Tại sao phần mềm lại có nhiều bug?
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 5 năm
Đối với tất cả những người kiểm thử phần mềm sẽ có 1 câu hỏi trong tâm trí họ “tại sao phần mềm sẽ có nhiều bug?” và “các bug này sẽ xảy ra như thế nào”. Câu trả lời cho câu hỏi này sẽ được đề cập rõ ràng trong bài viết này.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ biết 20 lý do hàng đầu tại sao các bug sẽ xảy.
Lỗi phần mềm là gì?
Lỗi phần mềm là 1 lỗi hay lỗ hổng trong 1 chương trình mà tạo ra những kết quả không mong muốn hay không chính xác. Nó là 1 lỗi mà ngăn cho ứng dụng hoạt động bình thường.
Tại sao phần mềm có nhiều bug?
Có nhiều lý do cho các lỗi phần mềm . Những lý do phổ biến nhất là lỗi của con người trong thiết kế và code phần mềm.
1 khi bạn biết nguyên nhân gây ra lỗi phần mềm, bạn sẽ dễ dàng thực hiện những hành động khắc phục để giảm thiểu các lỗi này.
20 lý do hàng đầu đối với các lỗi phần mềm
1. Sự hiểu lầm trong giao tiếp hoặc không giao tiếp
Sự thành công của bất cứ software application nào phụ thuộc vào giao tiếp giữa các bên liên quan, các nhóm phát triển và test. Các yêu cầu không rõ ràng và giải thích sai các yêu cầu là 2 yếu tố chính gây ra lỗi trong software.
Ngoài ra, những khiếm khuyết trong các giai đoạn phát triển nếu các yêu cầu chính xác không được truyền đạt đúng đến các nhóm phát triển.
2. Độ phức tạp của software
Sự phức tạp của các software application hiện hành có thể gây khó khăn cho bất cứ ai không có kinh nghiệm trong việc phát triển các software hiện đại.
Các giao diện kiểu window, client-server và các application phân tán, các dữ liệu truyển thông, cơ sở dữ liệu liên quan khổng lồ, và kích thước thật sự của các application đã góp phần vào sự tăng trưởng theo cấp số nhân về độ phức tạp của software/system.
Việc sử dụng các kỹ thuật hướng đối tượng có thể phức tạp thay vì đơn giản hóa 1 dự án trừ khi nó được thiết kế tốt.
3. Các lỗi lập trình
Các lập trình viên, giống như bất cứ ai, có thể mắc các lỗi lập trình. Không phải tất cả các developer đều là các chuyên gia. Các lập trình viên thiếu kinh nghiệm mà không có sự hiểu biết thích hợp có thể làm ra các lỗi đơn giản trong khi code.
Thiếu các coding practice, unit testing, debugging đơn giản là 1 số lý do phổ biến mà hầu hết các vấn đề được tạo ra ở 1 giai đoạn phát triển.
4. Thay đổi các yêu cầu
Khách hàng có thể không hiểu những tác động của các thay đổi hoặc có thể hiểu và yêu chúng bằng mọi cách – thiết kế lại, sắp xếp lại kỹ sư, ảnh hưởng tới các dự án khác, công đã hoàn thanh có thể phải làm lại hoặc vứt bỏ, các yêu cầu phần cứng có thể bị ảnh hưởng….
Nếu có nhiểu thay đổi nhỏ hay bất kỳ những thay đổi lớn nào, giữa các phần known và unknown của dự án có khả năng tương tác và gây ra sự cố, và sự phức tạp của việc theo dõi các thay đổi có thể dẫn đến các lỗi. Sự nhiệt huyết của các kỹ sư có thể bị ảnh hưởng.
Trong 1 số môi trường business fast-changing, các yêu cầu được sửa đổi liên tục có thể là 1 thực tế trong cuộc sống. Trong trường hợp này, người lãnh đạo phải hiểu các rủi ro sẽ đến, và QA, các kỹ sư test phải điều chỉnh và lập kế hoạch test mở rộng liên tục để giữ các bug không bị mất kiểm soát.
5. Áp lực thời gian
Lập kế hoạch cho các dự án phần mềm là việc khó khăn nhất, thường đòi hỏi nhiều phỏng đoán. Khi deadline đến, những sai lầm sẽ xảy ra.
Các lịch trình không thực tế mặc dù ít giá trị nhưng là các mối quan tâm lớn trong các dự án/ công ty quy mô nhỏ dẫn đến các software bug. Nếu không đủ thời gian thiết kế, coding, và testing thích hợp, thì điều khá rõ ràng là các khiếm khuyết sẽ được tạo ra.
6. Những người tự cao tự đại hoặc quá tự tin
Mọi người thích nói những điều như:
“Không vấn đề gì”
“Dễ dàng”
“Tôi có thể quất nó trong vài giờ”
“Thật dễ dàng để update code cũ”
Thay vì:
“Điều đó làm tăng thêm nhiều vấn đề phức tạp và chúng ta có thể kết thúc với nhiều lỗi”
“Chúng tôi không có ý tưởng nếu chúng tôi có thể làm điều đó; chúng tôi sẽ theo dõi nó”
“Tôi không thể ước tính mất bao nhiêu thời gian cho đến khi tôi xem kỹ nó”
“Chúng ta không thể hình dung ra những gì mà code cũ đã làm trước đây”
Nếu có quá nhiều điều không thực tế “không vấn đề gì”, kết quả gây ra các lỗi phần mềm.
7. Code được viết nghèo nàn
Khó khăn trong việc duy trì và sửa đổi code mà được viết kém hoặc nghèo nàn; kết quả là các software bug. Trong nhiều tổ chức, người quản lý không động viên các lập trình viên viết tài liệu code của họ hoặc viết code rõ ràng, dễ hiểu.
Trên thực tế, nó thường ngược lại; họ nhận các point chủ yếu nhanh chóng đưa ra code và bảo mật công việc nếu không ai khác có thể hiểu nó (nếu nó khó viết, nó cũng sẽ khó đọc) .
Những lập trình viên mới đang bắt đầu làm việc trên code này có thể nhầm lẫn do sự phức tạp của dự án và sự nghèo nàn của dẫn chứng code. Nhiều khi phải mất nhiều thời gian để làm các thay đổi nhỏ trong các dẫn chứng code nghèo nàn vì có 1 đường vòng tìm tòi lớn trước khi làm bất kỳ thay đổi code nào.
8. Các công cụ phát triển phần mềm
Các visual tool, class library, compiler, scripting tool… thường tạo ra các bug của chính chúng hoặc được dẫn chứng nghèo nàn, dẫn tới các bug phát sinh, Các công cụ phần mềm thay đổi liên tục được sử dụng bởi các lập trình viên phần mềm. Theo kịp các version khác nhau và khả năng tương thích của chúng là 1 vấn đề lớn đang diễn ra.
9. Automation script lỗi thời
Viết các automation script mất rất nhiều thời gian đặc biệt cho các kịch bản phức tạp. Nếu các automation team record/write test script nào đó mà quên update nó trong 1 khoảng thời gian script test đó có thể trở nên lỗi thời. Nếu automation test không xác thực các kết quả chính xác nó sẽ không bắt được các lỗi.
10. Thiếu các tester có kỹ năng
Có các tester có kỹ năng cao với sự hiểu biết là vô cùng quan trọng đối với thành công của bất cứ dự án nào. Nhưng việc chỉ định tất cả các tester có kinh nghiệm là việc không thể đối với tất cả các công ty. Việc hiểu biết và các tester có khả năng tìm các lỗi có thể tạo ra 1 software chất lượng. Tổn thất bất kỳ 1 trong 2 điều này có thể dẫn đến lỗi phần mềm.
Dưới đây là 1 vài lý do của các lỗi. Những lý do này chủ yếu được áp dụng cho các chu trình kiểm thử phần mềm:
11. Không có 1 thiết lập test thích hợp (môi trường test) cho việc test tất cả các yêu cầu.
12. Bắt đầu viết code hoặc các test case mà không hiểu rõ các yêu cầu.
13. Các thiết kế không chính xác dẫn đến các vấn đề diễn ra trong tất cả các giai đoạn của chu trình phát triển phần mềm.
14. Release các bản software patch thường xuyên mà không hoàn thành chu trình software testing.
15. Không cung cấp đào tạo nhân lực với các kỹ năng cần thiết cho việc phát triển hoặc test các ứng dụng đúng cách.
16. Rất ít hoặc không có thời gian test hồi quy.
17. Không tự động hóa các test case lặp và luôn phụ thuộc vào các tester kiểm tra thủ công.
18. Không ưu tiên thực hiện test.
19. Không theo dõi liên tục tiến trình phát triển và test. Thay đổi phút cuối có khả năng tạo ra các lỗi.
20. Giả định sai lầm được đưa ra trong các giai đoạn code và test.
Kết luận
Có nhiều lý do tại sao các software bug này sẽ xảy ra và trên đây chỉ là danh sách top 20 được đề cập trong bài viết với giải thích rõ ràng cho mỗi lý do.
Tham khảo: https://www.softwaretestinghelp.com/why-does-software-have-bugs/
All rights reserved