0

Tester làm gì trong môi trường Product và Outsource?

Tester làm trong môi trường Product có phù hợp khi sang làm Outsourcing?

Chắc hẳn nhiều bạn Tester đang làm việc trong môi trường Product muốn chuyển việc qua công ty Outsource hay những bạn mới ra trường còn phân vân giữa 2 lựa chọn nên vào công ty Product hay Outsource sẽ đặt ra một số câu hỏi môi trường nào sẽ tốt hơn, có lợi hơn, có nhiều value hơn hay cách thức làm việc có gì khác nhau không?

Với chút kinh nghiệm không hẳn là não làng, bằng những thực tế tôi đã trải qua cả 2 mô hình công ty Product và Outsource bài viết này tôi xin chia sẻ 3 nội dung chính xoay quanh vấn đề này:

  • Tìm hiểu ngắn gọn về công ty làm Product và Outsourcing
  • Sự khác nhau giữa vai trò Tester khi làm Product và Outsourcing
  • QA làm product cần thay đổi những gì để bắt nhịp nhanh khi làm dự án Outsource

Bắt đầu nhé !

1- Tìm hiểu về công ty làm về Product và Outsourcing

1.1 - Công ty làm Product

Đây là các công ty công nghệ phát triển bằng cách tự làm ra sản phẩm, chịu trách nhiệm việc lên ý tưởng, xây dựng sản phẩm, phát hành, kinh doanh và quảng bá tới thu lợi nhuận từ người dùng của chính mình. Mục tiêu của công ty ở loại hình này là phát triển một hay nhiều sản phẩm phục vụ và thỏa mãn được nhu cầu của người dùng. Một ví dụ điển hình cho các công ty Product trên thị trường hiện nay chính là các công ty sở hữu hệ thống thương mại điện tử như: Shopee, Lazada, Tiki…..

Các công ty này kinh doanh bằng cách họ tạo ra một hệ thống mua bán trao đổi giữa người bán và người mua, doanh thu đến từ việc thu phí từ người bán, các đơn vị vận chuyển liên kết, quảng cáo….

1.2 - Công ty làm Outsourcing

Công ty làm outsource phát triển và tồn tại bằng cách nhận gia công phần mềm cho những công ty khác có nhu cầu. Phát triển ý tưởng và phát triển sản phẩm từ yêu cầu của khách hàng . Được trả tiền theo dự án, sản phẩm làm ra. Họ không phải là người sở hữu, quảng cáo và bán sản phẩm đó. Việt Nam hiện nay có các công ty Outsourcing lớn như: FPT Software, TMA, Global Cybersoft, Nashtech hay Sun Asterisk

2 - Sự khác nhau giữa vai trò Tester trong môi trường Product và Outsourcing

Đã là Tester thì trong 1 dự án trách nhiệm sẽ là người đảm bảo chất lượng đầu ra của sản phẩm rồi, nên tôi sẽ focus vào các điểm khác nhau giữa 2 môi trường phát triển phần mềm trong bài viết này

Đặc thù của mỗi công ty là khác nhau nên sẽ có những điểm riêng biệt...list trên tôi liệt kê sẽ chỉ mang tính chất tổng quát và tham khảo nên có thể một số nội dung sẽ không hoàn toàn đúng với công ty của bạn, trên thực tế bạn cũng sẽ có thể thấy các điểm khác nhau nữa như chính Tester sẽ phải viết tài liệu hướng dẫn sử dụng ở các công ty Product hay thậm trí là coaching cho người dùng...hay bạn cũng có thể phải đi onsite bên công ty khách hàng trong môi trường công ty làm Outsource…hay tùy thuộc vào quy trình phát triển ở từng công ty mà chúng ta có thể gặp những điểm khác biệt khác nữa

3- Tester làm product cần thay đổi những gì để bắt nhịp nhanh khi làm các dự án Outsource

Khi tôi phỏng vấn từ môi trường Product sang Outsouce, bộ phận HR đã nói với tôi một vài câu hỏi mà tôi khá ấn tượng thế này “Bạn có nghĩ khi làm outsouce, dự án ko phải là con đẻ của mình thì tâm huyết sẽ không cao không? Hay “Điều mà tôi lăn tăn nhất để tuyển bạn vào công ty tôi chính là bạn chưa từng trải qua môi trường Outsouce” Như vậy có thể thấy khi làm việc ở môi trường nào cũng sẽ có những yêu cầu riêng cho skill của bạn để thích ứng với từng môi trường. Tôi là người đã làm product 7 năm trong đó có 1 năm kiêm vai trò BA….vì thế việc chuyển sang làm Outsource tôi bắt buộc phải có những thích nghi nhanh chóng

Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là bạn phải chuyển mình hoàn toàn hay cảm thấy áp lực với những thay đổi đó, với một số điểm khác biệt nêu trên, tôi nghĩ các bạn cũng có thể hình dung được đặc thù và tính chất công việc của Tester khi làm outsource như thế nào. Dưới đây là một số quan điểm cá nhân mà tôi nghĩ các bạn sẽ cần thay đổi khi chuyển môi trường từ Product sang Outsource

  • Thay đổi tư duy lập luận yêu cầu: Nếu như trước đây khi làm sản phẩm, Tester đóng góp ý tưởng xây dựng SRS là việc đương nhiên, thậm trí có thể tham gia viết SRS cho những tính năng đơn giản từ các dự án mà họ đã từng làm tương tự hoặc dựa trên sản phẩm của đối thủ đưa ra các ý tưởng cạnh tranh, thì khi làm outsource việc này vẫn luôn được khuyến khích nhưng các ý tưởng này đều phải thông qua khách hàng và được sự đồng ý từ phía họ . Thay vì đi khảo sát nhiều đối tượng người dùng để lấy ý tưởng thì nay bạn chỉ có 1 đối tượng duy nhất để trao đổi ý kiến...đó là Khách hàng. Điều đó cũng có nghĩa rằng sẽ có thể sẽ có những trường hợp chúng ta nghĩ rằng ý tưởng của mình là tối ưu nhưng khách hàng thấy điều đó không cần thiết hoặc chưa phù hợp với yêu cầu của họ thì chúng ta cũng không được phép thay đổi!

  • Làm quen với việc SRS có thể thay đổi thường xuyên: khi làm outsource bạn phải quen với việc yêu cầu của khách hàng có thể thay đổi liên tục, chúng ta phải học cách welcome những thay đổi đó, ngay cả khi đã có thành phẩm thì thay đổi vẫn là điều có thể xảy ra….đừng ngại vì điều này, bởi vì nó rất hữu ích cho việc rèn luyện tính kiên trì và đổi mới tư duy 😉

  • Phát triển theo chiều rộng: Khi làm product bạn sẽ đào sâu vào 1 lĩnh vực nào đó theo thời gian, nhưng với Outsource, dự án rất đa dạng nhiều lĩnh vực khác nhau nên các bạn cần tăng khả năng thích nghi, tăng khả năng tìm và tiếp cận các kiến thức mới trong lĩnh vực của dự án cũng như các kỹ thuật test được áp dụng phù hợp với từng dự án đó

  • Đề cao tính liên tục : Là người chịu trách nhiệm chính cho sản phẩm, sau khi release mà còn lọt bug là điều rất không vui với team phát triển nhưng ở công ty Product sản phẩm hoàn thiện xong mới tung ra cho người dùng sử dụng và feedback (nếu có vấn đề) nhưng khi làm outsource khách hàng sẽ kề vai sát cánh bên bạn, nghiệm thu thành quả của team sản phẩm làm ra và feedback trực tiếp….có những dự án khách hàng thậm trí còn view checklist của Tester vì vậy việc trao đổi và tương tác với khách hàng là liên tục và thường xuyên hơn, như vậy có nghĩa chúng ta sẽ có thể nhìn thấy kết quả đầu ra sớm hơn cũng như có thể phát hiện và khắc phục rủi ro kịp thời hơn

Để đi sâu phân tích chắc chắn sẽ còn nhiều những vấn đề chi tiết khác, tuy nhiên bài viết này tôi sẽ dừng lại ở góc nhìn cá nhân với khoảng 3 tháng làm trong môi trường Outsource. Hãy để lại comment và feel free trao đổi nhé 😉

Tổng kết: Dù là công ty Product hay Outsource sẽ đều có rất nhiều thứ đáng để trải nghiệm, điều quan trọng nếu chúng ta giữ được tâm thế làm việc trách nhiệm, làm việc bằng chữ tâm thì môi trường nào bạn cũng có thể tỏa sáng.


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí