+7

So sánh giữa BLoC, ScopedModel và Redux – Khi nào sử dụng và tại sao? (Phần 1)

I. Giới thiệu

  • Khi tiếp cận với Flutter các bạn sẽ được làm quen với các framework như BLoC, ScopedModelRedux. Sự khác nhau, ưu/nhược điểm, khi nào nên sử dụng và khi nào không?... sẽ là các câu hỏi được đặt ra nhiều nhất khi chúng ta lựa chọn một trong 3 framework này. Và trong khuôn khổ Phần 1 của bài viết này, chúng ta sẽ làm quen với mỗi framework này trước khi đưa ra so sánh trong Phần 2.
  • Nội dung của bài viết được tham khảo tại đây.

II. Redux

1. Giới thiệu

Redux là một Application State Management (ASM) framework – hay nói cách khác, mục đích chính của Redux là quản lý các trạng thái.

Redux được xây dựng trên những nguyên lý sau:

  1. Luồng dữ liệu một chiều (Unidirectional).
  2. Một Store: Mỗi Store sẽ hoạt động như các orchestrator của Redux, trong đó:
  • Chỉ lưu trữ một State.
  • Cung cấp một điểm truy cập - được gọi là dispath – chỉ chấp nhận các Action trong đối số.
  • Cung cấp một getter để lấy State hiện tại.
  • Cho phép đăng ký/hủy bỏ nhận thông báo (thông qua StreamSubscription) về bất kỳ sự thay đổi nào của State.
  • Gửi các actionstore đến Middleware đầu tiên.
  • Gửi các actionstate hiện tại đến một Reducer.
  1. Action:
  • Là đầu vào duy nhất được chấp nhận bởi các điểm truy cập của Store. MiddlewareReducer sẽ sử dụng Action kết hợp với State hiện tại để thực hiện các chức năng có thể dẫn đến sự thay đổi của State.
  • Chỉ mô tả những gì đã xảy ra.
  1. Middleware:
  • Là một chức năng thường để chạy bất đồng bộ dựa trên một Action. Middleware chỉ đơn giản là sử dụng một State (hoặc một Action) làm trigger nhưng không thay đổi State.
  1. Reducer
  • Thường là một chức năng đồng bộ để thực hiện một vài tiến trình xử lý dựa trên sự kết hợp giữa ActionState. Đầu ra của tiến trình này có thể tạo ra State mới.
  • Là đối tượng duy nhất được phép thay đổi State.

2. Cách hoạt động

  • Khi có sự kiện phát sinh ở tầng UI, một Action được tạo ra và gửi đến Store.
  • Nếu có một hoặc nhiều Middleware đã được cấu hình thì chúng sẽ được kích hoạt theo trình tự. Mỗi Middleware sẽ chứa Action và tham chiếu đến Store.
  • Middleware có thể tự gửi một Action đến Store trong quá trình xử lý.
  • Sau đó ActionState hiện tại sẽ được gửi đến Reducer.
  • Thông qua Reducer sẽ là cách duy nhất để thay đổi State.
  • Khi State thay đổi, Store sẽ thông báo tới tất cả các listener đã đăng ký.
  • UI sau đó có thể thực hiện các hành động thích hợp tương ứng với sự thay đổi của State.

3. Thực hiện

  • Redux đã được phát triển cho Javascript và được chuyển qua Dart trong package redux.dart.
  • Package flutter_redux hỗ trợ một vài Widget như sau:
  • StoreProvider: chuyển Store tới tất cả các Widget.
  • StoreBuilder: lấy Store từ StoreProvider và chuyển đến Widget builder.
  • StoreConnector: lấy Store từ StoreProvider gần nhất, chuyển đổi thành ViewModel và chuyển qua các builder.

III. ScopedModel

1. Giới thiệu

Là một tập hợp các tiện ích để cho phép truyền một Model dữ liệu từ Widget cha đến một Widget con nào đó.

ScopedModel có 3 class chính:

  1. Model: Là class chứa dữ liệu và business logic liên quan đến dữ liệu. Nó hiện thực Listenable và có thể thông báo cho bất kỳ thành phần nào đang theo dõi về sự thay đổi.
  2. ScopedModel:
  • Là một Widget tương tự như Provider, chứa Model và cho phép:

    a. Truy xuất Model thông qua việc sử dụng ScopedModel.of< Model >(context).

    b. Đăng ký context như một phụ thuộc dưới dạng InheritedWidget khi được yêu cầu.

  • ScopedModel được dựa trên AnimatedBuilder lắng nghe các thông báo được gửi bởi Model và sau đó sinh ra một InheritedWidget, đồng thời sẽ yêu cầu tất cả các phụ thuộc khác khởi chạy lại.

  1. ScopedModelDescendant:
  • Là một Widget đối ứng với các biến thể của Model, nó sẽ khởi chạy lại khi Model thông báo rằng một sự thay đổi đã diễn ra.

2. Cách hoạt động

  • Phương thức model.increment() sẽ được gọi khi người dùng thao tác với RaisedButton.
  • Phương thức này chỉ đơn giản là tăng giá trị của bộ đếm và sau đó gọi notifyListeners() API có sẵn khi Model hiện thực lớp trừ tượng Listenable.
  • AnimatedBuilder sẽ tiếp nhận notifyListeners() và khởi chạy lại các InheritedWidget con.
  • InheritedWidget thêm các Column và thành phần con của chính nó.
  • ScopedModelDescendant sẽ kích hoạt builder có tham chiếu tới Model đang giữ giá trị bộ đếm mới.

IV. BLoC

1. Giới thiệu

  • BLoC pattern không yêu cầu bất kỳ thư viện hoặc package hỗ trợ bên ngoài nào vì nó chỉ đơn giản dựa vào việc sử dụng Stream. Tuy nhiên, để các tính năng dễ tiếp cận hơn (ví dụ Subject) nó thường được kết hợp với RxDart package
  • BLoC pattern dựa trên:
  1. StreamController: Cung cấp một StreamSink để đưa dữ liệu vào Stream và một Stream để lắng nghe dữ liệu.
  2. StreamBuilder: Là một Widget để lắng nghe Stream và khởi chạy lại khi có dữ liệu mới được phát ra bởi Stream.
  3. StreamSubscription: Cho phép lắng nghe dữ liệu được phát ra bởi Stream và đối ứng.
  4. BlocProvider: Là một Widget thường được sử dụng để chứa một BLoC và luôn đáp ứng cho các Widget kế thừa.

2. Cách làm việc

  • Dữ liệu được đưa vào một trong các BLoC sink.
  • Dữ liệu được BLoC xử lý, cuối cùng sẽ phát ra kết quả thông qua một trong số các Stream đầu ra.
  • Điều tương tự cũng có thể áp dụng khi sử dụng BLoC API.

V. Kết

  • Như vậy là chúng ta đã tiếp cận với các định nghĩa cơ bản của 3 framework, trong Phần 2 chúng ta sẽ đi phân tích các trường hợp cụ thể để lựa chọn 1 trong 3 framework này.

All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí