Phương trình Diophantine tuyến tính
I. Giới thiệu chung
Nếu như là một học sinh chuyên Toán, chắc hẳn các bạn đã nghe đến khái niệm Phương trình Diophantine tuyến tính (Linear Diophantine Equation). Đó là phương trình bậc nhất hai ẩn có dạng:
với là các số nguyên cho trước.
Giải phương trình Diophantine tuyến tính là một vấn đề không đơn giản, nó yêu cầu người giải phải có kiến thức khá tốt về Toán học, cũng như một số kiến thức bổ trợ mà thường được nói đến nhiều hơn trong Tin học như giải thuật Euclid và giải thuật Euclid mở rộng. Trong chuyên đề này, chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu cách giải phương trình trên và một số bài tập dạng biến thể của nó như:
- Tìm một nghiệm của phương trình.
- Tìm tất cả các nghiệm của phương trình.
- Đếm số nghiệm của phương trình và số nghiệm của phương trình trên một đoạn ràng buộc.
- Tìm nghiệm của phương trình thỏa mãn đạt giá trị nhỏ nhất.
Trước khi nghiên cứu bài viết này, các bạn cần có kiến thức về Giải thuật Euclid mở rộng. Nếu như chưa nắm được kiến thức này, các bạn có thể nghiên cứu lại về nó tại đây.
II. Giải thuật cơ sở tìm một nghiệm của phương trình
Phân tích toán học
Trước hết, chúng ta sẽ cùng nghiên cứu cách tìm ra một nghiệm của phương trình. Để cho đơn giản, tôi sẽ gọi nghiệm là nghiệm riêng của phương trình. Từ nghiệm riêng này, chúng ta có thể tìm ra mọi nghiệm của phương trình Diophantine tuyến tính.
Trường hợp suy biến của phương trình là . Dễ dàng nhận ra phương trình sẽ có vô số nghiệm hoặc vô nghiệm, tùy thuộc vào hay . Trường hợp này sẽ tạm thời được bỏ qua trong bài viết, vì nó quá đơn giản.
Khi phương trình có thể được biến đổi thành một trong hai phương trình dưới đây đều được:
Không mất tính tổng quát, hãy giả sử và biến đổi phương trình ban đầu về phương trình . Khi và là hai số nguyên tố cùng nhau, thì nghiệm của phương trình sẽ có dạng:
với là nghịch đảo modulo của
Còn nếu như và không nguyên tố cùng nhau, thì gọi . Khi đó và đều chia hết cho vì thế phương trình sẽ chỉ có nghiệm nếu như cũng chia hết cho . Nghiệm của nó sẽ có dạng:
Bởi vì nên và sẽ lại là hai số nguyên tố cùng nhau. Phương trình sẽ quay trở lại dạng và nghiệm của nó sẽ là:
Như đã nói, ta sẽ gọi đây là nghiệm riêng của phương trình.
Ý tưởng giải thuật
Phân tích toán học là vậy, còn khi giải quyết bằng lập trình, chúng ta sẽ sử dụng giải thuật Euclid mở rộng. Trước hết, giả sử và đều là các số nguyên không âm. Khi sử dụng giải thuật Euclid mở rộng với hai số này, ta sẽ thu được ước chung lớn nhất của chúng và hai số thỏa mãn:
Nếu chia hết cho thì phương trình Diophantine tuyến tính sẽ có nghiệm (như đã chứng minh ở trên). Nhân cả hai vế của phương trình với ta có:
Vì thế, nghiệm riêng của phương trình Diophantine sẽ là:
Giải thuật trên vẫn hoàn toàn chính xác khi hoặc cả hai số cùng là các số nguyên âm. Ta chỉ cần thay đổi dấu của hoặc sau khi tìm ra nghiệm nếu như hoặc tương ứng.
Cài đặt
// Trả về gcd(a, b) và cập nhật nghiệm (x_g, y_g) của phương trình.
int extended_euclid(int a, int b, int &x, int &y)
{
if (b == 0)
{
x = 1;
y = 0;
return a;
}
int x1, y1;
int d = extended_euclid(b, a % b, x1, y1);
x = y1;
y = x1 - y1 * (a / b);
return d;
}
// Trả về true và cập nhật nghiệm (x0, y0) nếu có nghiệm.
// Ngược lại trả về false và không cập nhật nghiệm.
bool find_one_solution(int a, int b, int c, int &x0, int &y0, int g)
{
g = extended_euclid(abs(a), abs(b), x0, y0);
if (c % g != 0)
return false;
x0 *= c / g;
y0 *= c / g;
if (a < 0)
x0 = -x0;
if (b < 0)
y0 = -y0;
return true;
}
void solve_diophantine_equation(int a, int b, int c)
{
// Trường hợp suy biến: a = 0 và b = 0.
if (a == 0 && b == 0)
{
if (c == 0)
cout << "The equation has infinite solutions";
else
cout << "Solution is not existed";
}
// Giải phương trình và tìm một nghiệm hoặc thông báo vô nghiệm.
int x0, y0, g;
bool has_solution = find_one_solution(a, b, c, x0, y0, g);
if (has_solution)
cout << x0 << ' ' << y0;
else
cout << "Solution is not existed";
}
Đánh giá
Độ phức tạp của giải thuật bằng với độ phức tạp của thuật toán Euclid mở rộng, do đó độ phức tạp tổng quát là: .
III. Một số vấn đề mở rộng
1. Tìm tất cả các nghiệm của phương trình Diophantine
Ý tưởng
Từ việc tìm ra nghiệm riêng của phương trình, ta có thể tìm ra tất cả các nghiệm của phương trình.
Đặt và giả sử đã tìm ra nghiệm riêng thỏa mãn phương trình:
Ta sẽ biến đổi phương trình bằng cách cộng thêm vào và trừ đi ở khi đó tính cân bằng của phương trình vẫn không bị phá vỡ:
Cách biến đổi trên có thể lặp đi lặp lại vô hạn lần, mỗi lần đều cho ra một phương trình mới với tính cân bằng vẫn giữ nguyên. Vì thế, ta sẽ có các nghiệm của phương trình ở dạng tổng quát là:
Tất cả các cặp có dạng này sẽ chính là tập toàn bộ các nghiệm của phương trình Diophantine tuyến tính hai ẩn.
2. Tìm mọi nghiệm của phương trình trong một đoạn
Ý tưởng
Dễ nhận thấy, nếu như không có ràng buộc gì thêm về nghiệm, thì từ những gì đã chứng minh ở phần trước, ta sẽ có vô số nghiệm của phương trình Diophantine. Do đó, thông thường chúng ta sẽ tìm nghiệm của phương trình trên một đoạn nào đó.
Giả sử ta có hai đoạn và là ràng buộc của nghiệm và chúng ta muốn tìm.
Trường hợp dễ nhận thấy là nếu hoặc thì phương trình chỉ có duy nhất một nghiệm và ta sẽ biết ngay nó có thuộc đoạn ràng buộc hay không. Do đó ta không xét trường hợp này ở đây.
Trước tiên, tìm ra nghiệm riêng bất kì của phương trình Diophantine. Sau đó, ta sẽ tìm hai giá trị từ theo công thức nghiệm tổng quát sao cho:
Đặt tập hợp .
Hoàn toàn tương tự, ta có thể tìm ra hai giá trị từ theo công thức nghiệm tổng quát sao cho:
Kế đến, tìm giá trị tương ứng với và vừa tìm ra theo công thức nghiệm . Ta gọi hai giá trị tương ứng trong các nghiệm này là và . Gọi tập hợp .
Số lượng nghiệm của phương trình thỏa mãn và khi đó sẽ là số lượng phần tử của tập giao giữa hai tập hợp và :
Cài đặt
Cài đặt dưới đây sẽ đếm số nghiệm của phương trình Diophantine thỏa mãn:
Lưu ý rằng, trước hết ta sẽ biến đổi phương trình về dạng là hai số nguyên tố cùng nhau để đơn giản hóa. Điều này được thực hiện bằng cách chia cả và cho ước chung lớn nhất của nó, bởi vì ta đều biết:
Sau khi đã chia và cho thì công thức tổng quát của nghiệm sẽ chỉ còn là:
Cài đặt cũng sẽ sử dụng lại hàm tìm nghiệm riêng của phương trình find_one_solution()
.
// Sử dụng công thức tổng quát để tìm ra nghiệm mới từ nghiệm riêng.
void shift_solution(int &x, int &y, int a, int b, int k)
{
x += k * b;
y -= k * a;
}
int all_solutions_in_range(int a, int b, int c,
int xmin, int xmax, int ymin, int ymax)
{
int x, y, g;
// Nếu không có nghiệm riêng thì cũng không có nghiệm trong đoạn ràng buộc.
if (!find_one_solution(a, b, c, x, y, g))
return 0;
// Đưa a và b thành hai số nguyên tố cùng nhau.
a /= g;
b /= g;
// Lưu dấu của a và b vào hai biến sign_a và sign_b.
int sign_a = a > 0 ? 1 : -1;
int sign_b = b > 0 ? 1 : -1;
// Tìm nghiệm lx1 nhỏ nhất thỏa mãn xmin <= lx1 <= xmax.
shift_solution(x, y, a, b, (xmin - x) / b);
if (x < xmin)
shift_solution(x, y, a, b, sign_b);
if (x > xmax)
return 0;
int lx1 = x;
// Tìm nghiệm rx1 lớn nhất thỏa mãn xmin <= rx1 <= xmax.
shift_solution(x, y, a, b, (xmax - x) / b);
if (x > xmax)
shift_solution(x, y, a, b, -sign_b);
int rx1 = x;
// Tìm nghiệm y nhỏ nhất thuộc đoạn [ymin, ymax].
// Sau đó tìm nghiệm lx2 tương ứng với nó.
shift_solution(x, y, a, b, -(miny - y) / a);
if (y < ymin)
shift_solution(x, y, a, b, -sign_a);
if (y > ymax)
return 0;
int lx2 = x;
// Tìm nghiệm y lớn nhất thuộc đoạn [ymin, ymax].
// Sau đó tìm nghiệm rx2 tương ứng với nó.
shift_solution(x, y, a, b, -(ymax - y) / a);
if (y > ymax)
shift_solution(x, y, a, b, sign_a);
int rx2 = x;
// Tìm đoạn [lx, rx] là giao của hai đoạn [lx1, rx1] và [lx2, rx2].
if (lx2 > rx2)
swap(lx2, rx2);
int lx = max(lx1, lx2);
int rx = min(rx1, rx2);
// Kết luận số nghiệm của phương trình là độ dài đoạn [lx, rx].
if (lx > rx)
return 0;
return (rx - lx) / abs(b) + 1;
}
Một khi đã tìm ra đoạn nghiệm cua giá trị thì ta cũng dễ dàng tìm được cụ thể các nghiệm đó theo công thức:
3. Tìm nghiệm sao cho đạt giá trị nhỏ nhất
Đôi khi, người ra đề có thể làm khó chúng ta bằng cách yêu cầu tìm nghiệm thỏa mãn đạt giá trị nhỏ nhất và . Khi đó, ta sẽ thực hiện giống như ý tưởng tìm nghiệm thuộc một đoạn ràng buộc: Điều chỉnh nghiệm từ nghiệm riêng để thu được các nghiệm thỏa mãn điều kiện mong muốn.
Theo công thức nghiệm tổng quát của phương trình, ta biết rằng:
Khi đó, sẽ trở thành:
Do đó, nếu muốn đạt giá trị nhỏ nhất, thì ta cần xử lý ba trường hợp:
- Nếu cần tìm giá trị nhỏ nhất sao cho vẫn thuộc đoạn ràng buộc.
- Nếu cần tìm giá trị lớn nhất sao cho vẫn thuộc đoạn ràng buộc.
- Nếu thì mọi cặp nghiệm của phương trình đều có tổng bằng nhau.
Cài đặt cụ thể xin dành lại cho bạn đọc. Các bạn có thể tham khảo một số bài tập vận dụng phương trình Diophantine ở dưới đây:
- Spoj - Crucial Equation.
- SGU 106.
- Codeforces - Ebony and Ivory.
- Codechef - Get AC in one go.
- LightOj - Solutions to an equation.
IV. Tài liệu tham khảo
- https://cp-algorithms.com/algebra/linear-diophantine-equation.html
- Competitive Programming 3 - Steven Halim & Felix Halim.
- https://mathworld.wolfram.com/DiophantineEquation.html
All rights reserved