0

Tìm hiểu về Color Universal Design

Không phải ai trong chúng ta cũng có cùng cảm nhận chính xác về màu sắc. Trong số đó, luôn có những những người gặp phải khó khăn trong việc phân biệt màu sắc hay còn gọi là Rối loạn sắc giác ( mù màu- mức độ từ nhẹ tới nặng). Chính DNA là yếu tố quyết định tới màu sắc được cảm nhận của mỗi người. Một đặc tính của mù màu là khuyết tật này ảnh hưởng tới nam giới nhiều hơn và được di truyền chủ yếu cho phái mạnh. Theo thống kê, cứ 12 nam giới thì có 1 người mắc chứng mù màu trong khi tỷ lệ này ở nữ là 1/34.

Thông thường thì thị lực (khả năng phân biệt màu sắc) của người mắc chứng mù màu vẫn có thể nhận biết được điểm khác biệt của các sắc độ. Nhưng chỉ một phần nhỏ màu sắc trong số đó không thể phân biệt được. Dạo gần đây trên Facebook đã nổi lên cuộc tranh luận lớn về chiếc váy “ Xanh- Đen” hay “ Vàng- Trắng”. Điều này chỉ ra rằng, có rất nhiều người trong chúng ta gặp vấn đề về rối loạn sắc giác nhỏ tới mức chính chúng ta cũng không biết.

Hôm qua mình mới chơi một trò về màu sắc trên Facebook và " thật không thể tin nổi" là mình gặp khó khăn với việc phân biệt màu xanh. Nếu bạn muốn kiểm tra xem mắt mình có tốt không thì hãy thử chơi trò này xem nhé! http://wvw.igame.com/eye-test/?fbs=8||JP

Nếu bạn không tin vào màn hình của mình lắm thì có thể kiếm cớ xin DIV mana đổi cho cái máy Mac (hoho)

■ Khi rối loạn sắc giác, bạn nhìn thấy gì?

cvd-examples-2.png

Để giải quyết vấn đề này Công ty EnChroma có trụ sở đặt tại Berkeley, phía Bắc San Francisco (Mỹ) đã tạo ra 1 cặp kính râm có khả năng làm cho bộ não phân biệt 2 sắc màu cơ bản là xanh và đỏ. http://enchroma.com/shop/cx-element-jr/

Nhưng trước khi bỏ ra gần 400 USD để sở hữu cặp kính thần kỳ này, hãy cùng nghĩ tới việc sử dụng những màu sắc trong thiết kế để cả người mắt tinh lẫn người rối loạn sắc giác cùng cảm nhận được vẻ đẹp nhé! Hôm nay mình muốn giới thiệu về Universal Design (UD), cụ thể hơn là Colour Universal Design (CUD). CUD là việc chọn lựa màu sắc thân thiện với người dùng trong thiết kế, nhằm truyền tải thông tin chính xác tới tất cả đối tượng, bao gồm cả người bình thường và người rối loạn sắc giác (theo Wikipedia).

2.png

** ■Ví dụ về CUD**

  1. CUDO (NPO-Color Universal Design Organization) Calendar: sử dụng những màu sắc để mọi người đều có thể nhìn thấy được trong thiết kế lịch

3.jpg

  1. Máy in Px-M704OF của Epson: Sử dụng màu sắc trong thiết kế button (chứng nhận CUD 2014)

4.jpg

Trong thế giới phát triển, màu sắc đóng vai trò quan trọng và CUD càng được quan tâm nhiều hơn. Màu sắc và công nghệ đã làm thay đổi ngành truyền thông nói chung. Hiện nay, Nhật Bản là một trong những quốc gia đi đầu trong lĩnh vực cải tiến sản phẩm. Từ báo giấy đen trắng, các ấn bản sách, bản đồ dần dần đã được in màu rộng rãi. Ngay cả đèn báo cho các thiết bị điện tử trước kia chủ yếu chỉ có ánh sáng ON-OFF thì giờ đây cũng trở nên màu mè hơn nhằm truyền tải thông tin cho những tính năng mới. Tại Nhật, tất cả các hệ thống biển chỉ dẫn, giao thông công cộng, công trình xây dựng đều được thiết kế và sử dụng CUD hết sức hợp lý. Các bảng chỉ dẫn ở ga tàu điện ngầm được thiết kế hiển thị màu riêng cho từng nhà ga, tuyến đường. Lộ trình và thời gian biểu cũng được phân loại màu sắc riêng biệt.

Cùng với việc ứng dụng rộng rãi màu sắc trong thiết kế, xuất hiện trường hợp người rối loạn sắc giác gặp khó khăn trong cuộc sống hiện đại. Nhiệm vụ của CUD là giúp tất cả mọi người cùng cảm nhận được vẻ đẹp của màu sắc, giúp cuộc sống dễ dàng hơn và thông tin được truyền tải một cách chính xác nhất có thể. Một vài năm gần đây, đã có những ứng dụng dành cho người cao tuổi đáp ứng được những tiêu chuẩn CUD. Hi vọng xu hướng thiết kế này sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa trong tương lai.

Không liên quan lắm nhưng có bạn nào xem 50 sắc thái chưa=)) Mình xem bản full ở nhà rồi giờ lót dép ngồi hóng phần 2 =))

(dance6)(dance6)(dance6)


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí