Những thách thức quản lý trong thế kỷ 21
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 3 năm
Ngày nay, kế toán quản trị, kế toán chỉ nhằm vào nhu cầu và mục đích quản trị, đã xuất hiện. Để dẫn dắt các cá thể kinh doanh trong thế kỷ 21, kế toán quản trị bao gồm việc thiết kế và thực hiện các mô hình kinh doanh cạnh tranh, cung cấp giá trị và lợi nhuận tăng trưởng thông qua một nhóm cam kết của các cá nhân và thỏa mãn nhu cầu của tất cả các bên liên quan. Tuy nhiên, môi trường ngày nay gây nhiều khó khăn đặc biệt đối với việc quản lý.
Dưới đây là những giới thiệu để mọi người có thể hình dung 7 thách thức lớn đối với kế toán quản trị trong môi trường hiện tại.
1. Toàn cầu hóa
Khái niệm toàn cầu hóa đã trở nên quen thuộc với nhiều quốc gia và là xu thế tất yếu từ sau chiến tranh thế giới thứ 2. Nó mang lại nhiều hệ quả cho các doanh nghiệp, đặc biệt là những công ty đa quốc gia.
Toàn cầu hóa đã tạo ra cơ hội và thị trường mới nhưng cũng thúc đẩy sự cạnh tranh khốc liệt bằng cách tận dụng chi phí sản xuất thấp hơn. Sự toàn cầu hóa của chuỗi giá trị (value chain) của một công ty với nghiên cứu ở Đức, thiết kế ở Trung Quốc, sản xuất tại Việt Nam, lắp ráp cuối cùng và bán hàng tại Mỹ ẩn tàng những rủi ro hoạt động mới. Khủng hoảng tài chính dễ dàng lan rộng từ quốc gia này sang quốc gia khác và bất ổn chính trị khu vực có thể dẫn đến hậu quả trên toàn thế giới cho các công ty.
2. Sự thay đổi đột phá
"Phá rồi lại lập" sự hủy diệt sẽ mang lại những thay đổi to lớn.
Quá trình hủy diệt sự sáng tạo, như Schumpeter đã mô tả về chủ nghĩa tư bản, đã đạt đến một giai đoạn của sự thay đổi đột phá liên tục theo chuỗi giá trị. Mô hình kinh doanh trở nên lỗi thời trong vòng vài năm, chứ không kéo dài vài thập kỷ nữa. Công việc kinh doanh thiết bị điện thoại di động của Nokia có thể coi là một trường hợp nghiên cứu điển hình của việc làm thế nào để rơi từ vị trí thống trị thị trường đến hoàn cảnh tuyệt chủng như một công ty độc lập trong vòng một vài năm. Internet đóng vai trò cách mạng hóa bán lẻ và cách các công ty tương tác với khách hàng của họ. Các quyết định đầu tư quan trọng hơn nhưng rủi ro hơn bao giờ hết. Sự nhanh nhẹn trong thời kỳ bất ổn và nhiều thay đổi trở thành một yếu tố thành công quan trọng.
3. Nhu cầu cấp bách của các bên liên quan
Các bên liên quan của một doanh nghiệp bao gồm tất cả các thành phần liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến doanh nghiệp đó, ví dụ như nhà đầu tư, nhà báo, nhân viên, cổ đông, vân vân và vân vân.
Nhu cầu cấp bách của các bên liên quan đã đạt đến những chiều hướng tầm cao mới. Ngoài việc cung cấp sự tăng trưởng và lợi nhuận cho các cổ đông, các công ty được chờ đợi sẽ cung cấp mô hình kinh doanh bền vững với một tác động dây chuyền tam giác đáy (triplebottom) tích cực (kinh tế, xã hội và sinh thái). Các tác động xã hội và sinh thái nằm dưới sự xem xét kĩ lưỡng từ các nhóm vận động hành lang và các tổ chức phi chính phủ quốc tế. Báo chí điều tra nghiêm túc đánh giá tất cả các công đoạn của chuỗi giá trị quốc tế của các công ty và tổ chức quản lý công khai trách nhiệm về những sai phạm lệch khỏi sự mong đợi của các tiêu chuẩn đạo đức cao.
4. Yêu cầu về Quản trị doanh nghiệp
Làm thế nào để thiết lập tính kỷ luật cho doanh nghiệp, để nhân viên không phạm phải sai lầm, không tham nhũng, xây dựng hệ thống đánh giá và phản hồi ý kiến của doanh nghiệp như thế nào? Đó là một trong những câu hỏi được đặt ra khi người ta nhắc đến quản trị doanh nghiệp.
Quản trị doanh nghiệp đã trở thành nặng nề hơn. Các trường hợp gian lận kế toán như Enron, Worldcom hoặc Ahold đã nâng cao nhận thức cho các cấp hành vi sai trái và quy định. Đạo luật Sarbanes-Oxley chỉ là một trong rất nhiều các yêu cầu pháp lý hoặc bán pháp lý quốc tế. Báo cáo phát triển bền vững của các tập đoàn lớn trên thế giới truyền đạt một trình độ minh bạch chưa từng có với một loạt các KPIs (Key Performance Indicators – Các chỉ số hiệu suất quan trọng) và các tuyên bố cấp tiến. Các giám đốc tuân thủ và quản lý rủi ro đã đặt các câu hỏi mới và nhận được sự chú ý từ tầng lớp quản lý cấp cao. Hội đồng quản trị vì thế đang được chuyển đổi thành cơ quan tư vấn và giám sát hiệu quả.
5. Khách hàng hay thay đổi
"Khách hàng là thượng đế". Ngày nay các thượng đế ngày càng khó tính vì họ có thể truy cập vào những thông tin của cùng một mặt hàng và có sự so sánh trước khi đưa ra quyết định mua.
Khách hàng hay thay đổi và không trung thành đối với nhãn hiệu không phải là một hiện tượng mới, nhưng đã đạt đến một cấp độ mới ngày càng nhận thấy rõ trên mạng Internet và truyền thông xã hội: quyết định mua hàng bị ảnh hưởng bởi nhận thức về ảnh hưởng của hành vi đạo đức (đối với tiêu dùng cá nhân hoặc các giao dịch doanh nghiệp với doanh nghiệp), giá và chất lượng được niêm yết minh bạch dẫn đến áp lực giá cả và các email trực tiếp báo sự thay đổi về giá thay thế kinh nghiệm bán lẻ cổ điển. Doanh thu sau khi bán hàng từ các dịch vụ và phụ tùng đều bị áp lực cạnh tranh khi mà các khách hàng trở nên khó tính.
6. Các nhân viên đòi hỏi nhiều
"Tôi muốn được đào tạo" "Tôi muốn có môi trường làm việc tốt" Ngày nay, lương cao không còn là tiêu chí hàng đầu để giữ chân nhân viên nữa.
"Cuộc chiến" trong việc tuyển dụng và giữ chân nhân tài trong các nền kinh tế phát triển đã khốc liệt hơn. Một công việc để kiếm sống dường như là một khái niệm lỗi thời và do đó đầu tư vào nhân viên thông qua đào tạo trở thành vấn đề. Thêm vào đó thế hệ Y mới đã phát triển các đạo đức làm việc khác nhau và tìm kiếm nhiều thời gian rảnh rỗi và tự hoàn thiện hơn. Các trò chơi máy tính hấp dẫn thu hút nhân viên, đòi hỏi một hệ thống lãnh đạo và phản hồi mới giống như trong game để động viên họ.
7. Sự quá tải về dữ liệu
Trong hiện thực ngày nay, tất cả mọi thứ được đo lường nhưng không được quản lý. Đầu tiên là các số liệu kế toán tài chính, dữ liệu kinh tế phi tài chính và dữ liệu hỗn hợp bao gồm đánh giá của tất cả các lĩnh vực của công ty và các đối thủ cạnh tranh. Công nghệ mới, như công nghệ của Amazon được áp dụng ở một số nước, cho phép có thể gắn thẻ nhân viên và đếm số lượng bước đi của họ, tính số nhấp chuột trên mạng và nhận được thông tin phản hồi thời gian thực trên hiệu suất nhân viên. Sự thừa thãi các dữ liệu kinh doanh phải được phân tích để tạo thành kinh doanh một cách thông minh. Trong khi đó, báo cáo phát triển bền vững theo nguyên tắc GRI đòi hỏi hàng trăm KPIs để được theo dõi, các quản lý phải tập trung vào một vài con số trong số đó.
Dịch và tham khảo từ nguồn: Schönbohm, Avo (2014): Management Accounting in the 21st Century
All rights reserved