình mạnh về card đồ họa cũng như RAM.

2.2. Sketchup Pro

Phiên bản mới nhất: Sketchup pro 2014

Áp dụng: Diễn họa 3D, triển khai 2D cơ bản, Làm phim (tuy nhiên, khả năng triển khai 2D còn nhiều hạn chế nên hiếm người sử dụng Sketchup làm việc đó)

Ưu điểm:

  • Không cần phần cứng mạnh như các phần mềm mô hình hóa khác như 3D Max, FormZ, Maya.
  • Tạo khối đơn giản nhanh gọn bằng công cụ "kéo-đẩy" (push-pull tool)
  • Khả năng cho phép mô phỏng, hiệu chỉnh góc chiếu của mặt trời vào tất cả các thời điểm trong năm cũng như bao quát các góc nhìn cho hiệu quả gần như tức thời.
  • Khả năng giao tiếp rộng rãi với các phần mềm mô hình khác.
  • Có thể kết hợp với các trình kết xuất ngoài (Renderer) để cho ra những hình ảnh tốt hơn (etc. IRender, Podium, Indigo, Kerkythea...)

Nhược điểm:

  • Do bản thân phần mềm với tên gọi là Sketch nên khả năng mô phỏng thực tế còn hạn chế so với các phần mềm 3D khác.

2.3. Các phần mềm Render và làm phim

2.3.1. Các phần mềm Vray, Atlantic, Maxwell:

khả năng mô phỏng thực tế tốt, tuy nhiên để đạt được điều đó thì cần thời gian học hỏi và thời gian Render khá lâu để hoàn thiện 1 bức ảnh.

2.3.2. Phần mềm Render realtime như Lumion:

khả năng mô phỏng thực tế gần như hoàn hảo như các chương trình Render trên. Lợi thế của lumion chính là thời gian Render cực kỳ ấn tượng (ít nhất là ngắn gần bằng 1/3 các chương trình Render khác) và khả năng tương tác dễ dàng. Tuy nhiên, để có thể sử dụng Lumion thì cấu hình máy đặc biệt là card đồ họa đòi hỏi rất rất cao bởi Lumion làm việc hoàn toàn dựa vào Card đồ họa.

3.BỐ CỤ BẢN VẼ (LAYOUT)

3.1. Photoshop

Phiên bản mới nhất: Adobe Photoshop CC

Áp dụng: hoàn thiện hậu kỳ cho ảnh Render và dàn trang -Layout

Ưu điểm:

  • Ngoài khả năng chính là chỉnh sửa ảnh, Photoshop còn có khả năng vẽ texture cho các chương trình 3D và cũng như là Render 3D

Nhược điểm:

  • Do hoạt động dựa trên phương thức Raster, tức là 1 bức hình được định nghĩa bởi nhiều điểm ảnh nên gặp nhiều bất lợi khi làm việc ở kích thước ảnh lớn. Khi dàn trang ở độ phân giải lớn (300ppi trở lên) và kích thước dàn trang lớn (vài hình A0) thì hiệu quả sử dụng xuống thấp. Thời gian xử lý ảnh chậm và đôi khi chương trình không hoạt động.
  • Đòi hỏi Ram và bộ nhớ tạm ở các ổ cứng khá lớn.

--> Nên sử dụng các phần mềm dàn trang khác của Adobe như Indesign hay Illustrator bởi các phần mềm này gần tương tự như Photoshop trong dàn trang nhưng lại sử dụng vector nên dung lượng file khá nhẹ.

Đây là sơ lược về các phần mềm đồ họa phục vụ cho thiết kế kiến trúc, thực sự còn rất nhiều phần mềm mà tác giả chưa giới thiệu đến các bạn. Để chọn ra một hệ thống phần mềm từ lúc sơ phác ý tưởng cho đến khi hoàn thiện thì không thể trả lời chính xác phần mềm nào sẽ ưu thế nhất. Tùy thuộc vào hoàn cảnh và nhu cầu của các bạn. Môt vài lời khuyên:

ban có thể thử bắt đầu với sketchup 😄 dưới đây là 1 vài thành quả sau vài ngày tự mày mò tự học để tự thiết ké lại căn phòng của gia đình mình , đông lực đầu tiên là vui hào hứng mặc dù mình là dân mer thôi


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí