SEO
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 3 năm
SEO là gì
Search engine optimization - Tối ưu hoá máy tìm kiếm (SEO) là quá trình làm tăng thứ hạng của một website hoặc webpage trong những kết quả hiển thị tự nhiên của máy tìm kiếm. Một cách tổng quát, một trang web càng hiển thị nhiều lần trên kết quả tìm kiếm thì nó càng nhận được nhiều lượt xem từ những người dùng của máy tìm kiếm đó. SEO có thể dành cho nhiều đối tượng tìm kiếm trong đó bao gồm tìm kiếm hình ảnh, tìm kiếm địa phương, tìm kiếm video, tìm kiếm học thuật (academic), tìm kiếm tin tức ...
Là một chiến thuật marketing trên Internet, SEO cân nhắc tới việc máy tìm kiếm hoạt động như thế nào, người dùng tìm kiếm cái gì, những từ khoá và cụm từ tìm kiếm được đưa vào máy tìm kiếm và máy tìm kiếm nào được ưa chuộng đối với từng đối tượng người dùng. Tối ưu hoá một website bao gồm việc sửa đổi nội dung, HTML và những đoạn code liên quan để tăng mối liên kết tới những từ khoá cụ thể và gỡ bỏ những rào cản tới hoạt động đánh thứ tự (indexing) của máy tìm kiếm. Quảng cáo một trang web để tăng số lượng backlinks, inbound link (link trỏ từ trang web khác tới trang web của bạn) cũng là một trong các chiến thuật tối ưu hoá máy tìm kiếm.
Google search làm việc như thế nào
Khi ngồi trước màn hình máy tính và thực hiện một tìm kiếm trên google, bạn gần như ngay lập tức nhận được một danh sách các kết quả các trang web. Làm thế nào mà Google có thể tìm được các trang web phù hợp với truy vấn của bạn và quyết định về thứ tự hiển thị của các kết quả tìm kiếm ?
Nói một cách đơn giản, bạn có thể tưởng tượng tìm kiếm trên mạng giống như bàn đang nhìn vào cuốn sách khổng lồ với một mục lục ấn tượng đang chỉ cho bạn biết mọi thứ được sắp xếp như thế nào. Khi bạn thực hiện một tìm kiếm trên Google, chương trình máy tính sẽ kiểm tra trong index của nó những kết quả tìm kiếm thích hợp nhất để trả về cho bạn.
Có 3 quá trình quan trọng giúp mang tới cho bạn kết quả tìm kiếm:
Thu thập dữ liệu (Crawling)
Crawling là một một quá trình mà Googlebot sử dụng để khám phá ra những trang web mới hoặc đã được sửa chữa để thêm vào trong index của Google.
Một lượng lớn các máy tính được sử dụng để thu thập thông tin từ hàng tỉ trang web. Chương trình làm công việc thu thập được gọi là Google (hay còn được biết đến dưới tên gọi robot, bot hoặc spider). Google bot sử dụng một giải thuật giúp chương trình máy tính quyết định website nào cần thu thập, với tần số như thế nào và cần thu thập bao nhiêu trang web từ mỗi website.
Quá trình thu thập của Google bắt đầu với một danh sách các URL của các trang web, được tạo ra từ lần thu thập trước và được tăng cường bởi dữ liệu Sitemap (bản đồ địa chỉ) được cung cấp bởi các Webmaster (người quản trị mạng). Khi Googlebot quét qua các website, nó phát hiện những đường link ở mỗi trang web và thêm chúng vào danh sách các trang cần thu thập của nó. Các trang mới, các thay đổi của một trang đã có và các đường link hỏng sẽ được lưu lại vào cập nhật vào index của Google.
Google không nhận phí để tăng tần số quét và thu thập dữ liệu của một trang web.
Đánh thứ tự (Indexing)
Googlebot xử lý mỗi trang web nó quét qua để biên dịch một index khổng lồ của tất cả các từ nó nhìn thấy và vị trí của chúng ở mỗi trang web. Thêm vào đó, các thông tin bao gồm key content tag và attribute như các Title tag, và các ALT attribute. Google bot có thể xử lý được nhiều nhưng không phải tất cả các loại nội dung. Ví dụ, nội dung của các file media lớn hoặc các trang web động không thể xử lý được.
Cung cấp kết quả (Serving result)
Khi một người dùng nhập một truy vấn, máy tìm kiếm của Google sẽ tìm trong index để ghép nối trang và trả về kết quả mà nó cho rằng thích hợp nhất tới người dùng. Việc kết quả có thích hợp hay không được quyết định bởi hơn 200 yếu tố, một trong số đó là Thứ hạng trang của một trang web. Thứ hạng trang là sự đánh giá độ quan trọng của một trang web dựa trên số lượng link từ các trang web khác dẫn tới trang web đó. Nói một cách đơn giản, mỗi link tới một trang web trong website của bạn được thêm vào thứ hạng trang của bạn. Không phải tất cả các link đều được đánh giá giống nhau, Google đã tìm cách cải thiện trải nghiệm người dùng bằng việc phát hiện các link spam và các hoạt động khác gây ảnh hưởng xấu tới kết quả tìm kiếm. Những kiểu link được đánh giá cao nhất là những link được đưa ra dựa vào chất lượng nội dung website của bạn.
Search engine sử dụng các thuật toán phức tạp để đoán xem trang web nào người dùng đang tìm kiếm. Trong biểu đồ trên, mỗi vòng trong biểu thị một website, chương trình của máy tìm kiếm gọi các spiders để kiểm tra xem link nào của các site link tới các site nào khác, mỗi mũi tên trong biểu đồ biểu thị một đường link. Những website nào có nhiều inbound links hoặc các link mạnh hơn được coi như là website quan trọng hơn và là những gì user đang tìm kiếm. Trong biểu đồ, website B là điểm tới của rất nhất các inbound links, nó được xếp hạng cao hơn trong một tìm kiếm. Và những website C mặc dùng chỉ có một inbound link trỏ tới nó nhưng lại là từ một website có thứ hạng cao là website B sẽ được đánh giá cao hơn website E. Lý do là mặc dù E có nhiều inbound trỏ tới nó nhưng đều là từ các website có thứ hạng thấp. Chú ý: phần trăm đã được làm tròn ở đây.
Tối ưu hoá máy tìm kiếm
Các kĩ thuật SEO có thể được chia thành hai loại, kĩ thuật tối ưu được các máy tìm kiếm khuyến khích sử dụng như một phần của việc thiết kế trang web tốt, loại thứ hai là những kĩ thuật mà máy tìm kiếm không khuyến khích. Các máy tìm kiếm luôn cố gắng để tối thiểu ảnh hưởng của kĩ thuật thứ hai, trong đó có spamdexing. Những chuyên gia đã phân loại các phương pháp trên và cả những người sử dụng nó đó là SEO mũ trắng và SEO mũ đen. Các mũ trắng thường đưa ra những kết quả được duy trì trong thời gian dài trong khi đó các mũ đen luôn biết rằng các website của họ dần dần rồi sẽ bị loại bỏ tạm thời hoặc vĩnh viễn một khi các máy tìm kiếm biết được những gì các mũ đen này đang làm.
SEO mũ trắng
Một kĩ thuật SEO được coi là mũ trắng nếu nó tuân theo những chỉ dẫn của máy tìm kiếm và không sử dụng các thủ đoạn lừa đảo. SEO mũ trắng không chỉ tuân theo các chỉ dẫn mà còn tìm cách để bảo đảm rằng những nội dung mà máy tìm kiếm đánh thứ tự và xếp hạng chính là nội dung mà người dùng sẽ nhìn thấy. Lời khuyên của mũ trắng thường được tổng kết bao gồm việc tạo ra nội dung dành cho user mà không phải để cho máy tìm kiếm, và làm cho các nội dung dễ dàng được truy cập bởi các spiders hơn là tìm cách để đánh lừa các thuật toán nhằm phục vụ cho mục đích xấu. SEO mũ trắng có nhiều điểm tương đồng với việc phát triển website đó là cung cấp sự truy nhập cho người dùng, mặc dù vậy hai việc này không hoàn toàn giống nhau.
SEO mũ đen
SEO mũ đen tìm cách để tăng thứ hạng bằng những thủ đoạn bị cấm bởi các máy tìm kiếm. Một kĩ năng mũ đen sử dụng những văn bản được giấu đi, cũng giống như các việc tô màu chữ trùng với màu nền hay để ở những vùng ẩn hoặc đặt bên ngoài màn hình. Một phương pháp khác là đưa ra các trang web riêng biệt đối với các truy vấn được thực hiện bởi người thường hoặc máy tìm kiếm, kĩ thuật này được gọi là cloaking (có thể hiểu là khoác lên mình lớp áo để đánh lừa spider của máy tìm kiếm).
SEO mũ xám
Một kĩ năng loại các đôi khi được sử dụng đó là SEO mũ xám. Đây là kĩ năng nằm giữa mũ đen và mũ trắng, kĩ năng này tránh việc các phương thức được sử dụng khiến cho website bị loại bỏ nhưng cũng không đưa ra được nội dung tốt nhất cho người dùng, nó chú trọng hơn vào việc nâng cao thứ hạng trong máy tìm kiếm.
Search engine có thể phạt các website bị phát hiện đang sử dụng phương thức mũ đen, bằng cách giảm thứ hạng trang hoặc xoá vĩnh viễn trang đó khỏi nội dung tìm kiếm. Những hình phạt này có thể được đưa ra một cách tự động dựa vào các thuật toán của máy tìm kiếm hoặc thông qua việc review các site một cách thủ công.
Một ví dụ đó là vào tháng 2 năm 2006, Google đã xoá những kết quả tìm kiếm của cả BMW Germany và Ricoh Germany vì đã sử dụng các phương thức lừa đảo. Tuy nhiên cả hai công ty đã nhanh chóng đưa ra lời xin lỗi và sửa lại các nội dung sai pháp, cuối dùng đã được Google thêm lại vào danh sách tìm kiếm.
Những lời khuyên của Google
- SEO cơ bản
- Tạo ra các title trang duy nhất, chính xác
- Cố gắng sử dụng meta tag "description"
- Nâng cấp cấu trúc site
- Cải thiện cấu trúc các URL của bạn
- Giúp trang web của bạn chuyển hướng dễ dàng hơn.
- Tối ưu hoá nội dung
- Đưa ra những nội dung và dịch vụ có chất lượng
- Viết những anchor text tốt hơn
- Tối ưu hoá việc sử dụng ảnh
- Sử dụng tag heading một cách hợp lý.
- Làm việc với crawler
- Sử dụng
robots.txt
hiệu quả - Chú ý tới các đoạn
rel="nofollow"
cho link
- SEO cho điện thoại
- Báo cho Google về trang dành cho Mobile
- Hướng dẫn chính xác cho người dùng mobile
- Quảng cáo và phân tích
- Quảng cáo trang web của bạn đúng cách
- Sử dụng các tool quản trị mạng miễn phí
Tham khảo
All rights reserved