0

Tìm hiểu về Test Activities và Tasks

Một quy trình kiểm tra bao gồm các nhóm hoạt động chính sau:

  • Test planning
  • Test monitoring and control
  • Test analysis
  • Test design
  • Test implementation
  • Test execution
  • Test completion

Mỗi hoạt động chính bao gồm các hoạt động nhỏ. Mỗi hoạt động nhỏ bao gồm nhiều nhiệm vụ riêng lẻ, khác nhau. Các nhóm hoạt động chính này có thể xuất hiện tuần tự một cách hợp lý hoặc có thể thực hiện lặp đi lặp lại. Ví dụ, phát triển Agile bao gồm các bước lặp nhỏ của thiết kế phần mềm, xây dựng và kiểm tra xảy ra liên tục, quy trình được hỗ trợ bởi bản kế hoạch. Thậm chí trong phát triển phần mềm tuần tự, các nhiệm vụ trong hoạt động chính sẽ được thực hiện chồng chéo, kết hợp do đó cần điều chỉnh các hoạt động này trong bối cảnh của hệ thống và dự án.

Bảng dưới đây sẽ cung cấp thông tin về những nhiệm vụ chính của từng hoạt động và kết quả đạt được của từng hoạt động đó

Activities Task Work product
Test planning - Bao gồm các hoạt động xác định mục tiêu của kiểm thử và phương pháp tiếp cận để đạt được mục tiêu đó trong các ràng buộc về ngữ cảnh (ví dụ như xác định kĩ thuật và nhiệm vụ kiểm thử phù hợp, xây dựng lịch trình kiểm thử để đáp ứng thời hạn
- Cập nhật Test plan dựa trên phản hồi từ hoạt động Test monitoring and control
- Thông tin về Test Basis
- Tiêu chí đầu ra của sản phẩm ( Exit criteria hoặc là Definition for done ), tiêu chí này sẽ được sử dụng trong suốt hoạt động Test monitoring and control
Test monitoring and control - Bao gồm các hoạt động so sánh quy trình thực tế với Test Plan đã xây dựng
- Thực hiện các công việc cần thiết để đạt được các mục tiêu mà Test Plan đề ra
- Đánh giá Exit Criteria
- Cung cấp các báo cáo về hoạt động kiểm thử
- Báo cáo tiến trình kiểm thử ( Test progress report) , báo cáo này được thực hiện thường xuyên và đều đặn
- Báo cáo tóm tắt hoạt động kiểm thử ( Test summary report ), báo cáo này được thực hiện ở những mốc thời gian quan trọng của dự án
Test analysis Trong quá trình Test analysis, Test Basis được phân tích để xác định các chức năng có thể kiểm tra. Nói cách khác là để trả lời cho câu hỏi Kiểm thử cái gì?
Test analysis bao gồm các hoạt động chính sau:
- Phân tích Test basis xem có phù hợp với cấp độ thử nghiệm đang được xem xét dựa trên:
a. Đặt tả yêu cầu, yêu cầu kinh doanh, yêu cầu chức năng, hệ thống, câu chuyện người dùng, .....
b. Thông tin thiết kế và triển khai, kiến trúc hệ thống hoặc phần mềm, sơ đồ, thông số kỹ thuật thiết kế, biểu đồ luồng, sơ đồ mô hình hóa...
c. Việc thực hiện thành phần hoặc hệ thống, bao gồm mã, cơ sở dữ liệu, truy vấn và giao diện
d. Báo cáo phân tích rủi ro
- Đánh giá Test Basis và các mục kiểm thử để xác định lỗi có thể xảy ra do:
a. Ambiguities: Sự mơ hồ
b. Omissions: Sự bỏ sót
c. Inconsistencies : Sự không nhất quán
d. Inaccuracies : Sự không chính các
e. Contradictions: Sự mâu thuẫn
f. Superfluous statements : Báo cáo không cần thiết
- Xác định các tính năng và bộ tính năng sẽ được kiểm tra
-Xác định Test Conditions cho từng tính năng dựa trên phân tích Test Basis và xem xét các đặc điểm chức năng, phi chức năng, cấu trúc, kinh doanh, các yếu tố và mức độ rủi ro
- Nắm bắt truy xuất nguồn gốc hai chiều (bi-directional traceability) giữa Test Basis và Test Conditions
- Tài liệu về Test Conditions
- Tài liệu về bi-directional traceability
- Báo cáo lỗi trong Test Basis
Test design Trong quá trình Test design, các Test Conditions được xây dựng thành các high level Test case, các bộ high level Test case. Nói cách khác, Test design trả lời câu hỏi Kiểm thử như thế nào?
Test design bao gồm các hoạt động chính sau:
- Thiết kế và xét độ ưu tiên cho Test case và bộ Test case
- Xác định dữ liệu thử nghiệm (Test data) cần thiết để hỗ trợ các Test Conditions và Test case
- Thiết kế môi trường thử nghiệm và xác định cơ sở hạ tầng và công cụ cần thiết
- Nắm bắt truy xuất nguồn gốc hai chiều (bi-directional traceability) giữa Test Basis và Test Conditions và Test Case
- High level Test case mà không cần thông tin chi tiết về giá trị đầu vào và mong muốn đầu ra
- Tài liệu về bi-directional traceability
- Thông tin về dữ liệu, môi trường kiểm thử, thông tin về cơ sở hạ tầng và công cụ
- Cập nhật Test Condition nếu có phản hồi
Test implementation Test implementation trả lời câu hỏi Hiện tại chúng tôi có mọi thứ để thực hiện kiểm tra chưa? Test implementation bao gồm các hoạt động chính sau:
- Phát triển và xét độ ưu tiên các Test Procedures và có thể tạo các kịch bản thử nghiệm tự động
- Tạo các bộ Test Suites từ các Test Procedures hoặc các kịch bản thử nghiệm tự động
- Sắp xếp các bộ Test Suites theo lịch trình kiểm thử sao cho đạt được hiệu quả tốt nhất
- Xây dựng môi trường thử nghiệm và xác minh rằng mọi thứ cần thiết đã được thiết lập chính xác
- Chuẩn bị dữ liệu kiểm thử và đảm bảo dữ liệu hoạt động đúng trên môi trường
- Nắm bắt truy xuất nguồn gốc hai chiều (bi-directional traceability) giữa Test Basis và Test Conditions và Test Case, Test Procedures và Test Suites
- Test Procedures
- Test Suites
- Lịch trình thực hiện kiểm thử
- Dữ liệu thử nghiệm và môi trường thử nghiệm đã được tạo đầy đủ
- Thông tin chi tiết về kết quả mong đợi
Test execution Trong quá trình Test execution, các bộ Test suites được chạy theo lịch trình thực hiện kiểm tra. Test execution bao gồm các hoạt động chính sau:
- Ghi ID và phiên bản của các mục thử nghiệm, đối tượng thử nghiệm, công cụ kiểm tra và phần mềm kiểm tra
- Thực hiện kiểm tra thủ công hoặc công cụ
- So sánh kết quả thực tế với kết quả mong đợi
- Phân tích sự bất thường để xác định nguyên nhân có thể xảy ra
- Báo cáo lỗi
- Ghi lại kết quả thực hiện kiểm tra
- Lặp lại các hoạt động kiểm tra ( Kiểm thử xác nhận, kiểm thử hồi quy)
- Xác minh và cập nhật truy xuất nguồn gốc hai chiều giữa Test Basis và Test Conditions và Test Case, Test Procedures, Test Suites and Test result
- Tài liệu về kết quả kiểm thử
- Báo cáo lỗi
- Tài liệu về các mục kiểm thử, đối tượng kiểm thử, công cụ kiểm tra và phần mềm kiểm tra
Test completion Test completion bao gồm các hoạt động chính sau:
- Kiểm tra xem tất cả các lỗi đã được đóng không
- Tạo báo cáo tóm tắt hoạt động kiểm thử để truyền đạt tới các bên liên quan
- Hoàn thiện và lưu trữ môi trường, dữ liệu, cơ sở hạ tầng và phần mềm kiểm tra để tái sử dụng sau này
- Bàn giao phần mềm kiểm thử cho các nhóm bảo trì, các nhóm dự án khác hoặc các bên liên quan
- Phân tích bài học kinh nghiệm từ các hoạt động kiểm tra đã hoàn thành để xác định các thay đổi cần thiết cho các dự án trong tương lai
- Sử dụng thông tin được thu thập để cải thiện quy trình thử nghiệm
- Báo cáo tóm tắt hoạt động kiểm thử
- Hành động để cải thiện quy trình kiểm thử về sau
- Phần mềm cuối cùng

Nguồn: ISTQB-CTFL_Syllabus_2018_V3.1 document


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí