+3

Những mục tiêu theo từng giai đoạn của một tester (Từ Beginer đến Professional )

Hiện tại, bạn đang là một tester?
Bạn đang có những trải nghiệm thú vị khi mới bước vào nghề?
Hoặc bạn đã gắn bó với nó đủ lâu và đang cảm nhận thấy sự nhàm chán, muốn thay đổi, tìm định hướng tiếp theo?

Bạn đang có muôn vàn câu hỏi đặt ra quanh nghề nghiệp của mình, như là:
Mức lương cao nhất có thể nhận được khi là một tester?
Mất bao nhiêu năm để trở thành một QA Manager hoặc Test Manager?
Có thể đạt đến vị trí cao hơn trong công ty không?
Nên tiếp tục với công việc test hay nên chuyển sang một công việc khác để có được những thành công lớn hơn?
Nhiều năm sau nữa bạn sẽ làm gì?

Vậy hãy cùng "review" theo những giai đoạn dưới đây để có thể rút kinh nghiệm, nỗ lực phấn đấu đạt mục tiêu hay tiếp tục phát huy những điểm mạnh cá nhân. Và tìm câu trả lời cho mình nhé.

Kinh nghiệm và mục tiêu nghề nghiệp

Testing-Professionals-1.jpg

Hành trình Giai đoạn Vai trò & Trách nhiệm Mục tiêu
#1 0-2 years - Nắm được test process
- Thành thạo trong việc create test case/ execute test
- Tham gia vào dự án và đưa ra những ý kiến đóng góp cho dự án
- Làm tốt vai trò của một tester
- Nâng cao kỹ năng team work
- Nâng cao kỹ năng giao tiếp
#2 2-5 years - Học và thi các chứng chỉ liên quan
- Phân tích và thực hiện test automation framework
- Thử sức với vai trò test lead
- Đi theo hướng của tester chuyên nghiệp
- Automation test
- Test lead
#3 5-8 years - Lead teams
- Tiến hành các buổi review meeting
- Tham gia vào quản lý dự án và thực hiện các hoạt động quản lý
- Nâng cao QA process
- Trở thành chuyên gia trong nhiều vấn đề, công nghệ,...
- Được ghi nhận trong dự án
#4 8-10 years - Không ngừng nâng cao test process
- Tương tác với khách hàng
- Bàn giao những sản phẩm chất lượng
- Cải tiến quy trình, hỗ trợ mục tiêu của dự án
- Test Manager or Senior Leader
#5 10+ years - Chuẩn bị những kế hoạch quản lý test
- Review và thực thi công việc hiệu quả nhất
- Không ngừng nâng cao
- Lớn mạnh không chỉ trong công ty mà còn trong mọi nơi

Làm sao để đạt được những mục tiêu này?

Giai đoạn #1: (0-2 years)

  1. Bắt đầu công việc testing với niềm đam mê và học hỏi:
    Dù lý do để bạn đến với công việc này là gì, thì với 2 năm đầu tiên, hãy tự tìm hiểu vai trò, trách nhiệm, và môi trường làm việc.</br>Hiểu biết về project life cycle, testing life cycle, software requirements, business use cases, testing process, bugs, reporting, etc.

  2. Cải thiện kỹ năng giao tiếp: Học cách giao tiếp, diễn đạt ý một cách trôi chảy, dễ hiểu nhất.

  3. Phát triển kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp và làm việc nhóm hiệu quả. Và đừng quên làm việc nghiêm túc và chăm chỉ.

Giai đoạn #2: (2-5 years)

Giai đoạn này là rất quan trọng trong con đường phát triển sự nghiệp của một tester

  1. Điều chỉnh “thái độ”: Không nên mang cái tôi quá lớn khi mà bạn là member của một team. Suy nghĩ tích cực và tương tác với mọi người trong team để đạt được mục tiêu chung của dự án.

  2. Chia sẻ kinh nghiệm: Điều này sẽ thúc đẩy chúng ta học hỏi những điều mới. Vì cũng có rất nhiều người có quan niệm “ giấu nghề”. Nhưng hãy nhìn nhận lại, rằng không ai có thể lấy đi kiến thức và kinh nghiệm của bạn bằng bất cứ cách nào được. Ngược lại, khi chia sẻ, bạn sẽ có động lực, có thêm sự quan tâm để tìm hiểu về công nghệ mới. Đồng thời, việc chia sẻ cũng giúp nâng cao sự gắn kết giữa các thành viên.

  3. Đừng bỏ qua “automation framework”: chúng ta không nên bỏ qua automation test, nếu không có cơ hội làm việc thực tế với automation test, hãy tìm hiểu các tool khác nhau có sẵn trên internet.

  4. Tham gia vào các nhóm như là một thành viên nòng cốt: với kinh nghiệm về automation test và manual test, hãy suy nghĩ đến việc thử sức mình với vai trò leader.

Giai đoạn #3: (5-8 years)

  1. Đánh giá những thành quả đã đạt được: Bạn đã tham gia vào bao nhiêu dự án? Bạn đã từng làm việc với bao nhiêu người có kinh nghiệm? Những nền tảng và công nghệ bạn đã từng trải nghiệm qua?
    Nếu câu trả lời cho các câu hỏi trên chỉ là 1. Thì điều đó có nghĩa đã đến lúc cần thay đổi.

  2. Xác định vị trí hiện tại: Xem xét những cơ hội có thể có trong 2,3 năm tới tại công ty.
    Nếu câu trả lời là không, hãy bắt đầu lên kế hoạch cho con đường sắp tới.

  3. Làm quen với vai trò đảm bảo chất lượng (Quality Assurance) và quy trình quản lý dự án:
    Thực hiện các cuộc họp tổng kết hàng tuần/ tháng về số liệu chất lượng, số lượng test case, số lượng bug, nguồn gốc bug, issues ...
    Từ đó có thể đưa ra những quy trình về chất lượng, testing process và bug process tốt nhất.

Giai đoạn #4: (8-10 years)

Đây là một giai đoạn tốt để phát triển sự nghiệp.

Khi mà bạn đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm. Rất nhiều cơ hội trong nghề nghiệp đang chờ đón bạn (môi trường, vị trí, mức lương, …)

Giai đoạn #5: (10+ years)

Khi ở giai đoạn này, có thể bạn đã đạt được những thành công nhất định. Hãy nghĩ đến việc training các member và tạo ra những team làm việc “smart” nhất với kế hoạch và chiến lược rõ ràng. Và biết đâu bạn lại là người "truyền lửa" cho đồng nghiệp.

Kết luận

Bài viết đã phần nào giúp bạn đặt ra những mục tiêu cho từng năm trong con đường phát triển sự nghiệp. Có đạt được các mục tiêu trên hay không, hoàn toàn phụ thuộc vào thái độ cá nhân, sự tận tâm và tập trung nỗ lực của chính bạn. Và một yếu tố quan trọng không kém, đó chính là "tình yêu nghề".


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí