+1

Overloading operator Kotlin (Nạp chồng toán tử)

Nội dung

  • Giới thiệu
  • Toán tử một ngôi
  • Toán tử 2 ngôi
  • Infix notation(trung tố)

Giới thiệu

Kotlin cho phép người dùng có thể tự định nghĩa cách implement của các toán tử với mỗi loại dữ liệu. Các toán tử có các ký hiệu cố định ( *, +, ...) và thứ tự ưu tiên cố định. Để implement một toán tử, chúng ta sẽ phải định nghĩa các function (member function hoặc extension function) với tên function cố định, tương ứng với toán tử mà chúng ta sẽ implement. Để overload các operator, ta sử dụng từ khóa operator.

Toán tử một ngôi

1. Toán tử một ngôi tiền tố

Biểu thức function tương ứng
+a a.unaryPlus()
-a a.unaryMinus()
!a a.not()

Nhìn vào bảng, ta sẽ thấy các hàm tương ứng với các toán tử và cách compiler xử lý khi ta sử dụng các toán tử đó. VD: +a, nó sẽ hoạt động theo các bước sau:

  • Xác định kiểu dữ liệu của a, giả sử là T
  • Tìm kiếm function unaryPlus() với từ khóa operator và không có tham số đối với kiểu T. Function đó có thể là member function hoặc extension function.
  • Nếu không có function đó, quá trình compile sẽ bị lỗi
  • Nếu function đó có mặt và kiểu trả về của nó là R, biểu thức +a sẽ trả về kiểu dữ liệu R

Lưu ý: các toán tử này được tối ưu cho các kiểu dữ liệu cơ bản...

VD: overload toán tử -

 data class Point(val x: Int, val y: Int)

 operator fun Point.unaryMinus() = Point(-x, -y)

 val point = Point(10, 20)
 println(-point)  // prints "(-10, -20)"

Sau khi định nghĩa lại toán tử -, Đối tượng Point từ bây giờ sẽ dùng được với toán từ -(compile thành công) và khi sử dụng toán tử -, compiler sẽ tìm đến extension function unaryMinus() của đối tượng Point, function này trả về kiểu Point với giá trị của x,y được đổi dấu.

2. Toán tử một ngôi hậu tố/ tiền tố ++, -- :

Biểu thức function tương ứng
a++ a.inc()
a-- a.dec()

Function inc() và dec() bắt buộc phải trả về một giá trị. Giá trị đó sẽ được gán cho biến mà gọi toán tử ++, --.

Khi xử lý các toán tử một ngôi hậu tố, compiler sẽ xử lý như sau. VD đối với a++:

  • Xác định kiểu dữ liệu của a, giả sử là T
  • Tìm kiếm function inc() với từ khóa operator, không có tham số và kiểu trả về của function này phải là kiểu T hoặc kế thừa từ T

Kết quả của việc tính toán trong biểu thức này là:

  • Lưu trữ giá trị khởi tạo của a vào một biến tạm a0
  • Gán kết quả của a.inc() cho a
  • Trả về giá trị a0 như là kết quả của biểu thức. Giải thích một chút: toán tử hậu tố hoạt động là trả về giá trị của a, sau đó mới tăng hoặc giảm a (chưa tăng/giảm).

Với toán tử dạng tiền tố ++a, --a, giải pháp là tương tự. Tuy nhiên, kết quả là:

  • Gán kết quả của a.inc() cho a
  • Trả về giá trị mới của a là kết quả của biểu thức Toán tử tiền tố hoạt động là tăng hoặc giảm giá trị của a trước, sau đó mới trả về giá trị của a (đã tăng/giảm)

Toán tử 2 ngôi

1. Toán tử số học

Biểu thức function tương ứng
a + b a.plus(b)
a - b a.minus(b)
a * b a.times(b)
a / b a.div(b)
a % b a.rem(b), a.mod(b) (deprecated)
a..b a.rangeTo(b)

Tương tự như toán tử một ngôi, compiler cũng sẽ tìm các hàm tương ứng. Lưu ý: rem sẽ được hỗ trợ từ Kotlin 1.1, Kotlin 1.0 sử dụng mod, mod sẽ bị deprecated từ Kotlin 1.1 VD: đối tượng hoá đơn (Bill) với 2 thuộc tính số lượng(quantity) và giá(cost). Nếu cộng 2 hóa đơn lại, ta có một hóa đơn mới với số lượng và giá bằng tổng 2 hóa đơn kia cộng lại.

data class Bill(var quantity: Int, var cost: Int) {
      operator fun plus(bill: Bill): Bill {
          return Bill(this.quantity + bill.quantity, this.cost + bill.cost)
      }
  }

  var a: Bill = Bill(2, 10)
  var b: Bill = Bill(1, 5)
  print(a + b) // Bill(quantity=3, cost=15)

2. Toán tử in

Biểu thức function tương ứng
a in b b.contains(a)
a !in b !b.contains(a)

Với toán tử in và !in, việc xử lý là tương tự nhưng thứ tự của tham số được đảo lại

VD: ta implement function contains với đối tượng hóa đơn, từ đó ta có thể kiểm tra trong đơn hàng (Order) có hóa đơn (Bill) đó không:

data class Order(var bills: Array<Bill>) {
    operator fun contains(bill: Bill): Boolean {
      return bill in bills
    }
  }

  var a: Bill = Bill(2, 10)
  var b: Bill = Bill(1, 5)

  var c: Order = Order(arrayOf(a, b))
  var d: Bill = Bill(2, 10)
  print(d in c) // true

3. Toán tử truy cập đến chỉ số

Biểu thức function tương ứng
a[i] a.get(i)
a[i, j] a.get(i, j)
a[i_1, ..., i_n] a.get(i_1, ..., i_n)
a[i] = b a.set(i, b)
a[i, j] = b a.set(i, j, b)
a[i_1, ..., i_n] = b a.set(i_1, ..., i_n, b)

Dấu ngoặc vuông [] sẽ gọi đến các hàm get, set tùy theo số lượng đối truyền vào VD: đối tượng đơn hàng Order gồm nhiều các hóa đơn, ta overload lại hàm get. Từ đó, ta có thể sử dụng toán tử [] để truy cập đến từng hóa đơn của đơn hàng

data class Order(var bills: Array<Bill>) {
      operator fun get(i: Int): Bill {
          return bills[i]
      }
  }

  var a: Bill = Bill(2, 10)
  var b: Bill = Bill(1, 5)

  var c: Order = Order(arrayOf(a, b))
  print(c[0]) // Bill(quantity=2, cost=10)

4.Toán tử gọi

Biểu thức function tương ứng
a() a.invoke()
a(i) a.invoke(i)
a(i, j) a.invoke(i, j)
a(i_1, ..., i_n) a.invoke(i_1, ..., i_n)

Dấu ngoặc tròn () sẽ gọi đến các hàm invoke tùy theo số lượng đối truyền vào

VD: overload function invoke() để tính tổng tiền của hóa đơn:

  operator fun invoke(): Int {
    return quantity * cost
  }

  var a: Bill = (2, 10)
  print(a()) // 20
  print(a.invoke()) //20

5.Toán tử tăng và gán

Biểu thức function tương ứng
a += b a.plusAssign(b)
a -= b a.minusAssign(b)
a *= b a.timesAssign(b)
a /= b a.divAssign(b)
a %= b a.modAssign(b)

Với loại toán tử này, VD: a += b, compiler sẽ xử lý như sau:

  • Nếu có function ở cột bên phải:

    • Nếu các function tương ứng với các toán tử 2 ngôi VD (plus() đối với plusAssign()), compiler sẽ báo lỗi
    • Nếu kiểu trả về của function không phải là Unit, compiler sẽ báo lỗi
    • Sử dụng function a.plusAssign(b)
  • Ngược lại, nếu không có function, sẽ sử dụng code được xử lý bởi function a = a + b (yêu cầu kiểm tra kiểu: kiểu của a + b phải là kiểu của a hoặc kế thừa từ kiểu của a)

Lưu ý: gán không phải là một biểu thức trong Kotlin VD: vẫn với đối tượng Bill ở trên, ta định nghĩa thêm một function plusAssign(). Khi đó, nếu ta vẫn định nghĩa function plus() để overload toán tử +, compiler sẽ báo lỗi. Để sử dụng plusAssign(), ta phải bỏ function plus()

operator fun plusAssign(bill: Bill) {
    this.quantity += bill.quantity
    this.cost += bill.cost
}

var a: Bill = Bill(2, 10)
var b: Bill = Bill(1, 5)
a += b
print(a) // Bill(quantity=3, cost=15)

6.Toán tử == và !=

Biểu thức function tương ứng
a == b a?.equals(b) ?: (b === null)
a != b !(a?.equals(b) ?: (b === null))

Lưu ý: === và !== (xem thêm toán tử so sánh) không thể overload được.

7.Toán tử so sánh

Biểu thức function tương ứng
a > b a.compareTo(b) > 0
a < b a.compareTo(b) < 0
a >= b a.compareTo(b) >= 0
a <= b a.compareTo(b) <= 0

Tất cả toán tử so sánh sẽ gọi hàm compareTo và yêu cầu trả về kiểu Int

operator fun compareTo(bill: Bill): Int {
 return (this.quantity * this.cost) - (bill.quantity * bill.cost)
}

var a: Bill = Bill(2, 10)
var b: Bill = Bill(1, 5)
print(a < b) // false

infix notation (trung tố)

Chúng ta có thể coi các infix function là các toán tử

class Fly(var currentPlace: String) {
 infix fun flyTo(nextPlace: String) {
     println("The plane fly from $currentPlace to $nextPlace")
 }
}
val plane1 = Fly("Japan")
plane1 flyTo "Japan" //print: The plane fly from Ha Noi to Japan
plane1.flyTo("Japan") //print: The plane fly from Ha Noi to Japan

Nhờ sử dụng ký hiệu infix cho function flyTo(), ta có thể sự dụng tên function như trung tố liên kết giữa instance class và param truyền vào. Function có thể sử dụng infix notation (trung tố) khi

  • Function là member của một class hoặc là extension của class
  • Function chỉ có một param duy nhất
  • Function được mark bằng infix ở đầu function

Kết luận :

Việc sử dụng operator overloading của Kotlin sẽ giúp chúng ta đơn giản code và làm chúng dễ đọc hơn bằng cách sử dụng các symbols chuẩn, chúng ta có thể sử dụng chúng dễ dàng ở bất kỳ class nào. Bài viết đến đây là hết cảm ơn các bạn, chúc các bạn học tập thật tốt !!!

Tham khảo :


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí