+2

Tư duy về Animation , biến những chiếc ảnh trở nên có hồn

Muốn học Animation thì bắt đầu thế nào?

Hãy tự trả lời những câu hỏi với chính bản thân bạn

1. Bạn thích Animation?

Bạn thích hát nhưng không có nghĩa bạn hát hay để trở thành ca sĩ. Bạn yêu thích Animation? Bạn nghĩ Animation phù hợp với mình? Bạn thích sáng tạo? Hãy thử trả lời những câu hỏi đơn giản sau nhé.

Animation là gì? Bạn đã tìm hiểu về nó chưa? Hay bạn đợi đi học rồi nhận ra sao mọi thứ không giống như bạn hình dung.
Bạn có đang chạy theo xu hướng? hay bạn muốn thử cho vui? Có nhiều bạn đang chạy theo phong trào làm Animation. Để thành công với nghề này bạn cần có sự kiên trì tuyệt đối. mìnhbiết một người chị đã theo đuổi lĩnh vực Animation hơn 10 năm trời..
Khả năng của bạn có cho phép bạn theo ngành Animation? Lĩnh vực này đòi hỏi bạn phải có khả năng tư duy hình ảnh tốt và sáng tạo. Nhiều bạn có thể sử dụng phần mềm thành thạo nhưng bạn lại không thể sáng tạo và tưởng tượng được thì Leo khuyên bạn nên học ngay các lớp về tư duy hình ảnh.

2. Bạn muốn làm công việc của một Animator?

Công việc của một Animator không chỉ xoay quanh việc làm cho một hình ảnh hay nhân vật chuyển động. Nếu nghĩ như vậy thì bạn chỉ mới là một người làm chuyển động thôi chứ không phải là một Animator đúng nghĩa. Nếu bạn nghĩ chỉ cần học vài tháng thì có thể làm ra những siêu phẩm hoặc có thể kiếm nhiều tiền thì bạn chưa sẵn sàng theo đuổi lĩnh vực này.

3. Bạn có phải biết vẽ nó ?

Có nhiều tranh cãi xung quanh việc học vẽ hay không học vẽ mới theo đuổi được lĩnh vực này. Leo khuyên bạn nên làm quen với nó nếu bạn muốn chạy đường dài. Có những vấn đề học búa được giải quyết đơn giản bằng việc vẽ ra giấy. Nhất là khi không ai hiểu ý tưởng của bạn. Biết vẽ sẽ giúp bạn chạy đường dài tốt hơn. Hãy học vẽ ngay từ bây giờ.

4. Học tiếng Anh

Không biết tiếng Anh sẽ hạn chế lượng kiến thức khổng lồ từ bác Google và Youtube. Tất cả những tư liệu đáng tin cậy về Animation đa số là tiếng Anh. Nếu bạn nào muốn nghiên cứu chuyên sâu thì sẽ cần học tiếng Anh học thuật vì các tư liệu chuyên sâu rất khó đọc.

5. Tìm hiểu về Graphics Design

Theo kinh nghiệm chiến trường, những bạn nào có kiến thức và kinh nghiệm làm Graphics Design là những bạn có lợi thế cao trong việc chạy đường dài. Con đường phát triển của bạn cũng dễ dàng hơn so với những người khác. Tại sao lại như thế? Hầu hết các lĩnh vực thiết kế đều cần bạn biết về Graphics Design. Bạn sẽ chủ động hơn trong công việc của mình cũng như tư duy và cách giải quyết vấn đề sẽ linh hoạt và phong phú hơn những ai không có kiến thức về Layout, Typography, màu sắc, art direction, xu hướng thiết kế

6. Tư duy là nền tảng?

Để làm ra một video sáng tạo khiến bạn phải xem đi xem lại liên tục và trầm trồ là kết quả của một quá trình nhìn, nghiên cứu, lắng nghe, suy ngẫm để tìm ra các giải pháp kể chuyện. Dĩ nhiên ai cũng muốn những câu chuyện của mình được ca ngợi, được nhắc đến và được nhớ. Khi có tư duy sáng tạo, bạn sẽ có được một cái nhìn rõ ràng hơn về nghề nghiệp cũng như hướng phát triển của bản thân sau này. Bạn có biết những công ty đều có Art Director, Creative Director đóng vai trò to lớn và quyền lực trong đội ngũ sáng tạo? Làm sao để lên được những vị trí đó?

7. Trường học thiết kế?

Có nhất thiết phải đi học ở một trường thiết kế khi bạn dễ dàng tiếp cận với Google, Youtube và hàng triệu kiến thức trên Internet. Nhiều bạn đến phỏng vấn cảm thấy phí 4 năm đại học trong khi có nhiều bạn cảm thấy hữu ích. Trường học thiết kế thường sẽ dạy bạn những kiến thức đã lỗi thời nhưng bài bản để bạn có thế tự học thêm ở ngoài. Trường học thiết kế dạy bạn sáng tạo nhưng không dạy bạn cách thuyết trình về ý tưởng. Trường học thiết kế dạy bạn quy trình thiết kế nhưng không dạy bạn công nghệ mới. Dĩ nhiên là có những thứ trường khác sẽ dạy bạn mà không phải là trường thiết kế như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, marketing bản thân, nghệ thuật kể chuyện.

8. Tự học thế nào?

Nếu bạn nào theo lĩnh vực Motion thì hãy tìm hiểu trước những thứ sau nhé:

Vẽ tay, Graphics Design, Art Direction.
Tư Duy Thiết kế, xây dựng ý tưởng.
Nghệ thuật kể chuyện, diễn đạt ý tưởng bằng Storyboard.
Kiến thức về phim ảnh, camera, ánh sáng, nghệ thuật diễn xuất.
Kiến thức về animation như timing, spacing, các nguyên tắc animation.
Các phần mềm làm phim, hoạt hình 2D + 3D như After Effect, C4D, Maya.
Các phầm mềm vẽ như Photoshop, AI

Học Animation thì cần phần mềm nào?

"Em biết Photoshop rồi thì có làm Animation được hay không?" hoặc "Học phần mềm gì để làm Animation vậy ?" là những câu hỏi mà các bạn hay hỏi . Hãy cùng tìm hiểu nhé !

Nhiều bạn hỏi mình rằng muốn học Animation thì cần thông thạo phần mềm nào? Trước khi trả lời câu hỏi này, bạn cần xác định rõ lựa chọn của mình: Motion Graphics hay Character Animation? Hai khái niệm này tuy có nhiều điểm giống nhau; tuy nhiên, các phần mềm được sử dụng lại khác nhau đấy.

Đầu tiên, việc nắm vững kiến thức animation cơ bản là vô cùng quan trọng vì đây sẽ là nền tảng giúp bạn tạo nên những chuyển động vừa mượt, vừa có hồn dù bạn đang dùng phần mềm nào. Vì thế, trước khi đưa ra quyết định nên sử dụng phần mềm nào, bạn nên tham dự các khóa học Animation căn bản trước nhé!

Vậy học Animation căn bản là học những gì? Cụ thể, sau khi học bạn sẽ hiểu rõ sự khác nhau giữa các dạng chuyển động, sự khác nhau giữa Motion Graphics và Animation, hiểu về quy trình làm việc, học các phương pháp tư duy sáng tạo, nguyên lý Animation và cách ứng dụng các nguyên lý đó và học vẽ. Thoạt nhìn có vẻ đơn giản nhưng các chuyên gia Animation đều phải luyện tập cả 5, 6 năm mới có thể vận dụng nhuần nhuyễn các kiến thức này đó!

cùng tìm hiểu các khái niệm cần phải có và các công cụ để làm được nhé.

1. Character Animation

Bạn có thể thiết kế nhân vật trên giấy theo cách truyền thống hay dùng các phần mềm hiện đại hơn trên máy. Tuy nhiên, các phần mềm này đòi hỏi người dùng có kỹ năng vẽ và kiến thức hình họa thật tốt.

Illustrator, Photoshop, Toonboom sẽ là những trợ thủ đắc lực giúp bạn vẽ dễ dàng hơn. Thế nhưng, nếu bạn không có căn bản về vẽ thì dùng phần mềm này cũng không giúp bạn vẽ đẹp hơn đâu nhé.

Trong Character Animation, hẳn bạn sẽ dễ dàng thấy những tác phẩm được thực hiện ở định dạng 2D hay 3D.

Các nhân vật trong 2D sẽ được diễn xuất bằng phương pháp truyền thống (frame by frame), nghĩa là cùng một nhân vật nhưng vẽ mỗi frame hình có sự thay đổi nhỏ trong chuyển động rồi sau đó nối các frame hình lại liên tục để tạo ra ảo giác về nhân vật chuyển động liên tục. Hãy sử dụng phần mềm Animator và Toonboom để bắt đầu. Một số hoạ sĩ dùng cả Photoshop để vẽ đấy.

về mảng 3D, Maya là một trong những phần mềm được dùng phổ biến. Đây cũng là phần mềm được hãng Dreamworks sử dụng để tạo ra các thước film 3D ảo diệu.

2. Motion

Trước khi bắt đầu thực hiện Motion, bạn cần hiểu rõ về Graphics là gì trước đã. Illustrator là một phần mềm được sử dụng rộng rãi bởi các nhà thiết kế đồ hoạ (bên cạnh Corel Draw hay Affinity). Bạn hoàn toàn có thể tự học Illustrator mà không cần phải đi ra bất kỳ trung tâm hay trường lớp nào cả. tôi đã chuẩn bị một danh sách tự học vẽ bằng Illustrator cho bạn tự Tương tự Character Animation, Motion Graphic cũng phân ra 2D và 3D:

Để tự học 2D, bạn có thể bắt đầu với phần mềm After Effect, vốn rất phổ biến hiện nay.

Còn 3D thì có phần mềm C4D đang là ‘trend’ trong cộng đồng thiết kế Việt Nam. Ngoài ra còn những phần mềm 3D khác như 3Dsmax, Soft lmage,… được sử dụng bởi nhiều studio hàng đầu. Bên trái là những chuyển động 2D được vẽ bằng Illustrator và làm chuyển động trong After Effects. Còn bên phải là phần 3D animation và Motion được thực hiện hoàn toàn bằng C4D đó các bạn. Adobe, Autodesk, Toonboom,… là những hãng xây dựng các phần mềm thiết kế uy tín và phổ biến mà bạn có thể vào website của họ và tìm hiểu thêm. Để lựa chọn được phần mềm phù hợp với nhu cầu của mình nhất, các bạn hãy kiên nhẫn sử dụng thử từng loại và đánh giá theo trải nghiệm riêng của mình.

7 công đoạn của một video animation cơ bản

Cuối cùng thì hay xem thật nhiều tutorial để tự mình làm một đoạn animation bằng kiến thức mình tự lãnh hội được nhé . chúc bạn thành công

Phần 1: Character Design and Setup (Thiết kế nhân vật và Thiết lập) Tạo nhân vật hoạt hình trong Illustrator và thiết lập trong After Effects. https://vimeo.com/23994521

Phần 2: Animation (Chuyển động) Tạo chuyển động đi bộ trong After Effects sử dụng công cụ puppet

https://vimeo.com/23995548

Phần 3: Expressions (Biểu thức) tạo chuyển động cho các nhân vật sử dụng Expressions trong After Effects

https://vimeo.com/23995895

Phần 4: Lip Sync (chuyển động nhép miệng) Thu giọng nói và đồng bộ với môi của nhân vật trong After Effects

https://vimeo.com/23996304

Phần 5: Background (Bối cảnh) Thiết kế bố cảnh trong Illustrator và dựng thành một thành phố 3D trong After Effects

https://vimeo.com/23996892

Phần 6: Light (Ánh sáng) Tạo ánh sáng trong After Effects

https://vimeo.com/23997259

Phần 7: Camera Tạo chuyển động của camera trong After Effects https://vimeo.com/23997841


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí