+7

Proactive - Phong cách làm việc mới trong ngành IT

Trong những năm gần đây, cụm từ "Proactive" xuất hiện ngày một phổ biến hơn. Các nhà tuyển dụng đưa cụm từ này vào trong JD, các ứng viên tự nhận mình proactive cũng ngày càng nhiều. Thế nhưng, với sự quan sát của một người làm trong môi trường start-up (môi trường được coi là năng động và "proactive" nhất trong ngành), mình nhận thấy cái sự proactive của mọi người nói chung và các developers nói riêng chỉ dừng ở mức cho có chứ chưa thực sự đúng với cái ý nghĩa của cụm "proactive". Thế nên trong bài này mình sẽ nói sơ sơ về proactive (vì mình cũng còn thiếu kinh nghiệm lắm) để môi trường làm việc của ngành IT trở nên thật năng động.

Proactive là gì?

Để thực hành điều gì đó, chúng ta cần hiểu định nghĩa của nó. Thế nên, mình sẽ sử dụng định nghĩa của từ điển Oxford.

Proactive (adj): (of a person, policy, or action) creating or controlling a situation by causing something to happen rather than responding to it after it has happened.
Tạm dịch: "(một người, một chính sách, hay một hành động) tạo ra hoặc kiểm soát tình hình bằng cách khiến một điều gì đó xảy ra thay vì phản ứng lại với tình hình sau khi nó đã thành."
HIểu nôm na là proactive là đón đầu mọi công việc, vấn đề, hay rắc rối để giải quyết nó trước cả khi nó động được vào người mình. Ví dụ như là có một đoạn code không đọc hoài không hiểu thì thay vì người 2 ngày debug các chức năng, console log tùm lum để hiểu chức năng thì ta có thể liên hệ với người viết đoạn code đó (dù là người đó đã nghỉ việc đi chăng nữa) để hỏi rõ về công dụng của đoạn code này.

Tại sao proactive chỉ vẫn là "nửa vời"?

Mình quan sát thấy trong môi trường IT nói chung, mọi người vẫn còn khá rụt rè để đưa ra câu hỏi, đưa ra ý kiến, hay nói lên nhu cầu của bản thân. Điều này thể hiện khá rõ ở những môi trường sử dụng tiếng anh giao tiếp vì ngoài những điều trên, mọi người còn sợ bị chỉ trích về "broken English" của bản thân mình.
Mình quen một bạn rất là giỏi (có giải quốc gia môn Tin học), nói tiếng anh cũng siêu giỏi luôn (IELTS Speaking 7.5) nhưng mà lúc làm việc thì có năng suất vô cùng thấp. Lý do là bạn bạn không dám hỏi về các công nghệ mới mà tự ngồi đọc documentation. Thế là trong khi mình đã thành thạo Devops cơ bản thì bản vẫn loay hoay mãi với các khái niệm như ports, kernel, ip, domain... Ngay cả khi làm việc, mặc dù công ty có chính sách cấp Macbook cho nhân viên thì bạn vẫn không tìm đến quản lý để xin Macbook cho mình mà vẫn ôm con máy Windows để làm việc 😦. Mình đã nhiều lần khuyên bạn này lên proactive hơn để làm việc hiệu quả hơn thì bạn này cũng có thực hành như mà thực hành kiểu "nửa vời", bạn có đi hỏi các anh chị senior về các khúc mắc nhưng khi anh chị bận (hoặc trông có vẻ bận" thì bạn trốn ngay. Chính vì vậy mà bây giờ bạn này vẫn chưa thể hiện hết khả năng của bản thân mình 😫.

Thực hành proactive như thế nào?

Mới bắt đầu thì mình có thể bám sát theo định nghĩa mà thực hành, mình xin giới thiệu về một số bước mà mình hay làm trong công việc:

  1. Khi bắt đầu cảm thấy có gì đó không ổn thì mình ngồi xuống và nhận diện vấn đề của việc ấy vì ta không thể giải quyết được vấn đề nếu không thể gọi tên vấn đề ấy ra.
  2. Tìm một người, hoặc một nhóm người có khả năng giải quyết vấn đề ấy một cách nhanh nhất (có thể là chính mình, hay ngay cả giám đốc).
  3. Hẹn gặp, hoặc nếu môi trường làm việc mở và thân thiện có thể vỗ vai và ngồi xuống nói chuyện với nhau. Bước này là bước quan trọng nhất vì phải có đủ can đảm để nói ra vấn đề và nhu cầu của bản thân.
  4. Nếu bên bạn muốn gặp không rảnh ngay lúc ấy thì xin một lịch hẹn càng sớm càng tốt để nhanh chóng giải quyết vấn đề.

Nghe cũng khá là đơn giản nhưng việc thực hành cũng cần một chút cố gắng. Hãy thử proactive ngay hôm nay và bạn không những không giải quyết được vấn đề của bản thân mà còn có thể học hỏi và mở rộng quan hệ của mình hơn nhiều đấy.




P/s: Bài viết của một thằng nhóc mới tập tành đi làm nhưng đây nhiệt huyết :hugs:


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí