+1

Tìm hiểu về Android Context

Bạn có thực sự hiểu Android Context?

Khi phát triển ứng dụng Android, việc hiểu về khái niệm Context là rất quan trọng. Context là một phần cơ bản của hệ thống Android cung cấp thông tin về môi trường ứng dụng và cho phép truy cập các tài nguyên và dịch vụ cụ thể của ứng dụng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về Context là gì, tại sao nó quan trọng và cách nó được sử dụng trong phát triển Android. Nhưng trước hết, hãy nói một chút về Java...

Có thể tạo một Activity bằng từ khoá ...new không?

Có bao giờ bạn tự hỏi, Android app được viết bằng Java, liệu ta có thể tạo ra một Activity bằng cách "Activity mActivity = new Activity()"??? Câu trả lời là không! Mỗi Component trong Android như Activity, Service, Content Provider, Broadcast Receiver đều có Context riêng của chúng, và các Component này phải được khởi chạy từ Context của chúng.

Vậy Context là gì

Context là một Interface do Android system cung cấp, đại diện cho trạng thái hiện tại của ứng dụng. Ngoài chứa các thông tin về trạng thái của ứng dụng, Context còn chứa các Operator cho phép khởi chạy các component như Activity, Service, Broadcast Receiver, Content Provider.

Các loại Context

Application Context

  • Application Context đại diện cho môi trường của toàn bộ ứng dụng, tồn tại duy nhất trong suốt vòng đời của toàn bộ ứng dụng.
  • Application Context có thể được gọi thông qua getApplicationContext()
  • Application Context nên được sử dụng khi ta cần thực hiện các hoạt động ngoài phạm vi của các Activity hay Service.

Activity Context

  • Activity Context đại diện cho môi trường, trạng thái của một Activity duy nhất.
  • Gắn liền với vòng đời của Activity, do đó chỉ nên sử dụng khi cần truy cập vào các tài nguyên cụ thể của Activity và không nên sử dụng ở bên ngoài

Service Context

Serive context gắn liền với trạng thái hiện tại của một Service, tương tự như Activity Context, Service context gắn liền với vòng đời của Service và không nên sử dụng ở bên ngoài Serive ấy.

Context Application Activity Service
Show a dialog NO YES NO
Start an activity - YES -
Layout Inflation - YES -
Start a service YES YES YES
Send a broadcast YES YES YES
Load Resource Values YES YES YES

Lưu ý khi làm việc với các Context

Đề phòng Memory Leak

  • Để tránh Memory Leak khi giữ các tham chiếu đến Context, đặc biệt là các context tồn tại ngắn như Activity Context, Serive Context, cần chú ý:
  • Sử dụng các tham chiếu yếu thay vì tham chiếu mạnh
  • Huỷ đăng ký các Component đã đăng ký trong Context như Broadcast Receiver, Content Provider
  • Không sử dụng tham chiếu Activity Context ở các Component có lifecycle dài hơn Activity
  • Không sử dụng Static Inner Class bên trong Activity vì sẽ có các tham chiếu ngầm đến Outer Class

All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí