+27

PHP Unit Test 401: Tạo báo cáo Coverage Reports và chỉ số CRAP

Một câu hỏi rất hay gặp đó là: "Chúng ta cần test bao nhiêu là đủ?". Và câu trả lời thường gặp: "Cho đến khi bạn cover được 100% code.". Trong bài này, tôi sẽ giải thích code coverage là gì và tại sao con số 100% đôi khi không phải cái đích của unit test.

Coverage Report

Thử tưởng tượng, project bạn có một lượng lớn code, cũng như vài trăm unit tests. Bạn tự tin rằng phần lớn code của bạn đã được test cẩn thận, nhưng bạn cần phải làm điều gì đó để chắc chắn điều này. Bạn có thể đi qua từng unit test và tự xác nhận rằng mọi trường hợp của code của bạn đã được bao hàm trong unit test, nhưng nghe có vẻ thật nhàm chán và tốn thời gian? Programmers thường rất thích "lười" và may mắn thay một công cụ vô cùng hữu ích đã tích hợp trong PHPUnit cho phép chúng ta tiếp tục "lười". Công cụ Coverage Report có chức năng generate các file HTML tĩnh giúp bạn có thể xem thống kê về việc testing code của bạn một cách dễ dàng, bao gồm các thống kê bao nhiêu % code được test và độ phức tạp của đoạn code. Nó thậm chí còn cho bạn biết liệu unit test của bạn có bỏ qua trường hợp nào không, ví dụ điều kiện if chưa được test hết các nhánh chẳng hạn.

Tạo coverage report

Đối với phiên bản PHPUnit gần đây, bạn cần update file phpunit.xml, thêm thẻ filter:

<?xml version="1.0" encoding="UTF-8"?>
<phpunit colors="true">
    <testsuites>
        <testsuite name="Application Test Suite">
            <directory>./tests/</directory>
        </testsuite>
    </testsuites>
    <filter>
        <whitelist processUncoveredFilesFromWhitelist="true">
            <directory suffix=".php">./src</directory>
        </whitelist>
    </filter>
</phpunit>

Sau đó chạy lệnh phpunit với tham số --coverage-html <thư-mục-output-file-html> để generate report:

./vendor/bin/phpunit --coverage-html coverage

Bạn sẽ thấy 1 folder mới coverage được tạo và chứa các file html. Mở file index.html xem thử:

Chúng ta có 2 kết quả tương ứng với 2 file được test. Mặc dù, chúng ta đang có 3 file test, nhưng StupidTest.php không liên quan đến bất cứ file mã nguồn nào nên nó không được thêm vào kết quả report.

Coverage cho URL.php

Click vào link URL.php trên trang kết quả và bạn sẽ thấy:

Để ý tới Legend ở cuối trang, nó chú thích những dòng code được bôi mà xanh là đã được thực thi khi chạy test, màu đỏ biểu thị code chưa được thực thi (ví dụ đoạn code trong nhánh else chưa được test,...) và mà vàng biểu thị dead code (là những đoạn code thừa, có thể được thực thi nhưng không gây ảnh hưởng gì đến kết quả của hàm/phương thức, ngoài ra, như bạn thấy PHPUnit xem dấu } kết thúc function cũng là dead code, điều này là do cơ chế của Xdebug, tham khảo thêm => https://github.com/sebastianbergmann/php-code-coverage/issues/305).

Nếu bạn hover chuột qua từng dòng code, một popup sẽ hiện ra thông tin test unit nào đã cover dòng code đó:

Coverage cho User.php

Back lại trang trước và click vào link User.php:

Omg!! Đã xuất hiện một dòng màu đỏ. Cụ thể, ở dòng điều kiện if, chưa có test case nào làm thỏa mãn điều kiện strlen($password) < self::MIN_PASS_LENGTH trong ::setPassword(), do đó, dòng code return false trong block if chưa bao giờ được thực thi.

Chúng ta sẽ thêm 1 test case nữa vào ./phpunit-tut/tests/URLTest.php. Chúng ta đang mong muốn thực thi code trong block if, do đó ta sẽ truyền vào password có độ dài 3 và assert kết quả trả về là false:

public function testSetPasswordReturnsFalseWhenPasswordLengthIsTooShort()
{
    $details = [];

    $user = new User($details);

    $password = 'fub';

    $result = $user->setPassword($password);

    $this->assertFalse($result);
}

Chạy lại phpunit để generate coverage và reload trang và bạn sẽ thấy dòng màu đỏ lúc đầu giờ đã chuyển sang màu xanh.

CRAP

Nếu bạn nhìn vào bảng report, bạn sẽ thấy 1 column tên là CRAP, nó là từ viết tắt của Change Risk Analysis and Predictions hay Change Risk Anti-Patterns, nghe có vẻ khó hiểu, nhưng tôi thích cách hiểu nôm na là: độ khó để bạn đọc lại đoạn 1 code trong tương lai và hiểu được nó đã và đang làm cái quái quỷ gì ở đó.

Một bài chi tiết về CRAP index bạn có thể tham khảo tại đây.

Tôi sẽ không trách bạn tại sao đóng cái link đó nhanh như vậy, nó khá khô cứng và nhạt nhẽo nếu bạn không thực sự quan tâm đến chỉ số CRAP...

Một cách đơn giản, chỉ số CRAP của method càng cao thì nó càng khó để hiểu hơn.

Nếu method của bạn rất đơn giản, chẳng hạn 1 method getter thông thường, thì CRAP sẽ gần bằng 1 (giá trị nhỏ nhất của CRAP). Nếu code trở nên phức tạp hơn, ví dụ thêm vài đoạn if vào, thì CRAP sẽ bắt đầu tăng lên. Với foreach và các đoạn code lồng nhau, CRAP sẽ tăng lên đáng kể.

Khi bạn viết unit test để xác định các trường hợp thực thi khác nhau của 1 method, chỉ số CRAP sẽ bắt đầu giảm xuống. Một khi method đã được test cover hoàn toàn các trường hợp thì CRAP sẽ nhỏ hơn rất nhiều so với khi chưa có test case nào.

Cho đến bây giờ, các đoạn code mẫu của chúng ta là khá đơn giản. Không có quá nhiều trường hợp thực thi xảy ra, giữ cho chỉ số CRAP hiện tại khá thấp. Đây là cách mà tôi mong muốn: chia nhỏ method để thực hiện các task cụ thể. Nó không chỉ giúp code dễ đọc hơn mà còn cho phép refactoring code trong khi vẫn giữ nguyên unit test.

100% code coverage

Có cần thiết phải đạt được 100% code coverage? Nhiều lập trình viên tán thành với ý kiến viết unit test cho đến khi bạn đạt được 100% coverage. Tuy nhiên, đối với tác giả điều đó là không cần thiết, theo tác giả: nếu 1 method có CRAP < 5 thì nó không phải là phức tạp và không cần thiết để viết test.

Còn theo mình, viết test cho 1 method còn để đảm bảo method đó không bị thay đổi input / output, do đó hãy cố gắng đạt được con số 100%.


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí