Services trong Android
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 3 năm
Một Service là một thành phần được chạy bên trong nền để xử lý các công việc trong thời gian dài. Một ứng dụng nghe nhạc có thể phát nhạc, trong khi đó người dùng đang ở giao diện của ứng dụng khác. Hoặc ứng dụng download có thể tải dữ liệu trên mạng về máy mà không ngăn chặn người dùng tương tác với các ứng dụng khác. Một Service gồm hai trạng thái cơ bản:
Started
Một service được gọi là started khi một thành phần của ứng dụng, chẳng hạn như là activity, start nó bằng cách gọi phương thức startService(). Mỗi lần được started, service chạy bên dưới vô thời hạn, thậm chí ngay cả khi thành phần đã started nó bị hủy.
Bound
Một service được gọi là bound khi một thành phần ứng dụng liên kết với nó bằng cách gọi phương thức bindService(). Một dịch vụ ràng buộc cung cấp một giao diện client-server cho phép các thành phần tương tác với service, gửi yêu cầu, nhận kết quả, thậm chí tương tự trong việc giao tiếp với interprocess (IPC).
Mỗi service có tập các phương thức và bạn có thể implement để giám sát việc thay đổi các trạng thái của service, và thậm chí bạn có thể thực hiện các công việc ở mỗi trạng thái thích hợp.
Trong sơ đồ sau phía bên trái mô tả vòng đời của service khi được tạo với startService(), và phía bên phải mô tả vòng đời của service khi được tạo với bindService().
Để tạo một service bạn có thể tạo một class kế thừa class Service. Class Service có nhiều phương thức callback, bạn không cần phải implement hết các phương thức này, tuy nhiên việc hiểu rõ và áp dụng chúng trong code là rất quan trọng trong việc đáp ứng yêu cầu của người dùng.
onStartCommand()
: Hệ thống gọi phương thức này khi có một thành phần khác, chẳng hạn như activity, yêu cầu service đã được started, bởi gọi phương thúc startService(). Nếu bạn implement phương thức này thì bạn phải có trách nhiệm stop service khi công việc của nó đã hoàn thành, bằng cách gọi phương thức stopSelf() hoặc stopService().
onBind()
: Hệ thống gọi phương thức này khi có một thành phần khác một liên kết với service bằng cách gọi phương thức bindService(). Nếu bạn implement phương thức này, thì bạn phải cung cấp một giao diện để client sử dụng giao tiếp với service, bằng cách trả về đối tượng IBinder. Bạn phải luôn implement phương thức này, tuy nhiên nếu bạn không muốn các liên kết, thì có thể trả vể null.
onUnbind()
: Hệ thống gọi phương thức này khi tất cả các client đã bị ngắt kết nối từ một giao diện đặt biệt được tạo bởi các service.
onRebind()
: Hệ thống gọi phương thức này khi có một client mới được kết nối với service, mà trước đó đã có thông báo rằng tất cả đã bị ngắt kết nối bởi onUnbind().
onCreate(): Hệ thống gọi phương thức này khi service được tạo lần đầu tiên bởi gọi phương thức onStartCommand() hoặc onBind().
onDestroy()
: Hệ thống gọi phương thức này khi service đã không còn được sử dụng trong thời gian dài. Bạn nên gọi phương phức này để giải phóng các tài nguyên hệ thống.
Một số lưu ý khi ngắt service
Có nhiều lời gọi start nó tuy nhiên chỉ cần gọi một lần gọi stopSelf() cho service hay nói cách khác dù bạn có start service bao nhiêu lần thì chỉ cần một lời gọi stopSelf là đủ để đảm bảo service được tắt.
Liên quan tới AndroidManifest.xml
cũng giống như intent khi bạn muốn sử dụng service trong ứng dụng của mình thì không quan khai báo nó trong file AndroidManifest.xml ít nhất là một thẻ service với một thuộc tính là android:name=”.ten__file_extend_tu_service”.
Quan Trọng
Chúng ta sẽ hay gặp hai loại Service trong android đó là Local Service và Remote Service Local Service tức là service chỉ được truy cập trong nội bộ ứng dụng đó mà thôi, còn đối với Remote Service thì có thể cho ứng dụng khác, có thể trển các devide tương tác với nó.
Ví dụ
Ví dụ này mang đến cho bạn các bước đơn giản để tạo một service trong Android. Bạn tiến hành theo các bước sau:
package com.android.serviceexample
import android.app.Service;
import android.content.Intent;
import android.os.IBinder;
import android.util.Log;
public class HelloService extends Service {
private static final String TAG = "HelloService";
private boolean isRunning = false;
@Override
public void onCreate() {
Log.i(TAG, "Service onCreate");
isRunning = true;
}
@Override
public int onStartCommand(Intent intent, int flags, int startId) {
Log.i(TAG, "Service onStartCommand");
//Creating new thread for my service
//Always write your long running tasks in a separate thread, to avoid ANR
new Thread(new Runnable() {
@Override
public void run() {
//Your logic that service will perform will be placed here
//In this example we are just looping and waits for 1000 milliseconds in each loop.
for (int i = 0; i < 5; i++) {
try {
Thread.sleep(1000);
} catch (Exception e) {
}
if(isRunning){
Log.i(TAG, "Service running");
}
}
//Stop service once it finishes its task
stopSelf();
}
}).start();
return Service.START_STICKY;
}
@Override
public IBinder onBind(Intent arg0) {
Log.i(TAG, "Service onBind");
return null;
}
@Override
public void onDestroy() {
isRunning = false;
Log.i(TAG, "Service onDestroy");
}
}
File: AndroidManifest.xml
<?xml version="1.0" encoding="utf-8"?>
<manifest xmlns:android="http://schemas.android.com/apk/res/android"
package="com.android.serviceexample" >
<application
android:allowBackup="true"
android:icon="@drawable/ic_launcher"
android:label="@string/app_name"
android:theme="@style/AppTheme" >
<activity
android:name=".HelloActivity"
android:label="@string/app_name" >
<intent-filter>
<action android:name="android.intent.action.MAIN" />
<category android:name="android.intent.category.LAUNCHER" />
</intent-filter>
</activity>
<!--Service declared in manifest -->
<service android:name=".HelloService"
android:exported="false"/>
</application>
</manifest>
Xin cảm ơn.
All rights reserved