+2

Những câu lệnh hay dùng cho newbie trong Linux

Trong các bài trước tôi đã giới thiệu một vài câu lệnh về grep, select, rồi những kiến thức về cron, bash shell. Nhưng trước đó, có lẽ bất kì ai khi tiếp xúc với thế giới Linux đầy những câu lệnh mạnh mẽ thì chắc hẳn cũng phải có thời gian với những thứ đơn gỉan hơn, chúng dành cho newbie - cũng giống nhưng khi tôi bắt đầu học về windows thì tôi được học các câu lệnh dos đầu tiên vậy. Nên trong bài này, với mục đích dành riêng cho những bạn chưa hề có trải nghiệm Linux cũng như cách dùng câu lệnh bằng command line, tôi sẽ list ra những lệnh theo tôi có lẽ là cơ bản và hữu ích nhất cho người mới. Tuy là cơ bản nhưng chúng sẽ được dùng rất nhiều khi môi trường làm việc của bạn là Linux.

  1. cd

Mặc định với hệ thống Linux thì sẽ để bạn mặc định trong thư mục home của user đăng nhập. Ví dụ tài khoản của tôi là famgia thì khi khởi động command line tôi sẽ ở trong /home/framgia. Vậy việc chuyển đến các thư mục khác để làm việc là nhu cầu rất thiết thực. cd là lệnh bạn sẽ dùng (cd là viết tắt của change directory, trong Linux sử dụng từ directory chứ không dùng khái niệm folder như bên Windows) :

$ cd /directory_name/sub_dir_name
  • Bạn dùng tổ hợp phím tắt Ctrl + Alt + T để mở mới 1 tab command line (hay thườg gọi là Terminal)
  • Để đi lên thư mục ngay trên thư mục hiện hành thì dùng cd ..
  • Vậy làm sao để bạn biết mình đang ở đâu ? Hãy dùng lệnh pwd 😃, nó sẽ hiển thị thư mục hiện hành của bạn.
  1. ls

Vậy là bạn đã đến được nơi cần đến, nhưng ở đó bạn có gì? hoặc bạn biết có cái bạn cần được đặt ở đó nhưng muốn biết xem chính xác thì nó có thật ở đó không? và còn có những cái gì khác không để mà ko bị thao tác nhầm. ls sẽ rất hữu ích cho bạn khi cần xác nhận những gì có trong 1 thư mục.

$ ls -al
  • a là lựa chọn sẽ liệt kê ra tất cả, viết tắt của all
  • l là lựa chọn hiển thị ra dưới dạng một danh sách (long list) chứa các thông tin như quyền truy cập, kích thước, ngày sửa gần nhất, thuộc user nào, group nào ...

Nếu bạn chưa đọc hiểu được các thông số trả về thì chỉ cần dùng ls sẽ hiển thị ra một danh sách với các tên thư mục, file.

  1. cp

Bạn đã biết được trong tay có những gì ở thư mục bạn muốn chuyển đến. Giờ làm gì với chúng? Ok, cẩn tắc vô áy náy, đó là tạo ra bản backup trước khi bạn thao tác vì nó có thể làm thay đổi file của bạn mà có thể không thể roll back về lại được nữa. Nói đơn gỉan là hãy sao chép lại file đó ra một bản nữa để phòng trường hợp xấu :

$ cp /path/to/file_name1 /path/to/file_name2

Câu lệnh trên sẽ thực hiện sao chép file có tên file_name1 ra thêm 1 bản nữa và lấy tên mới là file_name2. File mới tạo ra sẽ ở ngay trong thư mục cùng file cũ.

  • Bạn hoàn toàn có thể đứng 1 nơi để sao chép file từ nơi khác về bằng cách chỉ định đường dẫn. Và cũng có thể làm điều ngược lại là chép 1 file sang một nơi khác.

Để thực hiện sao chép nhiều file cùng lúc bạn có thể dùng kí tự đặc biệt *, ví dụ bạn cần backup tất cả các file có đuôi .log

$ cp *.txt /path/to/target/directory
  1. mkdir

Bạn muốn lưu file backup trên ra một thư mục chỉ định của riêng bạn cho dễ quản lý, nhưng nó lại chưa có, nên bạn cần phải tạo ra nó trước khi back up file. Lệnh này viết tắt của make directory.

