+12

Top 10 nền tảng phát triển thương mại điện tử 2018 (Phần 1)

Mở đầu

Thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam đang chứng kiến cuộc đua khốc liệt chưa từng có giữa các ông lớn như Lazada, Shopee, Sendo,... Con số đầu tư từ các tập đoàn nước ngoài vào các doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam trong năm 2018 đang ở mức đáng mơ ước nhất, trung bình từ 50 triệu đến 1 tỉ USD (theo báo Thanhnien). Các doanh nghiệp, cá nhân từ vừa và nhỏ cho đến các tập đoàn lớn đều tập trung đầu tư cho kênh bán hàng online. Thị trường thương mại điện tử phát triển đồng thời cũng là cơ hội lớn dành cho các lập trình viên. Chúng ta cùng điểm qua top 10 những nền tảng phát triển thương mại điện tử phổ biến nhất năm 2018.

1. Magento

  • Ngôn ngữ: PHP
  • Database: MySQL hoặc MariaDB
  • Frontend: HTML, JS, CSS, LESS
  • Phụ trợ: KnockoutJS, RequireJS
  • Website: https://magento.com/

Magento là một mã nguồn mở tạo web thương mại điện tử đã được ra mắt vào ngày 31 tháng 3 năm 2008. Magento được phát triển bởi Varien, với sự giúp đỡ từ các lập trình viên trong cộng đồng mã nguồn mở, nhưng chỉ được sở hữu bởi Magento Inc. Magento được xây dựng trên nền tảng Zend Framework. Nó sử dụng các mô hình thực thể thuộc tính giá trị cơ sở dữ liệu (EAV – entity-attribute-value) để lưu trữ dữ liệu (theo Wikipedia).

Magento từng được sở hữu bởi tập đoàn eBay. Song nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của mình mà Magento đã vươn ra khỏi “tầm tay” eBay và dần trở thành nền tảng được đánh giá là vượt trội nhất với sự phát triển không ngừng và những thay đổi qua từng năm của mình.

Hiện nay Magento đã phát triển đến phiên bản 2.2.6 và có 2 phiên bản bao gồm:

  • Magento Comunity Edition – Phiên bản Magento hoàn toàn miễn phí.
  • Magento Enterprise – Phiên bản Magento chuyên nghiệp tích hợp các tính năng mạnh mẽ nhất cho các website "khủng" của các Doanh nghiệp bán hàng lớn.

Nền tảng E-commerce này cung cấp nhiều tính năng vượt trội. Bạn có thể quản lý các cửa hàng đang kinh doanh tại nhiều quốc gia cùng mục tiêu thị trường và brand khác nhau với hệ thống giá, content và hình thức thanh toán khác nhau từ 1 bản cài đặt duy nhất.

Ưu điểm:

  • Cộng đồng phát triển đông đảo
  • Người sử dụng có toàn quyền sở hữu phần mềm
  • Tính năng phong phú và số lượng lớn các tiện ích: Hỗ trợ nhiều loại tiền tệ và tính thuế; tích gợp hầu hết các cổng thanh toán bạn muốn

Nhược điểm:

  • Khó sử dụng và tốn nhiều thời gian nếu bạn không có kiến thức kỹ thuật.
  • Phiên bản doanh nghiệp đắt đỏ có giá lên đến 18.000USD
  • Phí thiết lập và duy trì tốn kém: Cần mua hosting,...

Điểm danh những công ty lớn đang sử dụng Magento thì chúng ta có những cái tên như CocaCola, Samsung, Christian Louboutin, Levi's, CGV Vietnam,...Đủ để thấy nền tảng thương mại điện tử này có thể giải quyết các bài toán bán hàng, marketing và quản lý kinh doanh lớn như thế nào.

Trải nghiệm của bản thân mình thì đây là 1 CMS PHP khá khó để làm quen đối với các bạn mới học PHP vì áp dụng nhiều Design Parttern khác nhau và các công nghệ phức tạp.

2. WooCommerce

WooCommerce không còn xa lạ đối với những bạn đã làm việc với WordPress. Đây là một plugin miễn phí được sử dụng để tạo một trang thương mại điện tử cỡ nhỏ tốt nhất hiện nay trong WordPress. Nó cũng như bao plugin khác là bổ sung chức năng vào website nhưng nó sẽ bổ sung gần như toàn diện các chức năng mà một trang bán hàng đơn giản cần có. Ra mắt vào ngày 27 tháng 9 năm 2011, plugin nhanh chóng trở nên phổ biến nhờ sự đơn giản trong việc cài đặt và tùy chỉnh.

Ưu điểm:

  • Miễn phí download.
  • Open source: WooCommerce nói riêng và Wordpress nói chung có cộng đồng lớn developers.
  • Nhiều tiện ích mở rộng (extensions).
  • Cài đặt và tùy chỉnh dễ dàng: Có vô số bài hướng dẫn tận răng nên kể cả những người không biết nhiều về công nghệ chỉ mất khoảng 30 phút cũng có thể tạo shop online đầu tiên.
  • Đơn giản hóa việc Marketing: Vì nó được xây dựng trên WordPress, bạn có thể tận dụng các công cụ viết blog tùy chỉnh của mình để tiếp thị và xây dựng thương hiệu.

Nhược điểm:

  • Chỉ hoạt động trên Wordpress.
  • Dễ nhầm lẫn giữa bán hàng với blogging.

Theo thống kê của trang trends.builtwith.com tại Việt Nam có đến 32% các website thương mại điện tử sử dụng WooCommerce. Đây là mảnh đất màu mỡ cho các lập trình viên phát triển và bán extensions, plugin của mình.

3. Shopify

  • Ngôn ngữ: Ruby (Ruby on Rails)
  • Database: MySQL
  • Frontend: HTML, CSS, Javascript, Liquid
  • Website: https://www.shopify.com/

Shopify ra mắt vào tháng 6 năm 2009 đến nay đã có hơn 600000 cửa hàng trực tuyến và xử lý tổng khối lượng hàng hóa đạt hơn 55 tỷ USD (theo Wiki). Shopify cung cấp nền tảng theo dạng SaaS (Software-as-a-service), tức là hệ thống core và nền tảng đều được host trên hệ thống của riêng Shopify. Một trong những điều mà người dùng yêu thích nhất ở Shopify chính là tích hợp SEO vào trong hệ thống. Bạn có thể dễ dàng thêm thẻ Meta title, Meta Description, ALT text cho mỗi bài viết, sản phẩm hay bộ sưu tập một cách dễ dàng. Ngoài ra bạn còn có thể tích hợp Google Analytics, Search Console để tối ưu hóa SEO.

Shopify cung cấp một bản dùng thử miễn phí 14 ngày trên subdomain. Để bắt đầu kinh doanh, bạn phải đăng ký một trong những gói trả phí và hiện nay có 3 phiên bản trả phí:

  • Basic Shopify (29USD/tháng): Gồm tất cả những tính năng cơ bản để bắt đầu 1 shop kinh doanh mới.
  • Shopify (79USD/tháng): Cung cấp những tính năng cho các doanh nghiệp đang phát triển nhanh
  • Advanced Shopify (299USD/tháng): Cung cấp những tính năng nâng cao cho việc mở rộng quy mô kinh doanh.

Ưu điểm:

  • Có hàng trăm mẫu Theme có thể sử dụng phù hợp với từng ngành hàng.
  • Có 1 App Store - nơi bạn chọn cho website của mình những chức năng để tùy chỉnh.
  • Hỗ trợ 24/7: Shopify cung cấp hỗ trợ qua điện thoại, email và trò chuyện trực tiếp

Nhược điểm:

  • Phí giao dịch cho mỗi lần bán hàng (Trừ khi sử dụng dịch vụ Thanh toán Shopify).
  • Chi phí duy trì hàng tháng.
  • Cần có kiến thức với Liquid.

Với việc Shopify hỗ trợ trực tiếp các yêu cầu của người dùng thì Dev chúng ta sẽ kiếm tiền từ đâu? Câu trả lời là Liquid - ngôn ngữ giao diện của riêng Shopify phát triển. Sử dụng Liquid chúng ta có thể tạo ra các giao diện theo ý tưởng của mình và bán nó trên Theme Store.

4. PrestaShop

PrestaShop là một nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở miễn phí, bắt đầu phát triển từ năm 2005. Tính đến nay đã có hơn 250.000+ cửa hàng trực tuyến sử dụng nền tảng này. Pretashop cung cấp 2 tùy chọn miễn phí: Lưu trữ hoàn toàn trên đám mây hoặc tự lưu trữ. Ưu điểm:

  • Dễ dàng cài đặt và tùy chỉnh
  • Tính năng phong phú: tích hợp nhiều cổng thanh toán, phân tích hành vi khách hàng, hỗ trợ tính thuế,...
  • Hỗ trợ 60 ngôn ngữ khác nhau
  • Thân thiện với thiết bị di dộng
  • Hàng trăm tiện ích bổ sung
  • Sử dụng miễn phí
  • Cộng đồng hỗ trợ lớn

Nhược điểm

  • Một số tiện ích sẽ phải mua với giá đắt đỏ
  • Khả năng mở rộng kém: Thích hợp với các doanh nghiệp nhỏ và vừa
  • Gói chuyên gia hỗ trợ có giá thành cao (Thấp nhất là 279,99USD/tháng)

Nhìn chung, Prestashop phù hợp với các bạn có kiến thức lập trình và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

5. OpenCart

Ban đầu, OpenCart được phát triển dựa trên ngôn ngữ Perl vào năm 1998 và phát hành lần đầu vào 11/05/1999 nhưng hoạt động không hiệu quả. Đến năm 2005, OpenCart được tiếp quản bởi Daniel Kerr - 1 developer người Anh - và nó được làm lại bằng PHP. Ngày 10/02/2009, phiên bản chính chức đầu tiên được ra mắt. Theo thống kê của trang trends.builtwith tính đến nay có gần 450.000 website đang hoạt động sử dụng nền tảng thương mại điện tử này.

OpenCart sở hữu hầu hết các chức năng của một trang thương mại điện tử một cách mặc định trong Admin. Mà trong Admin cũng rất dễ quản lý và phân quyền. Thậm chí có hẳn các công cụ phân tích vùng hoạt động của khách hàng và thống kê lợi nhuận đơn hàng hàng ngày.

Ưu điểm:

  • Giao diện quản trị đơn giản và dễ dàng sử dụng với người mới bắt đầu
  • Hoàn toàn miễn phí
  • Nhẹ và nhanh
  • Hỗ trợ extensions và themes

Nhược điểm:

  • Không thân thiện với SEO
  • Khó tùy chỉnh: Đòi hỏi bạn có kiến thức lập trình
  • Nhiều Themes đã lỗi thời

Đây là 1 platform phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần 1 cửa hàng trực tuyến cơ bản.

(Còn tiếp...)

Tạm kết

Trong phần này mình đã giới thiệu 5 nền tảng thương mại điện tử gồm: Magento, WooCommerce, Shopify, PrestaShop và OpenCart. Nếu có sai sót và bổ sung các bạn hãy bình luận ở phía dưới nhé. Trong phần 2 mình sẽ giới thiệu nốt 5 Platform Ecommerce phổ biến nhất hiện nay. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết.

Bài viết tham khảo:


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí