+1

Những cá nhân ưu tú thì có một trái tim mạnh mẽ. Cách để có năng lực resilience (tinh thần thép) (Part 2 - End)

Tập luyện để có được năng lực resilience (tinh thần thép)

Theo một tựa sách của tác giả Hisose, thì để có được một tinh thần thép, thì quan trọng nhất là phải tạo được cho bản thân 3 thói quen như sau :

  1. Thói quen cắt đi chuỗi các negative trong một ngày
  2. Thói quen luyện tập cơ bắp tinh thần "resilience muscle" giúp tăng tốc phục hồi cảm xúc
  3. Thói quen đôi lúc dừng lại, và nhìn lại sự việc dù là trong một ngày cực kỳ bận rộn

Cụ thể sẽ là :

Thói quen cắt đi chuỗi các negative trong một ngày

Để có được một trái tim mạnh mẽ, một tinh thần thép, thì không được để các cảm xúc tiêu cực được mang sang ngày hôm sau. Lí do là chất lượng của việc thức giấc vào mỗi buổi sáng ảnh hưởng rất nhiều đến việc có hay không thể tung ra toàn lực cho ngày hôm đó hay không. Cho nên, giả sử phạm phải một sai lầm nào đó trong công việc đi nữa, thì trong ngay hôm đó reset luôn cảm xúc, đảm bảo tối về ngủ một giấc thật ngon thì sẽ tránh được việc bị down motivate vào sáng hôm sau, và có thể tiếp tục một ngày mới thật sống động và tràn đầy năng lượng.

Tuy nhiên, đôi lúc ta vẫn có thói quen suy nghĩ lung tung nhiều việc trước khi ngủ. Những lúc như thể, hãy thử sử dụng phương pháp Hít thở mindfulness (phương pháp hít thở sử dụng trong thiền). Bằng cách lặp đi lặp lại 3 step sau, thì ta có thể dần dần relax và đi vào giấc ngủ được

  1. Ngậm miệng lại, vừa đếm nhẩm tới 4 vừa hít vào bằng mũi
  2. Vừa đếm đến 7 vừa ngừng thở
  3. Sau đó, vừa đếm đến 8 và vừa thở ra bằng miệng

Bằng cách này, cảm xúc của chúng ta sẽ được bình an lại và có thể ngủ ngon được. Khi thực hiện so sánh thử 2 nhóm, một nhóm thực hiện phương pháp này và một nhóm không, thì kết quả là nhóm thực hiện phương pháp này đã có nhiều cải thiện rõ rệt các vấn đề ngủ không được, mộng du hay cảm giác uể oải ... Nếu bạn cũng đang trăn trở trong một thời gian dài, hay suy nghĩ nhiều dẫn đến không ngủ được thì hãy thử phương pháp này thử xem.

Thói quen luyện tập cơ bắp tinh thần "resilience muscle" giúp tăng tốc phục hồi cảm xúc

Rõ ràng là không ai trong chúng ta có thể tự tin nói là tôi sẽ không bao giờ bị down motivate (bị xuống tinh thần, không muốn làm gì cả). Nên ngay cả người có tinh thần thép đi nữa, thì cũng không phải là sẽ không bị down motivate, mà chỉ đơn thuần là họ có thể nhanh chóng phục hồi được từ trạng thái đó thôi. Nên trong công việc, nhất thiết cần phải rèn luyện cho bản thân có được một trái tim mạnh mẽ, để dù gặp bất kì khó khăn gì đi nữa thì cũng có thể nhanh chóng vượt qua được.

Để có thể phục hồi được từ trạng thái down motivate, ta cần trải qua các quá trình như sau. Trước tiên, ta cần phải chấp nhận cảm xúc khó khăn, đau khổ của bản thân. Sau đó, hãy nói chuyện với ai đó, hoặc đơn giản là viết ra giấy để sắp xếp ra các suy nghĩ của bản thân. Hoặc khóc cũng là một hành động có hiệu quả cho việc phục hồi. Thường thì khi khóc, một lượng endorphin-một chất có tác dụng gây hưng phấn sẽ được sản sinh ra bên trong não, nên chúng ta cảm thấy được thư giãn, cảm giác thoải mái hơn, nên dễ sắp xếp các suy nghĩ của bản thân hơn.

Thói quen đôi lúc dừng lại, và nhìn lại sự việc dù là trong một ngày cực kỳ bận rộn

Point của việc xây dựng thói quen này là, sẽ định kì nhìn lại những thời điểm, những việc mà bản thân đã gặp khó khăn, đưa ra các câu hỏi "Tại sao mình lại rơi vào khó khăn đó, và mình đã vượt qua như thế nào ?". Cần nhấn mạnh vào suy nghĩ "Ta đã vượt qua khó khăn đó như thế nào ?", bởi nó sẽ giúp bản thân thấy được điểm mạnh của mình là gì, và giúp ta càng tự tin vào bản thân mình. Để sắp xếp suy nghĩ một cách đơn giản, ta cũng có thể viết ra giấy bằng cách trả lời các câu hỏi 5W1H (Khi nào, Ở đâu, Với ai, Việc đã làm được là gì, Tại sao lại khó khăn). Và bằng cách chiêm nghiệm ý nghĩa của những kinh nghiệm đó, thì bản thân sẽ thấy được là mình nên rèn luyện như thế nào, phát triển kĩ năng gì.

Bằng cách ý thức những thói quen trên mỗi ngày, thì dần dần chúng ta sẽ có được năng lực resilience, sẽ có một trái tim mạnh mẽ không dễ gì bị bẻ gãy được.

Làm gì khi bị xuống tinh thần ?

Dù làm thế nào đi nữa, chắc chắn chúng ta sẽ có những thời điểm bị down motivate. Những lúc như vậy thì có thể áp dụng 3 phương pháp dưới đây :

  1. Nói chuyện với người khác. Khi mà cảm thấy mình không thể chịu được stress hoặc trăn trở không có hướng giải quyết, hãy thử nói chuyện với một người thân hoặc một người mà bạn có thể tin tưởng được. Khi mà ta nói được ra bằng miệng, thì đầu óc và suy nghĩ của bản thân cũng sẽ trở nên rõ ràng hơn, và cũng có thể nhận được lời khuyên từ người đó.
  2. Hãy vận động. Vận động thể thao một cách thích hợp sẽ giải tỏa được stress. Hoặc có thể thực hiện "Interval training" như sau : Dùng hết sức lực để chạy trong một khoảng thời gian, dừng lại một chút để nghỉ ngơi, rồi lại chạy hết sức lực. Cách này cũng giúp nâng cao ý thức về năng lực của bản thân.
  3. Thay đổi cách ăn uống. Nếu khoảng cách giữa các bữa ăn của bạn quá cách xa nhau, lượng glucose trong máu sẽ bị giảm, làm cho dễ bị xúc động, khó tập trung hơn. Do đó, bằng cách tăng số lần ăn (các món ăn nhẹ, bánh kẹo) , sẽ giữ được độ ổn định của lượng glucose và giúp tăng cao khả năng điều khiển cảm xúc được.


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí