+2

Tìm hiểu Scrum trong 5' p2

Ôn tập

Ở phần trước chúng ta đã cùng tìm hiểu về https://viblo.asia/p/tim-hieu-scrum-trong-5-p1-OeVKBrodKkW

  1. Học thuyết Scrum - Scrum theory
  2. 3 trụ cột của Scrum - Scrum pillars
  • Minh bạch - Transperancy
  • Thanh tra - Inspection
  • Thích nghi - Adaptaion
  1. 5 Scrum value
  • Commitment : cam kết
  • Focus : tập trung
  • Openess : cởi mở
  • Respect : tôn trọng
  • Courage : dũng cảm

Ở phần này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Scrum team và những thành phần cơ bản trong Scrum team như Developers, Product Owner, Master Scrum.

Scrum Team

Scrum team là đơn vị cơ bản của Scrum gồm nhiều người : 1 Master Scrum, 1 Product Owner, Developers.

The fundamental unit of Scrum is a small team of people, a Scrum Team. The Scrum Team consists of one Scrum Master, one Product Owner, and Developers.

Với Scrum thì không có sub-team, mục tiêu của team là Product Goal. Scrum team là đa chức năng, nghĩa là các thành viên trong team có đầy đủ kỹ năng cần thiết để tạo ra value ở mỗi Sprint. Họ cũng tự quản và từ quyết định nội bộ Ai làm, làm cái gì, làm khi nào và làm như thế nào.

Scrum Teams are cross-functional, meaning the members have all the skills necessary to create value each Sprint. They are also self-managing, meaning they internally decide who does what, when, and how.

Số lượng thành viên trong team chỉ từ 10 hoặc ít hơn. Nếu team lớn thì phải tái cấu trúc thành nhiều team nhỏ, các team này tập trung cùng 1 Product Backlog, 1 Product goal và 1 Product Owner.

The Scrum Team is small enough to remain nimble and large enough to complete significant work within a Sprint, typically 10 or fewer people. In general, we have found that smaller teams communicate better and are more productive. If Scrum Teams become too large, they should consider reorganizing into multiple cohesive Scrum Teams, each focused on the same product. Therefore, they should share the same Product Goal, Product Backlog, and Product Owner.

Developers

Developers là những người cam kết tạo ra bất cứ khía cạnh của Increment có thể sử dụng trong Sprint. Trong Scrum thì không có Project manager hay tester... ; những người này gợi chung là developers. Developers chịu trách nhiệm:

  • Tạo kế hoạch cho sprint, the Sprint Backlog

Creating a plan for the Sprint, the Sprint Backlog;

  • Nâng cao chất lượng bằng cách tuân thủ định nghĩa hoàn thành

Instilling quality by adhering to a Definition of Done;

  • Điều chỉnh kế hoạch mỗi ngày để hướng đến Sprint Goal

Adapting their plan each day toward the Sprint Goal; and,

  • Chịu trách nhiệm với nhau như những người chuyên nghiệp.

Holding each other accountable as professionals.

Product Owner

Product Owner là người có trách nhiệm tối đa hóa giá trị sản phẩm từ kết quả công việc của Scrum team. Đồng thời chịu trách nhiệm quản lý Product Backlog hiệu quả, bao gồm:

  • Phát triển và truyền đạt rõ ràng Product Goal

Developing and explicitly communicating the Product Goal;

  • Tạo ra và truyền đạt cụ thể Product Backlog item

Creating and clearly communicating Product Backlog items;

  • Sắp xếp Product Backlog Item

Ordering Product Backlog Item

  • Đảm bảo rằng Product Backlog minh bạch, rõ ràng và dễ hiểu

Ensuring that the Product Backlog is transparent, visible and understood.

Product Owner có thể tự mình làm toàn bộ việc trên hoặc chuyển giao công việc cho người khác, tuy nhiên Product Owner vẫn là người chịu trách nhiệm cao nhất. Để Product Owner thành công thì toàn bộ tổ chức phải tôn trọng quyết định của họ.

Scrum Master

Scrum master có trách nhiệm thiết lập Scrum theo đúng định nghĩa trong Scrum Guide.

The Scrum Master is accountable for establishing Scrum as defined in the Scrum Guide.

Scrum Master là 1 người lãnh đạo thực thụ phục vụ Scrum team và tổ chức lớn hơn.

Scrum Master phục vụ Scrum team:

  • Huấn luyện team member về tự quản và chức năng chéo;

Coaching the team members in self-management and cross-functionality;

  • Giúp Scrum team tập trung tạo ra giá trị tăng trưởng cao nhất theo đúng định nghĩa hoàn thành;

Helping the Scrum Team focus on creating high-value Increments that meet the Definition of Done;

  • Loại bỏ những trở ngại đến phát triển của Scrum team;

Causing the removal of impediments to the Scrum Team’s progress;

  • Đảm bảo tất cả các sự kiện được diễn ra, tích cực, hiệu quả và đúng thời gian.

Ensuring that all Scrum events take place and are positive, productive, and kept within the timebox.

Scrum Master phục vụ Product Owner:

  • Giúp PO tìm kiếm kỹ thuật để định nghĩa Product Goal và quản lý Product Backlog hiệu quả

Helping find techniques for effective Product Goal definition and Product Backlog management;

  • Giúp Scrum team hiểu được sự cần thiết của việc Product Backlog items ngắn ngọn và rõ ràng;

Helping the Scrum Team understand the need for clear and concise Product Backlog items;

  • Giúp thiết lập sản phẩm thực nghiệm trong 1 môi trường phức tạp.

Helping establish empirical product planning for a complex environment; and,

  • Tạo sự hợp tác thuận lợi các bên tùy theo yêu cầu hoặc cần thiết.

Facilitating stakeholder collaboration as requested or needed.

Scrum Master phục vụ tổ chức

  • Lãnh đạo, hướng dẫn, đào tạo tổ chức trong việc áp dụng Scrum;

Leading, training, and coaching the organization in its Scrum adoption;

  • Lên kế hoạch và tư vấn triển khai Scrum trong tổ chức;

Planning and advising Scrum implementations within the organization;

  • Giúp đỡ nhân viên cũng như các bên liên quan hiểu và đưa ra giải pháp tiếp cận thực nghiệm cho những công việc phức tạp;

Helping employees and stakeholders understand and enact an empirical approach for complex work; and,

  • Loại bỏ rào cản giữa các bên liên quan và Scrum team.

Removing barriers between stakeholders and Scrum Teams.

Tổng kết

Đến phần này thì chúng ta đã nắn được những khái niệm cơ bản về Scrum cũng như Scrum team. Phần tiếp theo sẽ là 1 bài test nhỏ về những gì đã tìm hiểu được.


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí