Truy vấn dữ liệu trong Mongodb (P1)
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 5 năm
Như trong bài viết trước mình đã giới thiệu basic nhất về mongodb với các bạn. Tiếp tục công cuộc tìm hiểu về Mongo. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về các query trong mongoDB (go)
1. Find, FindOne
Thay vì dùng câu SELECT như trong SQL , trong MongoDB chúng ta sẽ sử dụng phương thức find để truy vấn dữ liệu với các tham số cần truy vấn.
Cú pháp : db.collection_name.find() Khi không truyền vào tham số bên trong hàm find() thì nó sẽ lẩy ra tất cả document có bên trong của collection đó. Trong bài trước mình đã tạo 1 collection users. bây giờ mình sẽ thức hiện các thao tác truy vấn trên đó.
db.users.find();
kết quả về tương tự như khi chúng ta sử dùng
SELECT * FROM users.
Nếu bạn chỉ muốn lấy ra một bản ghi duy nhất thì chúng ta sử dụng findOne. nó sẽ trả về cho chúng ta document đầu tiên.
js db.users.findOne()
Định dạng kêt quả trả về dạng json vs pretty()
db.users.find().pretty()
2. Truy vấn dạng có điều kiện
Cú pháp : db.collection_name.find(query, projection)
Trong đó :
collectionname : là tên collection của bạn.
query : không bắt buộc. chỉ định những điều kiệu chúng ta muốn
projection : không bắt buộc. Chỉ định các trường để trả về trong các tài liệu khớp với query trên, nếu projection rỗng thì trả về tất cả các trường.
có dạng { field1: <value>, field2: <value> ... }
value có thể là bất kì sau đây
-
1 hoặc true để trả về trường đó
-
0 hoặc false để loại trường đó
-
toán tử projection khác
Mình muốn lấy ra những user có name là thu
db.users.find({name: 'thu'});
Hoặc mình chỉ muốn lấy một số tường trong collection.
ad.users.find({}, {name :1, email:1});
kết quả sẽ trả về mảng các document mỗi document là một object có _id, name, email. vì _id sẽ mặc định có trong kết quả trả về, nếu bạn không muốn _id xuất hiện thì chỉ cần thếm vào projection _id : 0.
sort()
method sort trả về các doccument trong collection được sắp xếp tăng dần theo 1 trường của collection . sort() tương ứng với SQL.ORDER BY
db.users.find().sort({name:1});
limit()
method limit() giới hianj số lượng document trong kết quả trả về.
db.users.find().limit( 2 )
skip()
method skip() dùng để lấy ra số document trong kết quả từ vị trí thừ bao nhiêu và bỏ qua các document trước bị trí đó
db.users.find().limit(2).skip(2)
Chúng ta thường sử dụng skip kết hợp với limit để phân trang từ sever trả về. ví dự như khi mình muốn phân trang lấy trang lấy ra 10 document trả về
db.users.find().limit(n).skip(n*page)
*n là giới hạn số phần tử trả về page là trang hiện tại của bạn
3. Một số toán tử truy vẫn so sánh trong MongoDB
$eq trả về các document trong đó giá trị bằng với một giá trị được chỉ định
cú pháp :
{ <field>: { $eq: <value> } }
$gt trả về các document trong đó giá trị của trường một giá trị được chỉ định
cú pháp : {field: {$gt: value} }
$gte trả về các document trong đó giá trị của trường lớn hơn hoặc bẳng 1 giá trị được chỉ định
cú pháp : {field: {$gte: value} }
$in trả về các document trong đó giá trị nằm trong mảng được chỉ định
cú pháp : { field: { $in: [<value1>, <value2>, ... <valueN> ] } }
$lt so sánh các giá trị nhỏ hơn giá trị được chỉ định
cú pháp : {field: {$lt: value} }
$lte so sánh các giá trị nhỏ hơn một giá trị được chỉ định
cú pháp : { field: { $lte: value} }
$ne so sánh các giá trị không bằng giá trị được chỉ định
cú pháp : {field: {$ne: value} }
$nin lấy ra các giá trị không có trong mảng được chỉ định
cú pháp : { field: { $nin: [ <value1>, <value2> ... <valueN> ]} }
4. Truy vấn nhiều điều kiện trong MongoDB
MongoBD có hỗ trợ chúng ta truy vẫn nhiều diều kiện trong 1 lần khai báo với các toán tử AND, OR như trong SQL.
$and
- thực hiện một logic AND hoạt động trên một mảng của một hoặc nhiều biểu thức và chọn ra các tài liệu đáp ứng tấy cả các biểu thức trong mảng.
cú pháp :
{ $and: [ { <expression1> }, { <expression2> } , ... , { <expressionN> } ] }
ex :
Truy vấn này sẽ chọn tất cả document trong collections user thỏa mãn điều kiện:
các trường age có giá trị không bằng 20 và các trường price tồn tại.
Truy vấn and với nhiều expressions cùng thực hiện
Truy vấn này sẽ chọn ra tất cả document trong đó:
- các trường age có giá trị bằng 20 hoặc 21 các trường nme có giá trị băng thuthu hoặc phone_number = 12341234123*
5.Kết Luận
Qua bài viết trên hi vọng rằng các bạn có thể nắm được một số câu lệnh lấy ra dữ liệu trong Collection cơ bản rồi. Trong phần tiếp theo mình sẽ tiếp tục giới thiệu đến các aggregation, Populate ...
Nguồn tham khảo https://docs.mongodb.com/
All rights reserved