$ mkdir myBackup
  • Điều bạn cần chú là lệnh này chỉ tạo ra thư mục và bạn cần đặt tên cẩn thận vì nó sẽ phân biệt chữ hoa thường. Bạn đã tạo ra myBackup thì hoàn toàn tạo được thêm MyBackup hay mybackkup...
  • Nếu ko chỉ định đường dẫn thì mặc định thư mục mới sẽ được tạo trong thư mục hiện hành.

Lúc đó lệnh sao chép để backup file của bạn có thể như sau.

cp file_name1 myBackup/file_name2
  1. mv

Bên trên bạn đã có bản sao chép để backup và có thư mục chứa nó, nhưng giờ bạn muốn để nó ở một chỗ khác chứ không để trong thư mục home của user nữa. Bạn muốn đổi tên cho nó. Đó là khi bạn cần đến mv, lệnh này cho phép chuyển 1 thư mục (có thể trống hoặc có các thư mục con và files) hay một đến nhiều file.

$ mv /path/to/files/or/directory target/directory

Ví dụ bạn chuyển cả thư mục myBackup đã tạo ở trên đến thư mục Backup trong cùng thư mục cha, và đồng thời đổi tên thành myBackup20160925.

$ mv myBackup Backup/myBackup20160925
  • Bạn phải tạo Backup trước khi thực hiện lệnh trên thì mới chạy được, nếu không thì sẽ bị báo lỗi không tồn tại.
  1. rm

Sau khi đã làm xong việc với file và có kết quả như ý, bạn không cần đến file backup nữa nên muốn bỏ nó đi. Lúc này sẽ cần dùng đến câu lệnh rm, nó là viết tắt của remove :

$ rm Backup/myBackup20160925/file_name2

Để loại bỏ nhiều file có cùng cấu trúc tên file hoặc cùng đuôi mở rộng bạn lại có thể dùng đến kí tự * thần thánh :

$ rm your/dir/*.log
// xóa toàn bộ file có đuôi .log
$ rm /your/dir/*bak*.log
// file chỉ cần chứa _bak_ và là file log thì sẽ bị xóa

7) rmdir

Đã có loại bỏ file thì phải có loại bỏ thư mục, bạn chỉ cần để ý rằng hãy đảm bảo thư mục đó trống. Tức là không có thư mục con hay file bên trong nó. Nếu không thì sẽ bị báo lỗi.

```PHP

$ rmdir Backup/myBackup20160925

  1. touch

Nếu bạn không muốn dùng những file có sẵn hoặc muốn tạo ra các file riêng để test các lệnh trên. Hoặc muốn đơn giản các file trống, touch sẽ có ích :


$ touch test1.txt

  1. chmod

Trong Linux để thực hiện phân quyền nhằm hạn chế những truy cập đến file hay thư mục thì có lệnh chmod là viết tắt của Change Mode. Lệnh này làm việc với quyền được gọi là các bit. Những bit này sẽ là chỉ định cho những mức truy cập khác nhau, cụ thể :

  • 0 : không có quyền gì cả
  • 1 : chỉ có quyền chạy
  • 2 : chỉ có quyền ghi
  • 3 : có cả quyền chạy và ghi
  • 4 : chỉ có quyền đọc
  • 5 : có cả quyền đọc và chạy
  • 6 : có quyền đọc và ghi
  • 7 : tất cả các quyền

Những bit ở trên sẽ được thiết lập cho những group hay còn gọi là lớp cụ thể. File và thư mục có bốn lớp như sau :

  • 1 : lớp sở hữu
  • 2 : lớp thành viên của file group
  • 3 : lớp khác
  • 4 : lớp còn lại

Mặc định thì người sỡ hữu file hay thư mục sẽ có toàn quyền nên việc thay đổi quyền hạn thường sẽ là thiết lập cho 3 lớp còn lại. Ví dụ :


$ chmod 765 myDir

Tức là bạn sẽ cho phép những người trong nhóm có toàn quyền đối với thư mục của bạn, những người thuộc nhóm khác sẽ chỉ có đến quyền đọc và ghi mà ko có được đầy đủ như quyền của bạn. Riêng với số còn lại thì sẽ hạn chế để họ chỉ có quyền đọc và chạy. Đôi khi tùy vào hoàn cảnh, bạn có thể hạn chế tuyệt đối bằng cách dùng bit 0.


$ chmod 600 myDir


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí