+3

Top 10 nền tảng phát triển thương mại điện tử 2018 (Phần 2)

Phần 1: https://viblo.asia/p/top-10-nen-tang-phat-trien-thuong-mai-dien-tu-2018-phan-1-6J3ZgOqBZmB

Mở đầu

Ở phần 1, mình đã trình bày về những ưu điểm và nhược điểm của 5 platforms E-commerce phổ biến nhất hiện nay. Chúng ta cùng điểm lại 5 cái tên này:

  1. Magento
  2. WooCommerce
  3. Shopify
  4. PrestaShop
  5. OpenCart

Hôm nay, mình sẽ tiếp tục series top 10 Platforms E-commerce 2018 bằng 5 cái tên dưới đây.

6. OsCommerce

OsCommerce là một trong những nền tảng thương mại điện tử đã xuất hiện từ lâu, nó được bắt đầu phát triển từ tháng 3 năm 2000 tại Đức bởi người sáng lập dự án và lãnh đạo Harald Ponce de Leon. Với gần 9.000 add-ons cộng đồng phát triển tạo sẵn cho nền tảng này, bạn sẽ tận hưởng một loạt các tùy biến trong việc thiết kế và tăng cường sự xuất hiện chức năng cho cửa hàng của bạn. Tính đến nay có hơn 110.000 website sử dụng OsCommerce vẫn đang tiếp tục hoạt động chủ yếu tại thị trường Âu - Mỹ (theo trang trends.builtwith.com). Tại Việt Nam, platform này lại không thực sự phổ biến nhưng có 1 điều thú vị là hãng sản xuất "áo mưa mini" nổi tiếng Durex đang sử dụng nền tảng này cho website giới thiệu và bán sản phẩm.

Ưu điểm:

  • Miễn phí download: bạn có thể dễ dàng tạo shop online cho mình mà không phải mất 1 đồng nào.
  • Dễ dàng nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng phát triển và diễn đàn về OsCommerce.
  • Nhiều plugin và tiện ích bổ sung: có đến gần 9000 add-ons cho bạn thoải mái lựa chọn, tất nhiên vẫn có 1 số add-ons phải trả phí cho những tính năng nâng cao.
  • Dễ dàng mở và thực hiện các tùy chỉnh nâng cao hơn: bạn không cần có quá nhiều kiến thức về kỹ thuật cũng có thể kiểm soát được nó.
  • OsCommerce hỗ trợ nhiều loại tiền tệ, cho phép khách hàng in hoá đơn từ màn hình trật tự, và có một hệ thống cơ sở dữ liệu sao lưu dễ dàng.

Nhược điểm:

  • Platform này thuộc hàng trưởng lão (đã cũ và lỗi thời), ít được cập nhật: phiên bản mới nhất là 2.3.4 ra mắt ngày 05/06/2014 và phiên bản 3.0 vẫn đang được phát triển mặc dù có thông tin từ năm 2011.
  • Hệ thống bảo mật kém
  • Mất nhiều thời gian để bảo trì liên tục
  • Mặc dù có thể đáp ứng các bài toán kinh doanh lớn nhưng chỉ thực sự phù hợp với các công ty kinh doanh online mức độ vừa và nhỏ.

7. BigCommerce

BigCommerce là một platform Ecommerce mới nổi lên gần đây, nó được thành lập vào năm 2009 bởi Eddie Machaalani và Mitchell Harper có trụ sở đặt tại USA. Phiên bản BigCommerce đầy đủ đầu tiên được phát hành năm 2011. Giống như Shoptify, BigCommerce cung cấp nền tảng theo dạng SaaS. Đây là phần mềm cửa hàng trực tuyến, tích hợp một cách trực tiếp với Google Merchant Center, cho phép người dùng để quảng bá các sản phẩm của họ trên Google Shopping. BigCommerce hiện đang cung cấp 4 gói sử dụng dịch vụ:

  • Standard: $29.95/tháng
  • Plus: $79.95/tháng
  • Pro: $249.95/tháng
  • Enterprise: tùy theo yêu cầu

Ưu điểm:

  • Tích hợp với các cổng thanh toán lớn như Stripe, PayPal, Apple Pay,...
  • Rất nhiều các công cụ tiếp thị bao gồm khả năng bán hàng trên nhiều nền tảng như thị trường Amazon Marketplace, Facebook, eBay, Pinterest, tích hợp với nhiều nhà cung cấp email, ...
  • Hệ thống bảo mật là 1 điểm mạnh của platform này
  • Hỗ trợ nhiều loại tiền tệ
  • Tích hợp dropshipping & kho hàng
  • Themes phong phú
  • Tối ưu hóa SEO

Nhược điểm:

  • Chi phí duy trì đắt đỏ với các cá nhân
  • Một số tính năng được quảng cáo chỉ có sẵn cho người dùng ở Mỹ

BigCommerce hoạt động chủ yếu ở thị trường Âu - Mỹ và chưa thực sự phổ biến ở Châu Á. Mình kiếm tài liệu tiếng Việt về nền tảng này cũng rất ít thông tin, cộng đồng phát triển tại Việt Nam chưa hề có. Các bạn đọc nếu biết về nền tảng này thì hãy bổ sung nhé.

Theo trang developer thì dev chúng ta có thể kiếm tiền từ việc xây dựng app hoặc thiết kế themes. BigCommerce cung cấp API cho việc xây dựng app còn thiết kế Themes dựa vào SctencilJS - 1 Framework JS rất mới.

8.VirtueMart

VirtueMart là 1 giải pháp thương mại điện tử mã nguồn mở (Open Source E-Commerce solution) được sử dụng cùng với hệ quản trị nội dung (Content Management System - CMS) Joomla.Platform này là dạng component được cài thêm vào Joomla thuộc tầng hệ thống thứ 3 Extention Tier. Virtuemart cung cấp rất nhiều chức năng phục vụ cho việc quản lý sản phẩm(products), danh mục sản phẩm, phương thức vận chuyển, phương thức thanh toán... và các phương thức trình diễn sản phẩm như: danh sách danh mục sản phẩm, sản phẩm mới, sản phẩm topten, sản phẩm đặc biệt...

Ưu điểm:

  • Download và sử dụng miễn phí: không có phí duy trì hàng tháng và giao dịch
  • Dễ dàng cài đặt và cấu hình
  • Nhiều tiện ích mở rộng
  • Tốc độ nhanh

Nhược điểm:

  • Yêu cầu phải sử dụng CMS Joomla: Bạn cần sử dụng Joomla để sử dụng VirtueMart, vì vậy nó sẽ không sử dụng được nếu trang web của bạn chạy trên một CMS khác, như WordPress.
  • Bắt buộc có kiến thức về Joomla
  • Không có hỗ trợ từ nhà phát triển

VirtueMart phù hợp nhất với các trang web có lưu lượng truy cập thấp đến trung bình. Tuy nhiên trong những năm gần đây, Joomla đã mất đất và nhường ngôi cho WordPress vì vậy sự nổi tiếng của VirtueMart cũng bị giảm xuống.

9. ZenCart

Zen Cart là một ứng dụng mã nguồn mở, hoàn toàn miễn phí cho phép người dùng tự tạo ra cửa hàng trực tuyến của mình một cách đơn giản. Hệ thống hỗ trợ của Zen Cart cung cấp trên nhiều ngôn ngữ và đơn vị tiền tệ khác nhau, và hoàn toàn miễn phí dưới giấy phép GNU General Public License.

Zen Cart được phát triển bởi cộng đồng trên toàn thế giới bởi chính những người chủ cửa hàng, lập trình viên, nhà thiết kế và các chuyên gia tư vấn nên Zen Cart có được những nghiên cứu rất nghiêm túc về logic hoạt động, tạo ra hệ chức năng rất đầy đủ, dễ sử dụng và ấn tượng. Ưu điểm:

  • Hệ thống bảo mật là một điểm mạnh của platform này.
  • Bạn có thể gửi email HTML trực tiếp từ trang web của mình
  • Đặc biệt có phiên bản tiếng Việt
  • Không đòi hỏi hiểu biết về kỹ thuật
  • Hoàn toàn miễn phí

Nhược điểm

  • Nền tảng không cung cấp bất kỳ hỗ trợ chuyên dụng nào.
  • Nâng cấp phần mềm khó khăn
  • Không có nhiều tiện ích mở rộng.
  • Template không đẹp

10. nopCommerce

nopCommerce là 1 nền tảng thương mại điện tử hiếm hoi sử dụng ASP.NET. Platform này chính thức ra mắt vào tháng 10 năm 2008 cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nó nhanh chóng nổi tiếng và được lọt vào chung kết trong giải thương thương mại mã nguồn mở Packt (Packt Open Source E-Commerce Award) năm 2010 và 2011.

nopCommerce có đầy đủ các tính năng và tùy biến giao diện để tạo trang web gian hàng bán hàng trực tuyến 1 cách nhanh chóng Ưu điểm:

  • Hoàn toàn miễn phí
  • Cài đặt dễ dàng
  • Hố trợ các cổng thanh toán phổ biến như: Authorize.net, PayPal, Google Checkout,...
  • Chức năng quản lý coupon vô cùng mạnh mẽ
  • Cộng đồng phát triển tại Việt Nam ngày càng mạnh: https://nopviet.com/f/

Nhược điểm:

  • Yêu cầu hiểu biết về kỹ thuật
  • Chỉ thực sự phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Lời kết

Vậy là chúng ta đã điểm qua 10 cái tên trong top 10 nền tảng thương mại điện tử năm 2018. Hẳn các bạn đã có những cái nhìn khái quát về các platform này cũng như ưu và nhược điểm của từng platform để có thể quyết định sử dụng nền tảng nào cho bài toán kinh doanh của mình. Bài viết sử dụng nhiều nguồn khác nhau và ý kiến chủ quan của mình vì vậy nếu có sai sót, các bạn hãy comment và góp ý nhé. Xin cảm ơn các bạn đã đọc bài.

Tài liệu tham khảo:

  1. https://ecommerce-platforms.com/articles/open-source-ecommerce-platforms
  2. https://trends.builtwith.com/shop

All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí