0

Quản lý rủi ro trong dự án

  1. Mục đích.
  • Hiểu được rủi ro là gì và tầm quan trọng của việc quản lý tốt rủi ro dự án
  • Hiểu được qui trình Quản lý Rủi ro.
  • Mô tả quy trình phân tích và những công cụ kỹ thuật giúp nhận biết những rủi ro dự án
  • Cung cấp những Phương pháp sử dụng trong Qui trình Quản lý rủi ro.
  • Mô tả phần mềm có thể hỗ trợ trong việc quản lý rủi ro dự án.
  1. Tầm Quan trọng của Quản lý rủi ro.
  • Quản lý rủi ro dự án là một nghệ thuật và những nhận biết khoa học, là nhiệm vụ, và sự đối phó với rủi ro thông qua hoạt động của một dự án và những mục tiêu đòi hỏi quan trong nhất của dự án
  • Quản lý rủi ro thường không được chú ý trong các dự án, nhưng nó lại giúp cải thiện được sự thành công của dự án trong việc giúp chọn lựa những dự án tốt, xác định phạm vi dự án, và phát triển những ước tính có tính thực tế
  • Một nghiên cứu của Ibbs và Kwak chỉ ra việc quản lý rủi ro không khoa học như thế nào, đặc biệt là trong những dự án công nghệ thông tin
  • Nghiên cứu của KPMG cho thấy 55% các dự án đường băng sân bay không chú trọng trong việc quản lý rủi ro.
  1. Qui trình Quản lý Rủi ro.

3.1. Thế nào là rủi ro?

  • Một từ điển đã định nghĩa về rủi ro là “sự mất mát hoặc tổn thương có thể xảy ra”
  • Rủi ro dự án liên quan tới sự thấu hiểu những vấn đề tiềm tàng ở phía trước có thể xuất hịện trong dự án mà chúng sẽ cản trở sự thành công của dự án ra sao Mục đích của việc quản lý rủi ro dự án là giảm tối thiểu khả năng rủi ro trong khi đó tăng tối đa những cơ hội tiềm năng. Những tiến trình chính bao gồm:
  • Lập Kế họach quản lý rủi ro: quyết định tiếp cận và họach định những công việc quản lý rủi ro cho dự án như thế nào
  • Nhận biết rủi ro: xác định yếu tố rủi ro nào ảnh hưởng tới một dự án và tài liệu về những đặc điểm của chúng
  • Phân tích tính chất rủi ro: đặc điểm, phận tích rủi ro ưu tiên xem xét những ảnh hưởng của chúng tới mục tiêu của dự án
  • Phân tích mức độ rủi ro: xem xét khả năng có thể xảy ra và hậu quả của những rủi ro
  • K ế hoạch đối phó rủi ro: thực hiện những bước đề cao những cơ hội và cắt giảm bớt những mối đe doạ đáp ứng những mục tiêu của dự án.
  • Giám sát và kiểm soát rủi ro: giám sát rủi ro đã phát hiện, nhận biết rủi ro mới, cắt giảm rủi ro, và đánh giá hiệu quả của việc cắt giảm rủi ro.

3.2. Lập Kế hoạch quản lý rủi ro.

  • Thành viên trong dự án nên xem xét các tài liệu của dự án và nắm được nguy cơ dẫn tới rủi ro của nhà tài trợ của công ty
  • Mức độ chi tiết sẽ thay đổi những yêu cầu của dự án

Các câu hỏi cần đề cập trong kế hoạch quản lý rủi ro

  1. Tại sao điều quan trọng là có/không tính rủi ro này trong mục tiêu Dự án?

  2. Cái gì là rủi ro đặc thù, và các kết xuất về ngăn chặn rủi ro?

  3. Rủi ro này có thể ngăn chặn như thế nào?

  4. Những ai là có trách nhiệm về thực hiện kế hoạch ngăn chặn rủi ro?

  5. Khi nào thì hiện ra các mốc chính trong các tiếp cận rủi ro?

  6. Cần những tài nguyên gì, tới đâu để ngăn chặn rủi ro?

Trong Lập Kế họach rủi ro, cần phải có thêm Kế họach dự phòng, Kế họach rút lui, Quỹ dự phòng:

  • Kế hoạch dự phòng (đối phó những bất ngờ) là những hoạt động xác định trước mà thành viên của dự án sẽ thực hiện nếu một sự kiện rủi ro xuất hiện
  • Kế hoạch rút lui được thực hiện cho những rủi ro có tác động lớn tới những yêu cầu mục tiêu của dự án
  • Quỹ dự phòng (bất ngờ) hay tiền trợ cấp được giữ bởi nhà tài trợ và có thể dùng giảm nhẹ chi phí hay rủi ro lịch biểu nếu có những sự thay đổi về phạm vi hay chất lượng
  • Một số nghiên cứu cho thấy những dự án công nghệ thông tin phải gánh chịu một số rủi ro phổ biến :
  • Nhóm Standish Group phát triển bảng điểm tiềm năng thành công của các dự án CNTT dựa trên các rủi ro tiềm năng, theo Bảng sau đây :
Tiêu chuẩn thành công Điểm
Người sử dụng vào cuộc 19
Lãnh đạo hỗ trợ QL 16
Phát Biểu rõ ràng các yêu cầu 15
Làm kế hoạch phù hợp 11
Mong đợi thực tế 10
Các mốc chính của dự án khiêm tốn hơn 9
Đội ngũ NV có năng lực 8
Quyền sở hữu 6
Mục tiêu và tầm nhìn sáng tỏ 3
Chịu làm việc nặng- NV tập trung 3
Tổng 100
  1. Một số phạm trù rủi ro khác giúp nhận biết những rủi ro tiềm tàng:
  • Rủi ro thị trường: Sản phẩm mới sẽ hữu ích cho công ty hay có thể tiêu thụ nó ở các công ty khác? Và liệu người tiêu dùng có chấp nhận sản phẩm hay dịch vụ đó không?
  • Rủi ro tài chính: Liệu công ty có đủ điều kiện để thực hiện dự án? Có phải dự án này là cách tốt nhất để sử dụng nguồn tài chính của công ty?
  • Rủi ro công nghệ: Liệu dự án có khả thi về mặt kỹ thuật? Liệu công nghệ này có lỗi thời trước khi một sản phẩm được sản xuất?
  1. Nhận biết rủi ro.

Nhận biết rủi ro là quy trình nắm bắt những gì không thoả mãn tiềm tàng từ bên ngoài liên quan tới mỗi dự án. Một số công cụ và kỹ thuật Nhận biết rủi ro bao gồm:

  • Phát huy trí tuệ dân chủ (Brainstorming).
  • K ỹ thuật Delphi.
  • Phỏng vấn (Interviewing)
  • Phân tích Mạnh-Yếu-Thời cơ-Nguy cơ (SWOT=Strong-WeakOpportunity-Threats)

<<Còn tiếp>>>


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí