Những cá nhân ưu tú thì có một trái tim mạnh mẽ. Cách để có năng lực resilience (tinh thần thép) (Part 1)
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 5 năm
Khi bạn ra ngoài xã hội làm việc, thì đôi lúc mọi việc không diễn ra như cách mà bản thân mong muốn. Bạn phạm sai lầm và bị cấp trên mắng, hoặc bạn không thể đạt được kết quả tốt trong các cuộc đàm phán kinh doanh, việc kinh doanh ... Nếu những sự việc ấy cứ lặp đi lặp lại liên tục, dần dần bạn sẽ đánh mất sự tự tin đối với công việc.
Khi bạn đánh mất sự tự tin, "tinh thần bị bẻ gãy" thì dần dần sẽ không có động lực để làm bất cứ việc gì cả. Để tránh rơi vào tình trạng đó, yếu tố quan trọng nhất là phải tạo cho mình một "tinh thần không thể bị bẻ gãy". Ở bài viết này, tôi xin chia sẻ một số phương pháp để chúng ta có thể có được tinh thần thép, không bị rơi vào trạng thái mất tự tin.
Như thế nào là "tinh thần bị bẻ gãy"
Trước tiên, ta hãy tìm hiểu xem thế nào là "tinh thần bị bẻ gãy". Ngẫm nghĩ lại một chút, bạn hãy thử nghĩ lại về những lúc mà bản thân cảm thấy "Đuối quá, cực quá". Nói về trạng thái "tinh thần bị bẻ gãy" thì có rất nhiều dấu hiệu để nhận ra được. Là khi bản thân cảm thấy đã quá sức, chấp nhận bỏ cuộc, là khi ta cảm thấy không có gì hỗ trợ cho mình, là khi bản thân mất đi động lực không thể suy nghĩ tích cực, hay là khi đầu óc không thể suy nghĩ được gì cả. Khi bạn rơi vào trạng thái như vậy, thì bản thân sẽ có xu hướng rút lui lại phía sau, trốn chạy đối với mọi việc.
Ngoài ra, ngay cả khi chưa rơi vào trạng thái "tinh thần bị bẻ gãy" đi nữa, nhưng cứ liên tục bị căng thẳng, thì dần dần tinh thần của chúng ta cũng sẽ dễ bị rơi vào trạng thái đó. Ở trạng thái đó, hệ dây thần kinh tự trị bị xáo trộn dẫn đến sức khỏe cũng bị yếu đi. Ngoài ra, do bộ não con người có xu hướng lưu giữ thông tin tiêu cực, nên dần dần sẽ sinh ra các suy nghĩ có xu hướng tiêu cực nhiều hơn.
Do đó, để có thể tạo được cho bản thân một "tinh thần không thể bẻ gãy" để có thể bỏ qua các thông tin tiêu cực, thì cần phải trang bị cho bản thân "khả năng tự chữa lành" (resilience). Theo Mr Koji Kuse, đại diện cho Trường Tâm lý Tích cực làm việc về giáo dục tâm lý tích cực, mô tả khả năng tự chữa lành như sau: Khả năng tự chữa lành, hay còn được gọi là "năng lực nghịch cảnh" là một loại sức mạnh tinh thần, một quá trình tâm lý thích nghi khi đối mặt với nghịch cảnh, khó khăn, căng thẳng.
Mục đích của việc có được khả năng tự chữa lành không phải là để tạo ra một tinh thần cứng nhắc kiểu như "Tôi sẽ không bao giờ thua cuộc". Mục đích ở đây là để tạo ra một tâm trí mềm mại và không thể phá vỡ, có thể phản ứng linh hoạt và "thích nghi" được trong tình huống khó khăn.
Sự khác biệt giữa "người có tinh thần bị bẻ gãy" và "người có tinh thần không thể bị bẻ gãy"
Trước khi suy nghĩ về phương pháp đạt được "khả năng tự chữa lành", trước tiên hãy cùng suy nghĩ sự khác nhau giữa "người có tinh thần bị bẻ gãy" và "người có tinh thần không thể bị bẻ gãy". Trong thí nghiệm của Giáo sư Masahiro Kodama của Đại học Saitama Gakuen, là giao cho một nhiệm vụ cực kỳ khó đối với người mới tập chơi Kendama, và quan sát điểm chung của những người bỏ cuộc ngay lập tức (thuộc nhóm "người có tinh thần dễ bị bẻ gãy" ), thì rút ra 2 điểm chung sau:
Nhóm người có cảm xúc mạnh mẽ, ngay từ đầu đã quyết định là nhiệm vụ bất khả thi, đánh giá thấp sức mạnh của chính mình
Những người có cảm xúc mạnh mẽ phản ứng trạng thái cảm xúc vui buồn với từng kết quả một, vì vậy họ tiêu thụ nhiều năng lượng hơn những người có cảm xúc không mạnh mẽ. Ngoài ra, nếu bạn đánh giá thấp sức mạnh của mình, bạn sẽ không cảm thấy tự tin ngay cả khi bạn đã từng thành công trước đó. Từ kết quả này, rõ ràng ta có thể thấy rằng điều quan trọng là phải kiểm soát cảm xúc của mình, không đánh giá quá thấp bản thân, cần có lòng tự trọng nhất định đối với bản thân mình.
Vậy trái ngược lại với nhóm người có tinh thần dễ bị bẻ gãy, những người không bỏ cuộc thì có những đặc điểm nào ?
Nhóm người cảm thấy phát triển từng chút một trong khi lặp lại thất bại liên tiếp, lạc quan rằng một lúc nào đó sẽ có thể làm được điều đó.
Nói cách khác, những người tự tin có thể hoàn thành được, có ý thức về năng lực bản thân, chịu đựng được sự căng thẳng trong quá trình, và suy nghĩ lạc quan không sợ thất bại thì thường có tinh thần rất khó bị bẻ gãy. Ngoài ra, những người nhóm này có thể ngay lập tức thay đổi tâm trạng, suy nghĩ khi gặp khó khăn trong công việc, vì vậy họ có thể đảm nhận các nhiệm vụ tìm đường, tiên phong trong các công việc. Nếu ở gần những người như vậy, bạn có thể cảm thấy an toàn. Những người có tinh thần khó bị bẻ gãy không chỉ hạn chế sai sót trong công việc, sống vui vẻ, mà còn được những người xung quanh tin tưởng.
(to be continued)
All rights reserved